ALAN B.MORISON, “Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ”, NXB Chính trị quốc gia, trang 530.

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 pdf (Trang 25 - 27)

bật như: phương thức bầu dồn phiếu, tỷ lệ biểu quyết - tỷ lệ mà cổ đông có thể thực hiện quyền của mình, cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình như thế nào trên thực tế…

Bầu dồn phiếu.

Quyền biểu quyết bầu chọn thành viên HĐQT là một trong những quyền quan trọng của cổ đông. Thành viên HĐQT là những người thay mặt cho cổ đông đưa ra phần lớn các quyết định quan trọng của công ty. Vì vậy, điểm c khoản 3 Điều 104 LDN quy định việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc BKS và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. So với LDN năm 1999 phương thức bầu dồn phiếu thể hiện bước tiến bộ rõ rệt trong việc bảo vệ cổ đông nhỏ vì các cổ đông lớn luôn luôn muốn có nhiều đại diện trong HĐQT, họ thường chia phiếu cho nhiều người để có nhiều đại diện nhưng phương thức bầu dồn phiếu giúp các cổ đông nhỏ dồn phiếu lại với nhau, nâng cao vị thế của mình lên bằng cách chỉ dồn cho một đại diện. Quy định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo cho cổ đông thiểu số có tiếng nói hiệu quả hơn, hơn thế nữa nó có ý nghĩa trong việc điều chỉnh quyền sử dụng đồng vốn và quyền kiểm soát công ty của các cổ đông chi phối, từ đó dẫn đến cải thiện hoạt động quản trị công ty. Đối với CTCP , giờ đây lá phiếu của nhiều cổ đông nhỏ lẻ sẽ trở nên có giá trị hơn trước rất nhiều. Những cổ đông nắm giữ trên 10% vốn điều lệ cũng dễ dàng vào HĐQT mà không cần hợp tác với các chức danh quản lý trong HĐQT, cổ đông nhà nước hay những cổ đông lớn khác. Với cơ chế này thì các NĐT bên ngoài sẽ có vai trò tích cực chủ động trong việc tham gia HĐQT, BKS mà không còn phụ thuộc như trước nữa. LDN qui định việc bầu các thành viên HĐQT và BKS phải theo phương thức bầu dồn phiếu nhưng chưa hướng dẫn chi tiết nên trong thực tiễn áp dụng còn lúng túng, dẫn đến tranh chấp quyền lực tại khá nhiều CTCP. Những khó khăn, vướng mắc này đã được tháo gỡ tại Điều 17 NĐ 139. Theo quy định tại điều này, phương thức bầu dồn phiếu được áp dụng “đối với tất cả các CTCP , gồm cả các công ty niêm yết, trừ trường hợp LCK có quy định khác. Trước và trong cuộc họp ĐHĐCĐ, các cổ đông có quyền lập nhóm để đề cử và dồn phiếu bầu cho người họ đề cử. Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do đại hội quyết định và theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu điều lệ không quy định khác hoặc ĐHĐCĐ không quyết định khác thì số lượng mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được quyền đề cử ba ứng cử viên; cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được quyền đề cử tối đa bốn ứng cử viên...

Thế nhưng, còn tồn tại một vướng mắc về điều kiện trúng cử của thành viên HĐQT và BKS giữa quy định của LDN và NĐ139. Theo Nghị định “Người trúng cử thành viên HĐQT hoặc thành viên BKS được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty”. Theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 104 LDN “Quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện:

Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận, việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu”. Như vậy, xuất phát từ những quy định này, điều kiện trúng cử của thành viên HĐQT và BKS có thể được hiểu theo hai cách sau: Thứ nhất, người trúng cử thành viên HĐQT hoặc thành viên ban kiểm soát phải có số cổ phiếu bầu cao tương ứng, nhưng ít nhất phải bằng 65% tổng số cổ phần của cổ đông tham dự họp.

Thứ hai, người trúng cử vào HĐQT và BKS được xác định theo số phiếu bầu từ cao xuống thấp mà không theo tỷ lệ khống chế là phải đạt được số phiếu bầu trên 51% hay 65% tổng số cổ phần của cổ đông tham dự họp.

Tham khảo tập tục bầu dồn phiếu ở một số quốc gia trên thế giới như: Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia mặc dù có quy định về phương thức bầu dồn phiếu nhưng rất ít các công ty áp dụng hình thức này. Tại các nước này, thành viên HĐQT thường được bầu theo hình thức biểu quyết đa số cổ đông có mặt tại Đại hội đồng cổ đông. Riêng Hàn Quốc có đưa ra một quy định về ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT là phải nhận được ít nhất 25% tổng số phiếu bầu của toàn bộ các cổ đông34. So với Việt Nam, con số tương tự này phải là 65% nếu như hiểu theo cách thứ nhất. Ở Mỹ thì phương thức bầu dồn phiếu chỉ được áp dụng dễ dàng trong các công ty không phát hành chứng khoán, còn ở các công ty phát hành chứng khoán thì không khả thi vì số cổ đông quá lớn. Trong việc bầu chọn ban giám đốc “trừ khi có những quy định khác trong điều khoản thành lập công ty, còn thì các giám đốc được bầu bằng đa số phiếu, có nghĩa là các ứng cử viên có số phiếu bầu lớn nhất sẽ được chọn, cho dù họ có đạt được sự tán đồng từ đa số cổ phiếu có quyền tham gia bỏ phiếu hay không”35, quy định này tương tự với quy trình bầu chọn thành viên HĐQT tại Việt Nam nếu hiểu theo cách thứ hai.

Trên thực tế, tại Việt Nam, các cơ quan Nhà nước đã giải thích theo cách thứ nhất. Chẳng hạn theo thành viên của tổ công tác thi hành LDN, ông Nguyễn Đình Cung - Trưởng ban nghiên cứ Kinh tế vĩ mô - CIEM thì “tỷ lệ 65% vẫn áp dụng cho bầu dồn phiếu”, quy định này đã không bảo vệ được cổ đông thiểu số theo thông lệ quốc tế36. Tỷ lệ biểu quyết:

CTCP với con số cổ đông có khi lên đến hàng ngàn người, bất cứ cổ đông nào dù sở hữu số cổ phần nhiều hay ít đều là chủ công ty, quy định quyền biểu quyết của cổ đông nhằm mục đích để cổ đông thực hiện vai trò làm chủ của mình, thế nhưng nếu ai cũng biểu quyết và mỗi cổ đông đưa ra một ý kiến khác nhau thì không biết đến bao giờ một quyết định mới được thông qua. Do vậy, trao cho cổ đông quyền biểu quyết, LDN đồng thời cũng đưa ra một tỷ lệ nhất định để thông qua một quyết định của công ty, tỷ lệ này thể hiện sự đồng lòng nhất trí của đại đa số cổ đông, đúng thì họ đều được hưởng lợi, sai thì họ phải chia nhau san sẻ trách nhiệm. Những quyết định không quan trọng của doanh nghiệp thì phải đạt ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Đối với những vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp, thì cần tỷ lệ biểu quyết là 75%. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua

34 TS. Trương Thị Nam Thắng, “Một số điều chỉnh khuôn khổ thể chế về quản trị công ty tại bốn nước Đông Nam Á sau khủng hoảng”, tạp chí “Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới”, sô 01 năm 2008.

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 pdf (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w