PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CÁC DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội (Trang 50 - 95)

Ở HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI

2.1. Những định hướng và quan điểm cơ bản phát huy vai trò các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội thời gian tới

2.1.1. Những định hướng phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội thời gian tới

Tiếp sau Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 7/12/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1231/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” [48, tr.1].

Nội dung và mục tiêu CNH, HĐH Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các quyết định của Chính phủ, trong Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV và các Nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND Thành phố giai đoạn 2012 năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây chính là những định hướng phát triển các ngành, nghề mà các DNNVV Hà Nội hướng tới để phát huy vai trò trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới.

Nghị quyết kỳ họp thứ 4 ngày 05/4/2012, HĐND Thành phố khóa XIV đã xác định phương hướng phát triển hai ngành công nghiệp và nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó với ngành công nghiệp là: "Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của cả nước; phát triển công nghiệp gắn với phát triển khoa học công nghệ, gắn với phát triển các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn; tạo nên các sản phẩm chất lượng và giá trị cao có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước"[28, tr.1].

Cụ thể định hướng phát triển một số ngành, nghề và lĩnh vực:

+ Đối với phát triển công nghiệp nói chung, Hà Nội sẽ tập trung phát triển nhanh một số ngành công nghiệp có công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm) [30, tr.2].

Thành phố khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực (cơ khí, điện tử…) tạo thành mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

+ Về phát triển nghề và làng nghề, phát triển các nghề và làng nghề xuất phát từ tiềm năng và nhu cầu của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật và tính thương mại cao nhưng vẫn mang các giá trị truyền thống đặc trưng của các làng nghề. Chú trọng kết hợp truyền thống với việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào các công đoạn sản xuất, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề.

+ Về phát triển không gian công nghiệp, phát triển công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm, các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp tập trung (tổng diện tích khoảng 8.000 ha); di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

+ Đối với phát triển nông nghiệp (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản), Nghị quyết Số: 03/2012/NQ-HĐND, ngày 05 tháng 04 năm 2012 của UBND Thành phố hà Nội đã xác định: "Trên cơ sở ổn định vùng sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu" [31, tr.1].

Theo tinh thần đó, nông nghiệp Hà Nội sẽ phát triển theo hướng hình thành một nền nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn có năng

suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường tập trung phục vụ thị trường Thủ đô, trong nước và xuất khẩu.

Ngoài tập trung nguồn lực, nhất là vốn, là một số chính sách hỗ trợ trước mắt nhằm khuyến khích từng bước hình thành và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa [31, tr.2].

Nội dung, mục tiêu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô Hà Nội giai đoạn từ 2012 đến năm 2020 và những năm tiếp theo là định hướng cho phát huy vai trò của các DNNVV của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Trên cơ sở Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 7/12/2012 về "Phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN giai đoạn 2011- 2015” của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 6023/QĐ- UBND, phê duyệt kế hoạch phát triển DNVVN của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch mà Hà Nội hướng tới đối với các DNVVN trong giai đoạn 2011- 2015 là đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào công cuộc phát triển kinh tế Thủ đô.

Một số chỉ tiêu cụ thể được xác định là: 1/. Thành lập mới tăng 7%/năm; 2/. Tỷ lệ DNVVN tham gia xuất khẩu đạt 8-10%; 3/. Các DNVVN đóng góp trên 30%

vào tổng thu ngân sách trên địa bàn; 4/. Cố gắng hình thành khoảng 300 DNVVN thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (cuối năm 2015) [44, tr.2].

Nhằm đạt được mục tiêu đã nêu trong kế hoạch 6023/QĐ-UBND, Thành phố sẽ áp dụng một số nhóm giải pháp. Theo đó sẽ bao gồm: (1) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (2) Hỗ trợ DN tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng và mặt bằng sản xuất và hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ mới; (3) Phát triển nguồn nhân lực, năng cao năng lực quản trị; hình thành các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN; (4) Cung cấp thông tin, kết hợp hỗ trợ DN xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống trợ giúp phát triển DNVVN; (5) Quản lý kế hoạch phát triển DNVVN.

Để giúp các DNVVN của Hà Nô ̣i phát triển theo tinh thần của Quyết định số 6023/QĐ-UBND, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi mới để các DNNVV tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tích cực trong CNH, HĐH ở Hà Nội trong thời gian tới, phải tìm ra được các giải pháp mang tính đột phá để giải quyết vấn đề đặt ra nói trên một cách căn cơ. Song để tìm ra và xác định được những giải pháp đó, trước hết cần cần nắm vững những quan điểm cơ bản dưới đây:

2.1.2. Những quan điểm cơ bản phát huy vai trò các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Nội thời gian tới

2.1.2.1. Phát huy vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới phải quán triệt tinh thần các nghị quyết, quyết định của Trung ương, các cấp các ngành của thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội thủ đô thời gian tới.

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bô ̣ Chính trị, Nghị quyết Đại hô ̣i đại biểu Đảng bô ̣ Thành phố lần thứ XV, các Nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND Thành phố là định hướng chính trị, mục tiêu phát triển của Thủ đô Hà Nô ̣i phải được quán triệt và là cơ sở cho việc xác định các giải pháp về phát huy vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội. Xa rời tinh thần của các nghị quyết, quyết định đó, việc phát huy vai trò của các DNNVV ở Hà Nội thời gian tới sẽ không được đặt trên các định hướng chính trị và kinh tế đúng đắn.

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bô ̣ Chính trị đã xác định: "Trong 10 năm tới, trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất và tinh thần của Thủ đô và cả nước xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh

tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của Vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước" [10].

Trong phương hướng cơ bản nêu trên, "tập trung phát triển mạnh các loại hình DN" là mô ̣t trong những định hướng, đồng thời cũng là một biê ̣n pháp được Nghị quyết xác định cần đẩy mạnh thực hiê ̣n.

Về phía Thành phố Hà Nội, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV (từ ngày 25/10/2010 đến 28/10/2010) đã xác định phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2015 là: "...Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững..., làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.

Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về CNH, HĐH Thủ đô" [26, tr.1]. Sự phát triển của các DNVVN từ nay đến 2015, sự khẳng định vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà nội thời gian tới phụ thuô ̣c vào phương hướng phát triển này

Nội dung chủ yếu của quan điểm thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây:

- Việc phát huy vai trò của các DNNVV trong CNH, HĐH Thủ đô cũng như sự phát triển của các DNNVV trong dài hạn của các DN đó nói riêng phụ thuô ̣c có tính chất quyết định vào Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ Thành phố và các Nghị quyết của HĐND, các chương trình kế hoạch phát triển các ngành (công nghiê ̣p, nông nghiê ̣p, xây dựng cơ bản, giao thông vâ ̣n tải...), các lĩnh vực (kinh tế, khoa học công nghê ̣, văn hóa - xã hô ̣i, quốc phòng, an ninh) của UBND Thành phố. Trong đó các Nghị quyết của HĐND, các Quyết định của UBND Thành phố có vị trí quan trọng đă ̣c biê ̣t vì nô ̣i dung trong các nghị quyết, quyết định đó được xác định cho mô ̣t thời gian khá dài (đến 2020, và định hướng, hoă ̣c tầm nhìn 2030).

- Sự phát triển của các DNNVV, sự khẳng định vai trò của các DNNVV trong quá trình thực hiện mục tiêu CNH, HĐH thể hiện trong các chương trình, kế hoạch phát triển của Hà Nô ̣i không thể theo hướng tự phát,

hay ý muốn chủ quan của các chủ DN. Sự phát triển đó phải được đă ̣t trong những nô ̣i dung định hướng đã xác định trong các văn bản Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Thành phố. Nếu để các DN phát triển tự phát hoặc các DNNVV khẳng định vai trò của mình theo ý muốn chủ quan của các chủ DN, sớm muô ̣n các DN đó cũng sẽ bị đào thải khỏi đời sống kinh tế Thủ đô. Thâ ̣m chí còn trở thành gánh nă ̣ng cho nền kinh tế của Thành phố Hà Nội.

Để phát huy vai trò các DNNVV trong CNH, HĐH ở Hà Nội thời gian tới theo phương hướng đã nêu trên, cần nắm vững những yêu cầu sau:

- Phải nắm vững định hướng chung về phát triển Thủ đô thể hiê ̣n trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bô ̣ Chính trị, trong đó có mục tiêu định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030, có mục tiêu cụ thể trước mắt: xây dựng Thủ đô Hà Nội xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế... Phấn đấu để Hà Nội thực sự là địa phương đi đầu, về đích sớm 1-2 năm sự nghiệp CNH, HĐH, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Phải nắm vững định hướng chung về phát triển Thủ đô thể hiê ̣n trong Nghị quyết Đại hô ̣i đại biểu Đảng bô ̣ Thành phố lần thứ XV, với phương hướng phát triển Thủ đô 2011- 2015. Theo đó gồm các nội dung chủ yếu như:

phát huy tốt vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững..., làm động lực thúc đẩy phát triển Vùng Thủ đô, Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước từ 1-2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung cơ bản về CNH, HĐH Thủ đô, góp phần cùng cả nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Phải nắm vững định hướng trong các Quyết định của UBND Thành phố đối với các ngành và các lĩnh vực: Quyết định số 16/QĐ-UBND, ngày 06 tháng 7 năm 2012 "Về viê ̣c ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015"; Quyết định số: 17/2012/QĐ-UBND

"Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030".

Các DNNVV, với vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nô ̣i như đã xác định, trong quá trình phát triển nhất định không được chê ̣ch khỏi các vấn đề có tính hướng đích nói trên.

2.1.2.2. Phát huy vai trò các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Hà Nội thời gian tới phải hướng vào sự gia tăng số, chất lượng doanh nghiệp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tính hiê ̣u quả trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của các doanh nghiệp

Chính vai trò của các DNNVV đối với quá trình CNH, HĐH Thủ đô và đối với sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới, đã khách quan đòi hỏi phải đặt việc xác định các giải pháp phát huy vai trò của các DNNVV ở Hà Nội trong CNH, HĐH Thủ đô thời gian tới trên nền tảng tư tưởng của quan điểm này. Ở góc đô ̣ thực tiễn cũng cho thấy các DN này có khẳng định được vai trò của mình hay không phụ thuộc vào số lượng DN, chất lượng mỗi DN và quan trọng hơn nữa là ở tính hiệu quả trong SX, KD, trong sự đi tiên phong, đột phá vào những vấn đề thực tiễn Hà Nội đòi hỏi và giải quyết thành công.

Những số liê ̣u của Hiệp hội Doanh nghiệp DNNVV Việt Nam (VINASME) đã công bố, theo đó nói rằng 96% DN đăng ký ở Việt Nam là DNNVV và các DN này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chưa qua đào tạo đã nói lên rằng trong nhiều năm tới, khối DNNVV vẫn là động cơ

chạy chính cho nền kinh tế Việt Nam. Hà Nội không là một ngoại lệ. Rõ ràng cần tiếp tục gia tăng số lượng, chất lượng các DNVVN của Hà Nội; mặt khác phải bằng các con đường biện pháp tích cực nhất vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi các DNNVV phải nâng cao tính hiê ̣u quả trong SX, KD, sức cạnh tranh của DN, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững của chính hê ̣ thống các DN này.

Cũng theo Hiệp hội DNVVN Việt Nam (VINASME), khối này mới phát triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…). Tình hình đó cho thấy cần tiếp tục gia tăng số lượng và chất lượng, khẳng định tính hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh đối với các DNNVV ở Hà Nội, tạo sự phát triển nhanh và mang tính bền vững là một nhu cầu khách quan.

Sự phát triển các DNNVV của Hà nội, sự khẳng định vai trò của các DNNVV ở Hà Nội trong thời gian tới phải là sự đồng hành giữa hai mă ̣t số lượng, chất lượng và là sự tích hợp giữa số lượng, chất lượng các DN với tính hiệu quả và tính đột phá trong giải quyết các nhu cầu về sản xuất và đời sống ở Hà Nội. Theo đó, các vấn đề cần nắm vững và vận dụng tốt những nội dung chính trong chỉ đạo tổ chức thực hiện quan điểm này là:

- Phải coi trọng cả số lượng, chất lượng và cơ cấu; coi trọng nâng cao tính hiê ̣u quả trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiê ̣p.

- Sự phát huy vai trò cũng như sự phát triển của các DNNVV ở Hà Nội trong thời gian tới phải hướng vào các lĩnh vực Hà Nội có nhu cầu phát triển đáp ứng quốc kế dân sinh dù rằng đó là những lĩnh vực mới mẻ và khó khăn.

- Sự phát huy vai trò cũng như sự phát triển của các DNNVV ở Hà Nội phải hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững của chính hê ̣ thống các DNNVV của Hà Nội.

Thực hiện quan điểm này, trong thời gian tới cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:

- Mọi sự điều chỉnh, đổi mới, sắp xếp hay cơ cấu lại hệ thống các DNNVV

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội (Trang 50 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)