Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm
1 (2,0 đ)
- Nhan đề tác phẩm được gợi lên từ một hình ảnh xuất hiện thoáng qua trong kí ức của Phương Định trong lần bất chợt gặp cơn mưa đá, gợi nhớ đến vẻ
đẹp thơ mộng, êm đềm của kí ức tuổi thơ, về thành phố thân yêu.
- Là hình ảnh đầy chất thơ gợi lên vẻ đẹp tâm hồn trẻ trung, mơ mộng, nhạy cảm của Phương Định.
- Gợi sức liên tưởng cho người đọc về vẻ đẹp của những cô gái trong truyện, họ đẹp như những ngôi sao xa xôi, ẩn hiện, vượt thoát lên những khói lửa đạn bom để mãi lung linh trên bầu trời…
0,5 0,5
1,0 2
(3,0 đ)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội ngắn; bố
cục hợp lý; lập luận, chứng minh thuyết phục; đảm bảo độ dài theo yêu cầu.
b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Rút ra được lời nhắn nhủ của người mẹ đối với con: hãy suốt đời biết ơn ngôi trường của mình.
- Trình bày những cảm nhận của mình về lời nhắn nhủ của người mẹ:
+ là lời khẳng định đúng đắn về vai trò của nhà trường.
[Mái trường là nơi dưỡng dục con thành người khỏe mạnh, tử tế và siêng năng; là nơi bông hoa trí tuệ đầu tiên của con đã nảy nở...]
+ là lời dạy con tinh tế, sâu sắc.
[Diễn đạt ý bằng những hình ảnh so sánh gần gũi (mái trường được ví như
0,5
0,75
người mẹ…); không áp đặt mà bày tỏ sự tin tưởng vào con, khuyến khích động viên con (mẹ tin rằng…); …]
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
[Tri ân thầy cô giáo, không quên trường cũ, không quên công lao của những người nuôi nấng dạy dỗ mình, không quên nguồn cội…]
- Mở rộng, liên hệ thực tiễn:
[Lời nhắn nhủ của người mẹ gợi nhắc ta nhớ tới đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam…]
Lưu ý: Phần trong […] chỉ mang tính gợi ý, không bắt buộc học sinh diễn đạt tương tự…
0,75
0,5
0,5
3 (5,0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Bố cục, kết cấu rõ ràng, hợp lý; hình thành và khai triển ý tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ, mắc ít lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt, trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận.
b. Triển khai các luận điểm cụ thể:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên vừa bao la, bát ngát, hùng vĩ, vừa huyền ảo thơ mộng; thiên nhiên giàu có, hào phóng; thiên nhiên tràn đầy sức sống, ấm áp, gần gũi;…
[Tập trung phân tích: cảnh biển vào đêm, lúc bình minh, những hình ảnh đẹp lộng lẫy và rực rỡ của các loài cá …]
- Vẻ đẹp của con người: Con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương, miệt mài, hăng say, hào hứng và chan chứa niềm tin tưởng lạc quan trong lao động.
[Tập trung phân tích: cảnh ra khơi, cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển, …]
- Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Thiên nhiên làm nền cho con người hiện lên khỏe khoắn, hùng tráng, mang tầm vóc vũ trụ…; con người coi thiên nhiên như người mẹ vĩ đại nuôi dưỡng mình; con người hòa nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
- Vẻ đẹp thiên nhiên và người lao động trong bài thơ được tác giả vẽ nên bằng bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ tráng lệ, giọng điệu thơ sôi nổi, khỏe khoắn, cách gieo vần linh hoạt…
c. Đánh giá ý nghĩa của vấn đề, liên hệ mở rộng.
0,5
1,0
1,0
1,0
[Qua đó, ta thấy được tình yêu, sự hòa nhập của tác giả đối với thiên nhiên, đất nước. Bài thơ củng cố trong lòng các thế hệ bạn đọc niềm tự hào, trân trọng về sự giàu có của thiên nhiên và vẻ đẹp của người lao động Việt Nam…]
Lưu ý:
- Phần trong […] chỉ mang tính gợi ý, không bắt buộc học sinh diễn đạt tương tự.
- Đối với những bài nghiêng về phân tích, cảm nhận bài thơ, toàn câu không cho quá 2,5 điểm.
- Đối với những bài có liên hệ mở rộng đến thực tiễn về biển Việt Nam với suy nghĩ đúng đắn, giám khảo có thể cho điểm khuyến khích nhưng không quá 0,5 điểm.
1,0 0,5
……….……..Hết………..
SỞ GD & ĐT BÌNH THUẬN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN HƯNG ĐẠO
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
1. Lời nhận định trên là của ai? Trích trong tác phẩm nào? Tác giả? (0,75 điểm)
2. Từ nào mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”? (0,25 điểm)
3. Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu ấy? (1,0 điểm)
II. Làm văn: (8,0 điểm) Bình Thuận chuyên – 2015.2016 Câu 1: (3,0 điểm)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một hế giới kì diệu sẽ mở ra”
(Trích Cổng trường mở ra – Lý Lan, theo Ngữ văn 7, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
(Bài làm không quá 01 trang giấy thi) Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
[…]
Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam - 2014) ---Hết---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu Ý Nội dung
I Đọc hiểu văn bản:
1 - Đây là lời nhận định của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ - Trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái (Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì)
2 Từ mang yếu tố tình thái trong câu: “Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác” là từ: “ắt”
3 Câu in nghiêng trong đoạn trích là câu ghép.
- Cụm chủ - vị thứ nhất: "chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
+ Chủ ngữ: "chúng"
+ Vị ngữ: "đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải"
- Cụm chủ - vị thứ hai: "người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
+ Chủ ngữ: "người mình"
+ Vị ngữ: "không thể chịu nổi"
("ai cũng muốn đuổi chúng đi” là phần phụ chú)
II Làm văn
1
Từ nội dung đoạn trích, hãy nêu ý kiến: Em cảm nhận được những gì về thế giới kì diệu đó? Từ khi mẹ buông tay và khích lệ, bản thân em đã thể hiện tính tự lập như thế nào qua những năm đi học?
1 Cảm nhận về “thế giới kì diệu”:
- "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường và việc học trong cuộc đời mỗi con người.
- Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống.
- Thế giới kì diệu đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
- Đó là nơi chúng ta được trang bị những kĩ năng, những bài học làm người quý báu để vươn tới thành công.
→ Chỉ trường học mới mở ra cho chúng ta một thế giới diệu kì đến vậy!
2 Tính tự lập của bản thân:
- Trong những năm đi học, em đã thể hiện tính tự lập của bản thân bằng cách:
+ Chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhà trường, từ cuộc sống; có ý thức rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân.
+ Chủ đông sắp xếp thời gian học tập, vui chơi một cách hợp lí.
+ Tự lo cho bản thân những việc có thể làm được như: giặt quần áo, sắp xếp đồ dùng học tập…
+ Thời gian rảnh giúp đỡ bố mẹ làm công việc nhà: trông em, nấu cơm…
2 Cảm nhận về hai khổ thơ trích “Sang thu”- Hữu Thỉnh.
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.
- “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừa bước từ chiến tranh sang hòa bình.
II Phân tích: