• NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH:
1) Thay nhớt máy : theo đúng lịch bảo dưỡng hoặc quan sát màu sắc và mùi của nhớt đang sử dụng
• Đưa xe vào cầu nâng ( sử dụng cầu nâng theo hướng dẫn của người phụ trách).
• Lấy khay đựng nhớt.
• Tháo lọc nhớt : dùng cảo chuyên dụng để tháo lọc nhớt, ngoài ra để tiện việc, đơn giản và nhanh chóng, ở xưởng sử dụng giấy nhám để nới lọc nhớt ra. Nếu lọc nhớt khó nới ra và nóng thì nên sử dụng cảo chuyên dụng.
• Khi nới lỏng lọc nhớt thì lấy khay để hứng nhớt chảy ra.
• Lấy vỏ hộp giấy đựng lọc nhớt mới để chụp lấy lọc nhớt cũ và tháo lọc nhớt ra để khỏi bẩn tay.
• dùng lọc nhớt mới và giấy nhám xiết lọc nhớt mới lại .
• dùng cần xiết và nụ 14 để tháo bulong xả nhớt.
• sau khi xả hết nhớt, gắn bulong xả nhớt vào
• tra nhớt cho động cơ (lượng nhớt tra vào máy theo đúng qui định bảo dưỡng của nhà chế tạo).
2) Thay nhớt cầu, nhớt hộp số (theo lịch bảo dưỡng của nhà chế tạo)
• Tháo bulong thong hơi hộp số, cầu (sử dụng nụ 24 và cần xiết).
• Tháo bulong xả nhớt hộp số, cầu (nằm phía dưới bulong thong hơi).
• Sau khi xả nhớt cũ xong gắn bulong xả nhớt hộp số, cầu lại.
• dùng hơi khí nén và bình bơm nhớt hộp số (sử dụng bình bơm theo hướng dẫn người phụ trách), cầu để bơm nhớt vào hộp số, cầu.
• sau đó gắn bulong thong hơi lại như cũ.
3) Thay lọc gió, vệ sinh lọc gió (theo lịch bảo dưỡng của nhà chế tạo)
• Tháo nắp đậy lọc gió (tháo các chốt như hình dưới).
• Dùng khí nén và đầu phun khí nén để thổi bay bụi bẩn trên lọc gió ( trường hợp đến thời gian bảo dưỡng thì thay lọc gió mới).
• Gắn lọc gió vào vị trí cũ, và gắn lắp đậy lại.
4) Thay bugi (khi bugi có vấn đề hoặc theo lịch bảo dưỡng)
• Tháo nắp đậy lọc gió.
• Tháo giắc cảm biến lưu lượng khí nạp.
• Tháo bulong bắt ống khí nạp với nắp máy (sử dụng điếu 10).
• Nới vòng xiết ống khí nạp.
• Tháo các giắc cắm bobbin.
• Dùng điếu 10 tháo các bulong bắt bobbin ra.
• Dùng cần xiết tự động, cần nối và nụ 16 để tháo bugi.
• Dùng đầu bobin để lấy bugi ra (cẩn thận bugi rất nóng khi xe vừa vào xưởng).
• Kiểm tra đầu bugi, khe hở (nếu đã đến thời gian bảo dưỡng thì thay bugi mới).
• Gắn bugi mới vào như cũ (nhớ đưa bugi vào theo hướng dẫn người phụ trách để tránh khụp đầu của bugi).
• Thao tác ngược lại quá trình tháo để hoàn tất.
5) Kiểm tra và thay bố thắng (khi thắng không ăn hoặc thắng phát ra tiếng kêu)
• Đưa xe lên cầu nâng.
• Dùng khí nén, súng hơi và nụ 21 để bắn tắc kê ra (nhớ bắn theo hướng dẫn để tắc kê không bị cháy ren).
• Tháo bánh xe ra.
• Dùng cần xiết, nụ 14 để tháo cụm thắng đĩa ra.
• Tháo bố thắng đĩa và kiểm tra bố thắng (nếu độ dày bố thắng còn ít hơn theo qui định nhà chế tạo thì thay mới).
• Gắn bố thắng vào vị trí ban đầu (nhớ ép piston sát vào sát để gắn cụm phanh dễ hơn).
• Thao tác ngược lại quá trình tháo để hoàn tất.
6) Thay vỏ xe (khi vỏ bị lủng, bị phù, hoặc đã quá thời gian sử dụng)
• Dùng đội để đội xe lên (nhớ đặt đội đúng vị trí để tránh móp sàn xe).
• Tháo bánh xe ra.
• Dùng máy tháo bánh xe chuyên dụng để tháo vỏ xe (sử dụng máy theo hướng dẫn của người phụ trách).
• Gắn vỏ mới vào mâm theo hướng dẫn.
• Bơm hơi cho bánh xe (bơm với áp suất qui định).
• Gắn bánh xe lại và nhả đội (nhớ nhả đội từ từ).
7) Thay gioăng nắp máy (khi quan sát thấy dầu bị xì ở nắp máy)
• Tháo lọc gió.
• Tháo bobin.
• Dùng điếu 10 để tháo bulong bắt nắp máy.
• Lấy nắp máy ra vệ sinh và loại bỏ gioăng cũ.
• Thay gioăng mới vào.
• Lắp nắp máy ngược với quá trình tháo để hoàn tất.
8) Thay phuộc bánh xe (khi quan sát thấy phuộc bị xì dầu)
• Đội xe lên.
• Tháo bánh xe.
• Dùng khóa 12 để tháo ốc bắt đầu phuộc với thân xe.
• Dùng cần xiết, nụ 17, 19 tháo các ốc như hình dưới.
• Dùng khóa 12 để tháo bulong bắt ống dầu phanh với phuộc.
• Sau khi lấy phuộc nhún ra, dùng cảo, sung hơi và một số dụng cụ để tháo phuộc tách khỏi lò xo (vì tháo ra hơi phức tạp và nguy hiểm nên cần tuân thủ theo đúng qui định của người chỉ dẫn).
• Lắp ngược với quá trình tháo để hoàn tất.
9) Rửa xe và vệ sinh nội thất.
Ngoài việc sử dụng xe đúng cách và bảo hành theo đúng lịch bảo dưỡng của nhà chế tạo thì vệ sinh cho xe thường xuyên là một cách quan trọng để kéo dài tuổi thọ và giữ cho xe mới lâu.
• Dùng vòi phun nước áp lực cao để phun ướt và thổi bay bụi bẩn bên ngoài xe.
• Mở nắp cabô để phun các bụi bẩn bám trên máy.
• Phun sạch các lưới tản nhiệt của két nước và giàn ngưng của hệ thống điều hòa.
• Dùng giẻ sạch và xà bông để vệ sinh bên ngoài xe.
• Dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn bên trong nội thất.
10)Vệ sinh xưởng
• Cuối mỗi ngày làm việc, dùng chổi và hốt rác để vệ sinh xưởng hết rác và bụi bẩn.
• NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:
a. Những thuận lợi:
- Công ty có nhiều dụng cụ chuyên dụng nên hạn chế được khả năng làm việc ở tư thế khó khăn.
- Được sử dụng nhều dụng cụ chuyên dùng mà em chưa có điều kiên tiếp xúc.
- Được sự chỉ bảo tận tình của các anh trong công ty.
- Được tham gia thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe cùng các anh em tại xưởng.
b. Những khó khăn:
- Môi trường nhiều khói bụi ảnh hưởng sức khỏe của anh em.
- vệ sinh xưởng vẫn còn hạn chế.
- điều kiện nghỉ ngơi mỗi giữa buổi chưa thật tốt.
- Sự khác biệt giữa tên gọi trong nhà trường và bên ngoài vẫn còn một số vấn đề đòi hỏi cần có sự kinh ngiệm.
- Chưa được tiếp xúc nhiều với các xe hảng khác.
• NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ NGHỊ
- Qua thời gian thực tập tại xưởng, nhờ sự chỉ bảo tận tình và sự giúp dỡ nhiệt tình của các anh nhân viên kỹ thuật Em đã học hỏi được nhiều kinh ngiệm thực tế và hiểu rõ về ngành nghề của mình tại Công Ty.
- Tuy thời gian thực tập tại Công ty ngắn ngủi nhưng đã giúp Em hiểu thêm được rất nhiều. Em mong nhà Trường sẽ tiếp tục cho các bạn sinh viên khóa sau được thực tập tại công ty giống như Em, cũng như tạo nhiều đợt tham quan thực tế cho sinh viên điều này sẽ giúp họ có kiến thức tổng quát hơn về ngành nghề của mình,đồng thời giúp họ củng cố lại những kiến thức ở trường. Bên cạnh đó Em mong nhà trường bổ xung thêm số tiết thực hành để giúp các bạn tiếp cận thực tế hơn.
- Với kiến thức của em còn hạn chế,do đó không tránh được những thiếu sót mong được sự giúp đỡ đóng góp của thầy cô các anh chị trong công ty.