Hệ thống CTTL có tầm chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung, cũng như Thanh Hoá nói riêng. Vấn đề đặt ra cho ngành thủy lợi rất lớn, phục vụ tổng hợp cho nhiều ngành kinh tế khác nhau, với thực trạng công trình hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.
Để CTTL thực sự trở thành một loại kết cấu hạ tầng quan trọng đặc biệt nhất để phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái trong giai đoạn mới của đất nước, trên cơ sở có quy hoạch cần rà soát và quy hoạch lại hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai, phù hợp với thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực trạng công trình hiện nay đa số chưa phát huy hết năng lực thiết kế, một trong những nguyên nhân là do chưa đồng bộ, thời gian khai thác đã lâu chưa được đại tu nâng cấp, từ đó đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp. Để tăng cường công tác quản lý, xác lập mô hình thủy nông hợp lý trước hết hệ thống công trình phải được củng cố nâng cấp hoàn thiện. Khi công trình được hoàn thiện đồng bộ, hệ thống
kênh mương đã được kiên cố hoá, các công trình trên kênh có đầy đủ thiết bị đo đếm, sẽ tạo điều kiện cho việc phân cấp quản lý và xã hội hoá công tác thủy nông. Cũng từ đó có cơ sở để xây dựng chính sách thủy lợi phí hợp lý.
Đồng thời khi công trình củng cố hoàn thiện thì đòi hỏi quản lý phải được nâng lên thích ứng. Vì vậy củng cố nâng cấp hoàn thiện công trình có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới quản lý thủy nông.
Trên địa bàn Thanh Hoá CTTL cần tiếp tục được củng cố và hoàn thiện:
- Về công tác điều tra quy hoạch phải được rà soát lại, hoàn thành bổ sung quy hoạch tưới tiêu vùng Đa Bát-Hà Lĩnh (Hà Trung), vùng tiêu Hà Trung, vùng tiêu Tĩnh Gia, tiến hành điều tra khảo sát tài nguyên nước ở một số vùng trọng điểm của tỉnh.
- Công tác đầu tư xây dựng: Chuẩn bị và tiến hành dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, đập sông Lèn, trạm bơm Cầu Tào. đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các công trình tiêu, xây dựng mới 15 công trình, tưới tiêu úng để mở rộng tiêu chủ động 13.000 ha. Đại tu, nâng cấp, hoàn thiện nhiệm vụ thiết kế 5 hệ thống tiêu sông Lý, sông Hoàng, Quảng Châu, Trường Lệ, Thọ Xuân, đảm bảo tiêu úng ổn định cho diện tích 70.000 ha. Đầu tư cải tạo nâng cấp 10 hệ thống công trình tưới để đảm bảo phát huy hiệu quả theo nhiệm vụ thiết kế và nâng cao chất lượng tưới. Hoàn thiện dự án khôi phục cải tạo nâng cấp hệ thống Bái Thượng và các công trình khác thuộc nguồn vốn vay ngân hàng Châu Á. (ADB).
- Tập trung vốn cho kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2003 Thanh hoá sẽ đạt 100% kênh mương được kiên cố.
Đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào quản lý và vận hành hệ thống, đưa công tác khai thác ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hết năng lực thiết kế công trình, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước thay thế
các loại cửa thép, gỗ bằng các loại cửa Compozite để chống xâm thực của môi trường nhất là nước mặn. Từng bước trang bị các thiết bị quản lý như máy đo chua, đo mặn, đo lưu tốc, đo độ lún... cho các công trình tưới. Điện khí hoá việc đóng mở các cống, âu thuyền, thay thế hẳn lao động thủ công.
Lắp đặt hệ thống máy vi tính trong quản lý điều hành tưới, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suất trong mọi tình huống để bảo đảm phục vụ sản xuất, đời sống trong mùa mưa bão.
3.3.2. Sắp xếp củng cố kiện toàn các doanh nghiệp thủy nông trong tỉnh.
Sắp xếp củng cố kiện toàn các doanh nghiệp nói chung có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu mới ngày càng phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp, với thực trạng tổ chức bộ máy các DNTN trên địa bàn hiện nay cần phải được củng cố, kiện toàn cho phù hợp hơn để giảm được chi phí trực tiếp và gián tiếp, nâng cao chất lượng hiệu quả.
Sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp cần phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hệ thống của CTTL. Do đặc điểm nổi bật của CTTL là mang tính chất hệ thống liên hoàn, không bị chia cắt bởi địa giới hành chính, tổ chức doanh nghiệp phụ thuộc vào địa bàn phục vụ khi CTTL nằm gọn trong địa bàn đó.
- Bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ. CTTL là một hệ thống diễn ra trên một không gian rộng, gắn với nhiều địa phương, nhiều vùng lãnh thổ do đó nguyên tắc này cần phải quán triệt trong sắp xếp tổ chức cũng như trong quản lý, khai thác, bảo vệ công trình, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế.
- Bảo đảm sự tách bạch cần thiết và mối quan hệ qua lại giữa vai trò quản lý Nhà nước và vai trò quản lý sản xuất của các doanh nghiệp.
- Bảo đảm phân công, phân cấp tối đa về quản lý kế hoạch, tài chính, quản lý công trình cho các đơn vị thành viên trong mỗi doanh nghiệp.
- Bộ máy tổ chức phải gọn nhẹ, có hiệu lực, vận hành công trình an toàn để phát huy tối đa năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả về mọi mặt trong quản lý.
Hiện nay toàn tỉnh Thanh hoá có 9 DNTN, trong đó có 3 công ty xí nghiệp thủy nông liên huyện, còn lại là xí nghiệp thủy nông huyện. Thực tế cho thấy tình hình hoạt động ở các doanh nghiệp liên huyện phát triển tốt hơn, từ khâu phục vụ tưới tiêu đến công tác tu sửa công trình, đời sống cán bộ công nhân viên. Các DNTN huyện do có khả năng tài chính thấp, nguốn thu ít không có điều kiện để tu sửa công trình, từ đó phục vụ tưới tiêu còn hạn chế dẫn đến nguồn thu thấp và cứ luẩn quẩn như vậy, hàng năm ngân sách tỉnh phải cấp bù nhiều cho các doanh nghiệp này. Đánh giá chung toàn tỉnh thì hiệu qủa hoạt động còn thấp, nhiều công ty xí nghiệp bị thua lỗ, chi phí gián tiếp còn quá lớn, chưa tạo sức mạnh tổng hợp trong quản lý khai thác, chưa điều hoà được nguồn tài chính giữa các doanh nghiệp. Để tạo một mặt bằng chung, bình đẳng trong các DNTN với nhau, khắc phục các mặt hạn chế tồn tại trên, cần phải được nghiên cứu sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp theo hướng nâng cao và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp nhỏ, bằng cách sát nhập theo ranh giới hành chính phù hợp.
Căn cứ vào thông tư 06/1998/TT-BNN-TCCB về "hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các công ty khai thác CTTL", căn cứ tình hình đặc điểm, phạm vi phục vụ của hệ thống công trình trên địa bàn toàn tỉnh, khả năng cán bộ quản lý hiện nay, Thanh hoá nên thành lập 3 công ty thủy nông liên huyện gồm:
+ Công ty thủy nông Sông Chu quản lý các huyện, thành phố: Ngọc Lạc, Thường Xuân, hữu Thọ Xuân, Triệu Sơn, hữu Thiệu Hoá, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Như Thanh, Tĩnh Gia và Thành phố Thanh hoá.
+ Công ty thủy nông Bắc Sông Mã quản lý các huyện: Hoàng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn, Bỉm Sơn và Thạch Thành.
+ Công ty thủy nông Nam Sông Mã quản lý các huyện: Vĩnh Lộc, Yên Định, tả Thọ Xuân, tả Thiệu Hoá và Cẩm Thủy.
Mỗi công ty được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ máy như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC XÍ NGHIỆP THÀNH VIÊN
Hoạt động kinh tế trong công ty được phân công phân cấp:
* Tại công ty:
+ Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất tài chính. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp thành viên thực hiện kế hoạch sản xuất tài chính.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
GI M Á ĐỐC
C C XN HOÁ ẠT
ĐỘNG CÔNG CHÍ C C PHÒNG Á
NGHIỆP VỤ C C XN HOÁ ẠT ĐỘNG KINH DOANH
GI M Á ĐỐC
C C CÁ ỤM SẢN XUẤT C C TÁ Ổ NGHIỆP VỤ
+ Quản lý sử dụng các nguồn vốn khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và các nguồn đầu tư trợ cấp của Nhà nước hoặc các tổ chức cá nhân khác.
+ Quản lý các quỹ, điều hoà phân phối chênh lệch thu, chi giữa các đơn vị trong công ty.
* Tại các xí nghiệp thành viên:
+ Thực hiện kế hoạch sản xuất tài chính hàng năm được giao đã được phân công, phân cấp.
+ Ký hợp đồng kinh tế: tưới tiêu nước, thu thủy lợi phí và các nguồn thu khác trên địa bàn, thực hiện các hợp đồng kinh tế về sử dụng điện, mua bán vật tư, sửa chữa thường xuyên tài sản trên địa bàn theo kế hoạch.
+ Được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Thực hiện chế độ hạch toán, kế toán phụ thuộc.
Cùng với việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp thì yếu tố nguồn lực trong mỗi doanh nghiệp hết sức quan trọng có tính chất quyết định đến kết quả hoạt động. Trong đó đáng chú ý nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, việc phân công bố trí cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất đạo đức chính trị, trình độ năng lực chuyên môn để đảm nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Bố trí sắp xếp cán bộ phải dựa trên cơ sở đòi hỏi của sản xuất, "từ việc bố trí người, tránh tình trạng từ người bố trí việc".
Trong tổng số 1.461 cán bộ công nhân viện hiện nay có 105 là đại học thủy lợi tập trung ở công ty Thủy nông Sông Chu (60 người), các xí nghiệp còn lại 45 người là quá ít, cần phải được điều chuyển, bổ sung tăng cường cho các doanh nghiệp này thông qua việc sắp xếp lại các doanh nghiệp, kiên quyết tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo xí nghiệp có đủ tiêu chuẩn. Sau khi sắp xếp lại các doanh nghiệp, biên chế phù hợp cần phải tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, tay nghề công nhân bằng các hình thức cử cán bộ đi học các lớp tại chức, mở lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề,
khắc phục tình trạng công nhân trái ngành, trái nghề. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, bồi dưỡng xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân có đủ trình độ năng lực hoạt động trong điều kiện mới.
3.3.3. Đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính 3.3.3.1. Đổi mới chính sách thủy lợi phí:
Chính sách thủy lợi phí (giá nước) là vấn đề khá phức tạp vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như: kinh tế kỹ thuật, chính trị, xã hội, là một chính sách lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DNTN. Hiện nay thu thủy lợi phí ở nước ta đang được thực hiện theo nghị định 112 CP của Chính phủ ban hành từ tháng 8 năm 1984 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp, cần phải được thay đổi, mục tiêu là nâng mức thủy lợi phí lên cho phù hợp với chi phí của các DNTN và năng suất sản lượng lúa thu hoạch hiện nay.
Trước hết chúng ta phải khẳng định nước tưới lấy từ CTTL là hàng hoá, vì nó tồn tại dưới hình thái vật chất và thoả mãn đầy đủ hai thuộc tính của hàng hoá, đó là giá trị và giá trị sử dụng, do đó nhất thiết phải có giá (giá thành sản xuất và giá bán). Tuy nhiên đây là hàng hoá đặc biệt không giống như hàng hoá thông thường vì xác định giá thành và giá bán có những đặc điểm riêng. Ở đây ta xem xét nước đối với sản xuất nông nghiệp, đối tượng phục vụ chủ yếu của DNTN. Nước ở đây là lượng nước vừa đủ cho cây trồng phát triển, khi thiếu cần cung cấp được gọi là tưới, khi thừa cần phải thoát đi gọi là tiêu, lượng nước vừa đủ đó mới được gọi là "nước hàng hoá", vậy để có hàng hoá cần phải kết hợp với tưới và tiêu được tính trên diện tích cây trồng các loại.
- Những căn cứ để xây dựng chính sách thủy lợi phí:
+ Căn cứ vào chi phí hoạt động của các DNTN bao gồm các khoản mục được quy định trong thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19 tháng 12 năm 1997.
+ Căn cứ vào thực trạng của sản xuất nông nghiệp ở nước ta. So với nhiều nước trên thế giới nông nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống của toàn xã hội, do đó nâng cao hiêụ quả sản xuất nông nghiệp không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà còn là trách nhiệm của nhiều ngành kinh tế và nói chung là của toàn xã hội. Biện pháp về thủy lợi là "đầu vào" quan trọng cho nông nghiệp thường được Nhà nước xác định mức thủy lợi phí thấp hơn chi phí giá thành của Nhà nước.
Theo số liệu của tổng cục thống kê điều tra ở m ột số tỉnh miền Bắc và miền Trung thì thủy lợi phí chiếm tỷ lệ chung là 5,3% tổng sản lượng thu hoạch của nông dân (vào năm 1992). Và thủy lợi phí phân tích theo các yếu tố chi phí trong sản xuất nông nghiệp được phản ánh ở bảng dưới đây
Bảng 13: Chi phí sản xuất cho 1 ha/năm [2]
Yếu tố Tổng chi phí (tấn)
Tỷ lệ (%) Nước
Phân Cày bừa Giống
Chăm sóc, thu hoạch
0,38 2,70 0,64 0,40 0,81
7,7 54,8 13,0 8,2 16,4
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy mức thủy lợi phí chiếm tỷ lệ 5,3%
tổng sản lượng thu hoạch là một tỷ lệ thấp, so với tổng chi phí sản xuất nông nghiệp chi phí về nước chiếm 7,7% đây cũng là tỷ lệ thấp không tương xứng với tỷ lệ của các yếu tố khác trong khi nước là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Theo tính toán của ngành nông nghiệp nước ta nếu giá nước được tính đúng, tính đủ các chi phí thì phải thu tới 17-20% tổng sản lượng thu hoạch. Rõ ràng
phải tăng mức thủy lợi phí nhưng trong lĩnh vực này không thể theo nguyên tắc ngang giá vì 17 - 25% tổng sản lượng thu hoạch là quá lớn, nếu thu sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nông dân và không thúc đẩy sản xuất phát triển ( đây là đối tượng mà xã hội cần phải quan tâm). Theo các chuyên gia của tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc thì: " Tăng thuế (giá) nước là vấn đề khá tinh tế, phải phân tích kỹ trước khi quyết định. Có trường hợp phương pháp này đã thất bại, sau khi tăng người nông dân không nộp thuế nước nữa"[5, 109].
Cần có sự lựa chọn giảm giá đầu vào hay tăng giá đầu ra với hàng hoá nông sản, xét về hiệu quả thì giảm giá đầu vào nói chung vẫn là biện pháp dễ được chấp nhận hơn. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nhất trí rằng: "Lợi ích của người sản xuất được đảm bảo bằng cách cung cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp để tạo điều kiện tăng năng suất lúa" [5, 199].
+ Căn cứ vào quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng, đến nay tuy đã có bước phát triển lớn song nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều yếu kém, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân, nhiều nơi đời sống nông dân còn rất khó khăn.
Do đó cần phải có chính sách để tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, chính sách thủy lợi phí cần phải được xem xét ở mức độ nhất định để góp phần vào việc phát triển nông nghiệp nói trên.
+ Kinh nghiệm của một số nước về thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các CTTL và thu thủy lợi phí.
Đối với hệ thống công trình chính từ đầu mối đến kênh cấp II phần lớn vốn được trích từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh. Một số nước như Nam Triều Tiên, Inđônêxia, Nhà nước đầu tư 100% cho khâu quy hoạch thiết
kế, 70-80% cho xây dựng cơ bản, còn lại 20-30% là vốn vay và phải trả trong quá trình khai thác do các đối tượng hưởng lợi thực hiện. Các nước Đông Âu cũ Nhà nước đầu tư 100%, Philippin Nhà nước đầu tư 70%, nông dân 30%.
Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, nông dân đóng góp 30% vốn đầu tư đốivới các dự án tưới có diện tích 3.000 ha, các dự án có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha thì Nhà nước hỗ trợ 45%. Một số nước trong khu vực cũng tiến hành thu thủy lợi phí nhằm trang trải một phần chi phí nhưng còn ở mức độ thấp như: Ấn Độ 12 USD/ha/năm, Băng la đet, Pakistan 5USD/ha/năm, Thái Lan không thu thủy lợi phí mà Chính phủ cấp toàn bộ kinh phí lấy từ thuế đất. Có 4 nước xung quanh nước ta có chủ trương trang trải lại chi phí này bằng việc thu thủy lợi phí ở mức 100 kg thóc/ha/vụ trở lên như: Nam Triều Tiên 175 kg, Philippin 146 kg, Trung Quốc thu từ 4 đến 8% sản lượng trên diện tích tưới. Với mức thu trên Nam Triều Tiên đủ trang trải theo yêu cầu, Philippin, Trung Quốc đảm bảo khoảng 50%, các nước khác chỉ đủ trang trải cho chi phí quản lý, khai thác và 15 đến 20% nhu cầu bảo dưỡng công trình.
Giá nước và vấn đề tổ chức quản lý có mối quan hệ khăng khít với nhau: cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ sản xuất là căn cứ để xác định các khoản mục chi phí, xác định giá thành sản xuất và giá bán cho người sử dụng. Trong điều kiện hiện nay muốn xác định giá trị sản phẩm theo đơn vị m3 thì cầnphải đổimới mô hình tổ chức quản lý theo hướng chuyển giao quản lý cho người sử dụng. Các DNTN nên chuyển giao cho các hội dùng nước quản lý từ kênh cấp II trở xuống là hiệu quả nhất, các công ty thực hiện phương thức bán nước đầu kênh cấp II thì việc đo đếm xác định khối lượng tiêu thụ theo m3 có thể thực hiện được và giá bán nước chỉ nên quy định đến điểm đo nhận nước đầu kênh cấp II, các hội dùng nước tự xây dựng giá bán nước đến người sử dụng. Do đó cần phải phân cấp quản lý, đổi mới mô hình tổ chức, tạo tiền đề cho việc hình thành giá nước mới. Thực hiện cơ chế giá trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý khoa học sẽ là giải pháp hữu hiệu để tháo