Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
3.1.6. Ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn bản truyền thống tại các xã nghiên cứu
Để đánh giá một số ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi giống lợn bản tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành phát 180 phiếu điều tra để thu thập thông tin từ các gia đình chăn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.
Kết quả điều tra và thu thập thông tin ở bảng 3.7 cho thấy:
- Về ưu, nhược điểm của lợn bản: có 100% người được hỏi khẳng định ưu điểm lớn nhất của lợn bản là thịt ngon, dễ nuôi, ít phải đầu tư trong chăn nuôi, khả năng thích nghi cao với môi trường sống và tạp ăn. Đây chính là các yếu tố quyết định giá trị của lợn bản so với một số loài lợn khác. Ngoài ra, khả năng kháng bệnh của lợn bản địa tốt, có 55,56% tổng số phiếu đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, nhược điểm của lợn bản là chậm lớn (100%), vóc dáng nhỏ (90,56%), khả năng sinh con thấp và số con sơ sinh/lứa ít (91,67%).
Theo Lê Viết Ly và cs (1999), Nguyễn Văn Thiện và cs (2001), lợn bản địa nước ta tuy có vóc dáng nhỏ hơn so với lợn ngoại nhưng mang nhiều đặc tính quý như khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, tính chống chịu bệnh tật cao, … Do đó, lợn bản địa không những là nguồn gen quý của riêng Việt Nam mà còn là của thế giới.
Bảng 3.7. Một số ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn bản tại các xã nghiên cứu (Số phiếu điều tra: 180)
TT Thông tin điều tra Số phiếu
trả lời có
Tỉ lệ (%)
1
Ưu điểm và
nhược điểm
Ưu điểm
Dễ nuôi 180 100
Ít bệnh 100 55,56
Thịt ngon 180 100
Đầu tư ít 180 100,00
Tạp ăn 180 100
Thích nghi tốt 180 100
Nhược điểm
Vóc dáng nhỏ 163 90,56
Chậm lớn 180 100,00
Đẻ ít 165 91,67
2
Những thuận lợi và khó khăn khi nuôi
lợn bản
Khó khăn
Chậm lớn 175 97,22
Phá chuồng 170 94,44
Thả rông 137 76,11
Nguồn thức ăn 98 54,44
Nguồn con giống 98 54,44
Không khó khăn 11 6,11
Thuận lợi
Dễ nuôi 180 100
Đầu tư ít 154 85,56
Tận dụng được các loại thức ăn 165 91,67
Ít bệnh 126 70,00
Dễ bán 166 92,22
Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng 170 94,44
Mặt khác, theo thông tin từ người chăn nuôi, việc nuôi lợn bản cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Những thuận lợi như chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình đã được người dân khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi
nuôi lợn bản là tăng khối lượng chậm, khối lượng cơ thể chỉ đạt khoảng 34 kg sau 11 tháng nuôi. Ngoài ra, nguồn cung cấp con giống cho người chăn nuôi hiện nay cũng là một khó khăn lớn, đặc biệt khi ngành chăn nuôi nước ta đang trong xu thế nhập nội các giống lợn ngoại cho năng suất cao với thời gian nuôi ngắn. Đây cũng chính là nguyên nhân lớn nhất gây nên sự suy giảm nguồn gen của lợn bản địa (Lê Viết Ly và cs, 2003). Những hộ chăn nuôi lợn bản địa thường là chăn nuôi nhỏ, có khả năng tận dụng lao động, tận dụng đất đai và nguồn thức ăn dư thừa của gia đình, sản phẩm tạo ra đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, nguồn con giống, nguồn cung cấp thức ăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, ...
3.1.7. Khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản truyền thống Kết quả điều tra về khả năng tiêu thụ lợn bản và hiệu quả kinh tế do lợn bản mang lại được trình bày trong bảng 3.8.
Kết quả điều tra ở bảng 3.8 cho thấy:
- Cách tiêu thụ: Có 55% (99/180) số phiếu trả lời là bán để lấy tiền, 20%
(36/180) trả lời rằng nuôi lợn phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi và 25% (45/180) trả lời nuôi lợn để thịt ăn và bán một phần cho các hộ khác mà không tính toán kinh tế.
- Về khả năng tiêu thụ: tất cả các hộ điều tra đều cho rằng lợn bản là rất dễ bán hoặc dễ bán nên khả năng tiêu thụ cao (100,00% số người được hỏi trả lời). Mặc khác, lợn bản được nuôi chủ yếu bởi người dân tộc thiểu số nên khả năng tiếp cận thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ của lợn bản chưa được mở rộng, chủ yếu là bán cho người trong cùng bản làng sử dụng khi gia đình có việc ma chay, hiếu hỉ và cúng giỗ (23,33% ý kiến trả lời). Ngược lại, số người bán lợn bản cho lái buôn từ nơi khác đến hoặc tiêu thụ lợn ở chợ chiếm tỷ lệ rất thấp (tỷ lệ tương ứng là 42,22% và 34,44%).
- Về hiệu quả kinh tế: có 86,67% ý kiến đánh giá hiệu quả kinh tế do lợn bản đem lại ở mức bình thường và có 13,33% ý kiến cho rằng hiệu quả kinh tế của lợn này là thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể do nền chăn nuôi của người dân chủ yếu là nhỏ, lẻ, chi phí đầu tư thấp, bị hạn chế trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một phần khác người chăn nuôi cho biết do sở thích của người