1.2.1. Khái niệm và bản chất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án sử dụng phân loại DNNVV theo Nghị định 39/2018 của Chính phủ. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, trong đó khái niệm về DNNVV đã được đề cập cụ thể và chi tiết hơn.
Vì vậy, từ tháng 3/2018, khái niệm về DNNVV ở Việt Nam được áp dụng thống nhất như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa dựa trên quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”.
Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Bảng 1.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP
1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1. Công nghiệp
và xây dựng 2. Thương mại
và dịch vụ
Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Khái niệm hiệu quả hoạt động của DNNVV
Samerelson, P. và Nordhaus, W. (1991) cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Điều đó thể hiện, nền kinh tế đã đạt được mức sản xuất tối ưu với nguồn lực đang có.
Manfred Kuhn (1990) chỉ ra: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được tính bằng tỉ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, cách tính toán này được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng khi tính toán hiệu quả.
Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Bùi Xuân Phong (1999) cho rằng, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu xác định bằng cách so sánh giữa kết quả với chi phí. Quan điểm này đã phản ánh được sự đo lường hiệu quả kinh doanh song chưa gắn liền với mục tiêu của quản lý. Ngoài ra, quan điểm này mới chỉ phán ánh hiệu quả thông qua hai đại lượng kết quả và chi phí ở trạng thái tĩnh, chưa thể hiện được tính chất của một đại lượng thường xuyên biến động. Hơn nữa, tác giả cho rằng hiệu quả phản ánh việc tiến hành quá trình sản xuất với chi phí đầu vào thấp nhất nhưng kết quả tạo ra cao. Quan điểm này đã thể hiện được bản chất của hiệu quả kinh doanh- đó là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định, song vẫn còn hạn chế là nhìn nhận các yếu tố chi phí và kết quả trong trọng thái tĩnh, chưa gắn với mộc thời gian cụ thể. Hiệu quả doanh nghiệp thể hiện cách thức tổ chức sử dụng tài nguyên, đầu vào của doanh nghiệp như thế nào
để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Do đó, hiệu quả tập trung vào các nguồn lực (đầu vào), hàng hóa và dịch vụ (đầu ra) và tỷ lệ (năng suất) mà tại đó đầu vào được sử dụng để sản xuất hoặc phân phối đầu ra.
Theo Nguyễn Văn Công (2009) cho rằng: phân tích hiệu quả hoạt động được thể hiện qua ba nội dung xếp theo ba cấp độ từ thấp đến cao là hiệu suất lao động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động. Thứ nhất, hiệu suất lao động thể hiện cường độ hoạt động – phản ánh mối tương quan giữa kết quả đầu ra với lượng chi phí đầu vào. Chỉ tiêu này cho biết kết quả sản xuất mà DN đã đạt được trên một đơn vị đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là cơ sở đầu tiên để giúp DN đạt được hiệu quả. Thứ hai, hiệu năng hoạt động, thể hiện khả năng mà DN có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào. Đây cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo DN hoạt động hiệu quả. Nguyễn Văn Công (2009) cũng cho rằng, DN chỉ đạt được hiệu năng hoạt động khi và chỉ khi đạt được hiệu suát hoạt động cao. Thứ ba, hiệu quả hoạt động, đây là kết quả cuối cùng mà hoạt động kinh doanh mang lại, được đo bằng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào.
1.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của DNNVV
Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DN, việc xác dịnh rõ ràng các chỉ tiêu phản ánh phân tích là rất quan trong: vì nó là cơ sở để các nhà nghiên cứu đánh giá, phân tích một cách chính xác và đầy đủ về kết quả nghiên cứu thu được. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả hoạt động cũng như những việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Để đo lường hiệu quả hoạt động của DNNVV có rất nhiều phương pháp.
Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của DN theo Nguyễn Văn Công (2009) là quan điểm đánh giá toàn diện. Tuy nhiên, theo Nguyễn Ngọc Tiến (2015), chỉ tiêu hiệu suất hoạt động và hiệu năng hoạt động có những nội dung trùng lắp nhau. Nghĩa là hiệu suất hoạt động cũng chỉ là thể hiện năng lực hoạt động của các nguồn lực. Năng suất là một dấu hiệu thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp. Năng suất có thể được cải thiện khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực hay không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thì năng suất sẽ thấp.
Năng suất cao hơn thì sẽ phản ánh mức lợi nhuận cao hơn. Do vậy, năng suất chính là hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong doanh nghiệp và được đo lường bằng tỷ lệ đầu ra được sản xuất ra trên các đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất đầu ra đó.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu năng suất, luận án sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như Josette (2005), Nguyễn Ngọc Quang (2002), đó là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Bởi vậy, đây là những chỉ tiêu được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp hướng tới.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE),…
Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng suất doanh nghiệp Thứ nhất, năng suất lao động
Đây là chỉ tiêu cho biết một đơn vị lao động tạo ra bao nhiêu kết quả đầu ra, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Thứ hai, năng suất vốn
Năng suất vốn
Kết quả đầu ra
Tổng vốn DN sử dụng
Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn doanh nghiệp sử dụng tạo ra được bao nhiêu kết quả đầu ra, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên tài sản đầu tư của doanh nghiệp, cho biết với một đồng tài sản đem đi đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thứ hai, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Thứ ba, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp có được,… ROS cho biết, một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản, chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và các chỉ tiêu đánh giá vốn hoạt động. Tuy nhiên, những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng nhiều nhất để phản ánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bởi dễ tính toán và nó còn phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp.
Như vậy, hiệu quả hoạt động của DN trong luận án này được hiểu là khái niệm tương đối phản ánh kết quả đạt được so với chi phí đầu vào sử dụng, được thể hiện qua hai khía cạnh: năng suất doanh nghiệp (tính bằng tỷ lệ giữa kết quả đầu ra trên đầu vào mà DN đã sử dụng) và hiệu quả tài chính (tính bằng tỷ suất sinh lời của DN).