I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi với những thuận lợi và không ít khó khăn song bằng sự nổ lực và vươn lên của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (từ 1976 - 1980), kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1985) đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.
- Dưới ánh sáng “Đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong mười năm (1986-1996) cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh hoá đã vượt mọi khó khăn thử thách để đưa công cuộc đổi mới từng bước thắng lợi đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, phát triển về mặt văn hoá xã hội và chính trị.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Tự hào về những thành tự rực rỡ của nhân dân Thanh Hoá trên các lĩnh vực kinh tế, phát triển về văn hoá xã hội và chính trị trong thời kỳ đổi mới.
- Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu quê hương, đất nước. Tự hào, trân trọng và biết ơn những thành quả mà các thế hệ cha ông đã để lại. Tinh thần đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong phát triển kinh tế.
3. Về kỹ năng
- Sử dụng các kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những thành tựu của nhân dân Thanh Hoá trong thời kỳ đổi mới.
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng học bài, trả lời câu hỏi, các tri thức phụ trợ với lối so sánh, nhận xét, liên hệ thực tế tham khảo các tài liệu để bổ sung, trả lời các câu hỏi cho bài học.
II. TÀI LIỆU VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ HỌC TẬP - Tài liệu lịch sử địa phương Thanh Hoá.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử lớp 12.
- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá 1975 - 2000 Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ.
- Những sự kiện lịch sử của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thực hiện trong thời gian 4 tiết (Mỗi hoạt động thực hiện trong 2 tiết)
HOẠT ĐỘNG 1
KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH,
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ 2 (TỪ 1976 - 1980) (Thực hiện trong 3 tiết)
I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính
- Thanh Hoá cùng nhân dân cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những thuận lợi và khó khăn thử thách mới.
- Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (từ 1976 - 1980), kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1985) đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội.
- Trong mười năm đổi mới (1986-1996) cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh hoá đã vượt mọi khó khăn thử thách để đưa công cuộc đổi mới từng bước thắng lợi đạt được những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, phát triển về mặt văn hoá xã hội và chính trị.
2. Thông tin hỗ trợ
a. Thanh Hoá thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (từ 1976 - 1980)
- Thuận lợi niềm vui thống nhất, hoà bình và chiến thắng trong cuộc đọ sức với đế quốc Mỹ, là động lực mạnh mẽ để nhân dân Thanh Hóa bước vào thời kỳ dựng nước.
- Về khó khăn Thanh Hoá là một trong những tỉnh phải gánh chịu hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, nên nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm.
- Từ ngày 19 đến 28-5-1975 Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII được triệu tập. Đại hội chỉ ra những thiếu sót tồn tại và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới:
- Thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII, từ miền biển đến miền rừng, từ đồng bằng đến trung du, người người, nhà nhà đều hăng hái thi đua lao động sản xuất.
- Nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp...được sắp xếp theo hướng
“sản xuất lớn XHCN”.
- Những thành tựu trên đã tạo nền cho nhân dânThanh Hoá tiếp tục bước vào
- Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn thể cán bộ và nhân dân Thanh Hoá ra sức hăng hái tiến lên con đường xây dựng chế độ mới. Nhiều phong trào thi đua đã diễn ra liên tục, sôi nổi như “ba xung kích làm chủ tập thể”, “Định Công hoá”, thuỷ lợi hoá, đồng thời khai hoang phục hoá, trồng cây lương thực, hoa màu...
- Trên các mặt trận văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao cũng dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước. Trường học với phong trào “dạy tốt- học tốt”,
“làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Thể dục thể thao với phong trào “khoẻ để bảo vệ Tổ Quốc”.
- Những năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi: hạn hán, lụt lội liên tiếp xảy ra... đã ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch. Song dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, nhân dân Thanh Hoá đã ra sức khắc phục thiên tai để hoàn thành mục tiêu đã định.
b. Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981 - 1985)
- Thành quả mà nhân dân Thanh Hoá đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ II là tiền đề để Thanh Hoá bước vào kế hoach 5 năm lần thứ III (1981- 1985).
- Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985), Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu quan trọng:
- Về nông nghiệp trong những năm 1981- 1982, đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976-1980. Sản lượng lương thực tăng (năm 1982 đạt 72 vạn tấn tăng 18 vạn tấn so với năm 1978). Các loại cây công nghiệp như lạc, đay, cói, chè vẫn tăng trưởng mạnh. Chăn nuôi trâu, bò, lợn đều tăng vượt bậc so với năm 1978 (trâu tăng 6,6%, bò tăng 6%, lợn lai tăng 250%). Công tác thu mua lương thực của Nhà nước luôn vượt kế hoạch (năm 1981 thu mua được 137.000 tấn, năm 1982 được 180.000 tấn).
- Từ năm 1983 đến năm 1985, nông nghiệp Thanh Hoá vẫn tiếp tục đạt thành tích đáng khích lệ. Năm 1985 Thanh Hoá đạt chỉ tiêu 80 vạn tấn. Đây là một con số đánh dấu sự vươn lên không mệt mỏi của nhân dân Thanh Hoá. Bằng sự nổ lực của mình Thanh Hoá đã tự cung cấp được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho địa phương và còn đóng góp cho Trung ương 40 vạn tấn lương thực.
- Về công nghiệp và thủ công nghiệp trong điều kiện thiếu thốn về nguyên liệu vật tư và kỹ thuật, nền công nghiệp và thủ công nghiệp Thanh Hoá vẫn từng bước đi lên. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật và sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giá trị sản lượng công nghiệp Thanh Hoá năm 1985 đạt 1.6 tỷ đồng (tăng 11%
so với năm 1978). Sự tăng trưởng về kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Năm 1985, bình quân lương thực đạt 305 kg/người, vải mặc:4,14m/người, nhiều gia đình đã bước đầu có tích luỹ.
- Bên cạnh những thành tích về kinh tế, nhân dân Thanh Hoá còn đạt nhiều thành tích trong đời sống văn hoá, giáo dục, y tế và sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng.
- Những thành tích quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981- 1985) là cơ sở vững chắc để Thanh Hoá bước vào thời kỳ đổi mới đầy thử thách.
II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Hoá khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II?
2. Nêu những thành tựu mà Thanh Hoá đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II và thứ III? Những thành tựu đó có ý nghĩa gì?
* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
Lập bảng thống kê những thành tựu Thanh Hoá đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II và thứ III.
HOẠT ĐỘNG 2
THANH HOÁ TRONG 10 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN (1986 - 1996) (Thực hiện trong 3 tiết)
I. NỘI DUNG 1. Nội dung chính
- Mạnh dạn thực hiện chính sách “khoán hộ” nông nghiệp Thanh Hoá đã vươn lên như một “sự hồi sinh” mạnh mẽ. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh.
- Trong 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu rực rở về sản xuất lương thực. Thanh Hoá đã chấm dứt được căn bệnh thiếu lương thực triền miên, trở thành 1 trong 5 tỉnh có tổng sản lượng 1 triệu tấn và Thanh Hoá cũng bắt đầu xuất khẩu gạo.
- Ngành giao thông vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế dịch vụ, tài chính ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống của nhân dân.
- Sự phát triển và ổn định về kinh tế là nền tảng cho sự phát triển về mặt văn hoá xã hội và chính trị. Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các hoạt động Văn hoá, thể dục thể thao.
2. Thông tin hỗ trợ
a. Những thành tựu về kinh tế
- Thanh Hoá đã mạnh dạn thực hiện chính sách “khoán hộ” nhằm tạo điều
- Diện tích gieo trồng hoang hoá được phát quang để thay vào đó là màu xanh của lúa, khoai, sắn...Năng suất của các loại cây lương thực, hoa màu vượt trội hơn hẳn những năm 1985 về trước. Sản lượng các loại cây công nghiệp ổn định và nâng cao tạo điều kiện cho sự phát triển một số ngành công nghiệp chế biến như giấy Mục Sơn, đường Lam Sơn, thuốc lá LO TA BA...
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh.
- Trong 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu rực rở về sản xuất lương thực:
+ Diện tích cây lương thực năm 1986 là 320.200 ha, đến năm 1994 là 377.801 ha.
+ Sản lượng lương thực quy thóc năm 1986- 1990 bình quân đạt 794 tấn/1 năm, đến năm 1994 là 924. 833 tấn/năm. Đặc biệt đến năm 1995 đạt 1 triệu tấn lương thực.
- Sau 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã chấm dứt được căn bệnh thiếu lương thực triền miên, trở thành 1 trong 5 tỉnh có tổng sản lượng 1 triệu tấn và Thanh Hoá cũng bắt đầu xuất khẩu gạo. Đó là thành quả to lớn nhất sau 10 năm đổi mới trên mặt trận kinh tế của Thanh Hoá.
- Bên cạnh sự tăng trưởng về sản xuất ngành giao thông vận tải, bưu điện và một số ngành kinh tế dịch vụ, tài chính ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ. Các tuyến đường giao thông quan trọng trong tỉnh thuộc địa bàn thành phố, huyện, xã đều được sửa chữa và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc vân chuyển giao lưu kinh tế. Ga xe lửa Thanh Hoá được xây dựng khang trang, đẹp đẽ trở thành một ga kiểu mẫu của ngành đường sắt. Mạng lưới điện và thông tin liên lạc, vô tuyến viễn thông trên địa bàn tỉnh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu đời sống của
- Bằng những nổ lực lớn lao của toàn Đảng toàn dân, sau 10 năm thực hiện đổi mới và mở cửa, Thanh Hoá đã khởi sắc về mặt kinh tế, từng bước đi vào thế ổn định và phát triển.
b. Những thành tựu về văn hoá xã hội
- Sự phát triển và ổn định về kinh tế là nền tảng cho sự phát triển về mặt văn hoá xã hội và chính trị.
- Mục đích đổi mới của Đảng ta nhằm làm cho “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, lý tưởng tốt đẹp ấy đã hiện ra rõ nét trên quê hương Thanh Hóa.
- “Theo thống kê của Cục thống kê Thanh Hoá (ngày 1/8/1993) thì toàn tỉnh có 76,4% số hộ có mức sống từ trung bình trở lên đến năm 1995 nhờ có chính sách
“Xoá đói giảm nghèo” mà số hộ thiếu đói giảm nghèo đáng kể. Nhìn chung mức sống của nhân dân Thanh Hoá lúc này so với trước năm 1986 đã được nâng cao vượt bậc. Bình quân thu nhập đầu quân đầu người 210 USD (năm 1990 là 172 USD), cứ 3 hộ có 1 radio, cứ 7 hộ có 1 tivi, 58,26% số hộ nông dân có điện dùng sinh hoạt...”
- Giáo dục và Đào tạo đạt được thành tựu rực rỡ. Số lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày một tăng. Đặc biệt hàng năm, trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế Thanh Hoá luôn được coi là tỉnh có thành tích đạt giải cao (năm học 1995- 1996 thành tích của Thanh Hoá xếp thứ nhất).
- Chất lượng dạy học ngày một nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ dạy học được chú trọng, mạng lưới trường lớp không ngừng được mở rộng, nhiều địa phương đã có trường học khang trang, kiên cố. Phong trào xoá nạn mù chữ đã mang lại hiệu quả ở nông thôn và miền núi. Đến năm học 1994- 1995 đã có 15/23 huyện thị phổ cập giáo dục tiểu học. Tỉ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm đều tăng rõ rệt.
- Y tế với nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, y tế Thanh Hoá đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, vận động kế hoạch hoá gia đình.
- Các hoạt động Văn hoá, thể dục thể thao cũng gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. Hoạt động văn hoá nghệ thuật của Thanh Hoá luôn luôn chú trọng đến việc tuyên truyền đường lối của Đảng và giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn truyền thống quê hương. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” với việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các tượng đài, các nghĩa trang liệt sĩ trở thành phổ biến ở các địa phương. Hoạt động thể dục thể thao ngày càng mạnh mẽ trong các trường học, cơ quan xí nghiệp và lân cận các làng xã (trong các cuộc đua tài, Thanh Hoá luôn giành được thành tích cao về điền kinh, bắn súng).
- Trong 10 năm đổi mới, Thanh Hoá đã từng bước ổn định và phát triển đi lên. Từ một tỉnh đông dân, giàu tài nguyên, lắm thế mạnh...nhưng là một tỉnh nghèo, Thanh Hoá đã vươn lên thành một tỉnh vững mạnh về kinh tế, giàu về thành tích giáo dục. Có được điều đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hoá và nhờ sự vượt khó của nhân dân Thanh Hoá.
- Trong sự nghiệp dựng nước cũng như trong sự nghiệp giữ nước xưa và nay, Thanh Hoá luôn xứng đáng với truyền thống quê hương: Cần cù và sáng tạo, chịu đựng và cống hiến. Đó là hành trang lịch sử mà xứ Thanh sẽ tiếp tục trên con đường đổi mới đất nước trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
II. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của Thanh Hoá trong 10 năm đổi mới từ 1986-1996.
* Thông tin phản hồi cho câu hỏi tự đánh giá.
III. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
1. Nguyên nhân tạo nên những thành tựu của Thanh Hoá trong 10 năm đổi mới.
BÀI 6