Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 5 thông qua dạy học tập làm văn (Trang 20 - 23)

Để đảm bảo việc xây dựng các biện pháp có hiệu quả phải dựa trên đặc điểm dạy học nội dung phân môn Tập làm văn miêu tả. Nghĩa là qua dạy học văn miêu tả, học sinh có thái độ học tập tích cực, sôi nổi, hứng thú tìm tòi phát hiện những điều mới lạ. Bênh cạnh đó, các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 cần phải phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh lớp 4-5. Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt nói chung.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cảm thụ văn học và dạy học văn miêu tả

Việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5, phải thống nhất giữa nội dung CTVH và dạy học văn miêu tả. Dạy học văn miêu tả là điều kiện để nâng cao năng lực CTVH cho học sinh, đồng thời CTVH là yếu tố giúp học sinh quan sát tinh tế và sâu sắc hơn.

3.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4- 5 thông qua dạy học Tập làm văn miêu tả

3.2.1. Biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng có sáng tạo Liên tưởng và tượng tượng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động tiếp nhận và cảm thụ văn học. Nhờ có sự tưởng tượng và liên tưởng đã tạo nên tiếng nói, hơi thở, nhịp đập, tâm hồn có sức quyến rũ của những sự vật xung quanh. Vì vậy mà năng lực liên tưởng, tưởng tượng được xem như là biểu hiện và dấu hiệu đặc trưng của năng lực CTVH.

Mặt khác, liên tưởng và tưởng tượng được coi là những phẩm chất tâm lý trong hoạt động cảm thụ văn học

Sử dụng thao tác liên tưởng và tưởng tượng trong dạy học văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao được năng lực cảm thụ văn học, bởi vì chính sự liên tưởng và tưởng tượng đã đưa các sự vật và hiện tượng trở nên đẹp hơn, uyển chuyển hơn.

Mọi đối tượng miêu tả trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn, tạo hình hài và sức sống cho nó. Hơn nữa liên tưởng và tưởng tượng còn là kết nối, xâu chuỗi các

sự vật hiện tượng lại với nhau một cách tự nhiên. Ví dụ trong bài tập đọc “Sắc màu em yêu” (Lớp 5 tập 1)

Nhờ có sự liên tưởng và tưởng tượng tinh tế và cảm xúc sâu lắng, mặc dù khi còn nhỏ tuổi nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những vần thơ làm xúc động lòng người:

Đến thăm em, các anh chúc làm thơ Góc sân nhỏ bỗng thành nơi tạm biệt Em biết lúc này, giặc Mỹ đang đốt giết Những bé thơ cùng với các đồ chơi

Những mái nhà tranh cùng với tiếng chim vui Những cánh rừng xanh cùng với vầng trăng bạc.

(Trần Đăng Khoa)

Như vậy, có thể nói rằng, liên tưởng và tưởng tượng là bước đầu hình thành năng lực CTVH. Vì vậy mà trong quá trình hướng dẫn học sinh quan sát cần phải sử dụng hệ thống câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo. Câu hỏi phát huy liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật là một bộ phận trong hệ thống trong các câu hỏi sáng tạo của quá trình dạy học văn miêu tả, đó là những câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy văn học, hướng vào mục đích khai thác phát hiện của đối tượng miêu tả.

Bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4-5 qua dạy học văn miêu tả nhằm phát huy liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm bắt được đối tượng miêu tả đầy đủ hơn. Vì vậy, trong lúc hướng dẫn học sinh miêu tả, giáo viên cần phải sử dụng hệ thống câu hỏi bao gồm các dạng sau:

- Câu hỏi phát hiện - Câu hỏi phân tích - Câu hỏi so sánh

- Câu hỏi khái quát và tranh luận - Câu hỏi vận dụng kiến thức

- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng và tưởng tượng

Tuy nhiên, giáo viên phải sử dụng một cách hài hòa các dạng câu hỏi trên mới tạo điều kiện cho các em hiểu và trả lời được.

Ví dụ: Tiết miêu tả cây cối ở lớp 5, để yêu cầu học sinh tả cây Phượng, chúng ta có thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:

1. Em hãy nêu nhận xét của mình lúc đứng xa và đứng gần quan sát cây Phượng? (Từ xa nhìn lại, cây Phượng như một cây Nấm khổng lồ, xòe tán che kín cả một góc sân, lúc đứng gần càng cảm nhận được bầu không khí mát mẻ tỏa ra từ cây Phượng).

2. Nhìn phía ngoài của cây Phượng, em liên tưởng đến sự phát triển của nó như thế nào? (Ngoài thân cây là một lớp da xù xì, nham nhám màu bạc thếch, nhưng ở bên trong cây là một dòng nhựa trắng tỏa khắp nơi tạo nguồn sinh lực dồi dào cho hoa lá cành).

Khi sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng phải xuyên thấm trong tất cả các hình thức và yêu cầu hỏi, thể hiện được mối giao cảm giữa người quan sát và đối tượng miêu tả bằng những câu hỏi như sau:

- Liên tưởng được mối liên hệ giữa bản thân và đối tượng miêu tả - Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật

- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của đối tượng miêu tả

- Tưởng tượng tâm trạng của bản thân khi lựa chọn một chi tiết nghệ thuật hay một số hình ảnh tiêu biểu của đối tượng miêu tả.

Có thể nói rằng biện pháp xây dựng câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả có thể góp phần làm phong phú thêm, sâu sắc hơn hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh.

3.2.2. Trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả

Văn học là loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện hay văn học là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và ngôn từ là vật liệu chủ yếu của tác phẩm văn học. Vì vậy mà các nhà văn đã rất coi trọng việc dùng từ.V.Huygo có một nhận xét rất tinh tế: “mỗi từ là một sinh vật sống mà những ngón tay của nhà văn vừa viết nó vừa run”.

Đối với học sinh tiểu học, vốn sống của các em còn hạn chế, vốn từ của các em chưa nhiều, các em có thể thấy đẹp, rất thích, nhưng yêu cầu diễn tả lại thì chưa có khả năng nói hết được đó là do các em chưa có một vốn từ đầy đủ. Vì vậy, trau dồi vốn từ cho học sinh là hết sức quan trọng, đặc biệt là trong dạy học văn miêu tả. Đây chính là cung cấp thêm cho các em “vật liệu” để các em “xây dựng” nên một bài văn. Có vốn từ, các em miêu tả sự vật hiện tượng đầy đủ hơn, sinh động hơn, diễn đạt được tâm trạng, cảm xúc của mình khi miêu tả đối tượng.

Ngoài việc cung cấp vốn từ cho học sinh, cần phải hướng dẫn cho các em sử dụng một cách hợp lý. Sử dụng từ phù hợp sẽ nâng cao khả năng diễn đạt cũng như sự quan sát tinh tế, thấu đáo, thể hiện được sự chân thực. Biện pháp trau dồi vốn từ cho học sinh sẽ phát huy tốt hơn năng lực CTVH khi kết hợp cùng với biện pháp quan sát và phát hiện chi tiết nghệ thuật, hai biện pháp này có thể hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy, có thể nói rằng biện pháp trau dồi vốn từ cho học sinh trong dạy học văn miêu tả là một trong những biện pháp rất quan trọng để bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh.

Một phần của tài liệu SKKN sáng kiến kinh nghiệm tiểu học bồi dưỡng năng lực CTVH cho học sinh lớp 4 5 thông qua dạy học tập làm văn (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w