III. Cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam
1. Thực trạng cải cách nền giáo dục nước ta và một số nước lớn trên thế giới
Cải cách giáo dục ở các nước xuất hiện từ lâu, vào đầu thế kỉ XX, với những tầng bậc khác nhau, có những mức độ mạnh yếu khác nhau, song sôi nổi nhất vào những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, tiếp tục những cuộc cải cách giáo dục vào đầu và giữa thế kỷ. Việc tiến hành những cuộc cải cách giáo dục này nảy sinh về sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Hơn nữa, sự phát triển của các nước mới giành được độc lập, đang xây dựng vững mạnh, nhanh chóng cần phải phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. Các nước phát triển cũng cần phải tiến hành cải cách giáo dục cho phù hợp với sự bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh
“kinh doanh giáo dục” ở các nước đang phát triển.
Cải cách giáo dục như vậy là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém “thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục cũng nhằm tạo ra sự đổi mới về chất trong hệ thống giáo dục mới về những sản phẩm của nó. Sự bắt đầu của mỗi cuộc cải cách mới là sự báo hiệu rằng hệ thống giáo dục cũ, chương trình cũ… đã lỗi thời, lạc hậu, không còn đủ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Vì vậy, tuỳ tình hình của mỗi nước mà cuộc cải cách có thể được tiến hành cục bộ toàn phần”.
Đối chiếu tình hình của các nước trên thế giới, chúng ta nhận thấy rằng, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, đến năm 1950 chúng ta mới tiến hành cuộc cải cách giáo dục thứ nhất, nhằm xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) phục vụ cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm 1979, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương (khoá III) quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba, để xây dựng nền giáo dục chuyển từ dân chủ nhân dân sang xã hội chủ nghĩa khi cả nước thống nhất. Phải khẳng định rằng, các cuộc cải cách giáo dục này đã đưa đến những thành tựu to lớn trong việc đào tạo các thế hệ trẻ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc rồi cả nước đưa nền giáo dục nước ta sánh vai được với nhiều nước ở khu vực và đạt một số mặt ở trình độ quốc tế về khoa học tự nhiên. Đồng thời, do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, giáo dục Việt Nam cũng mắc phải những căn bệnh của “thương mại hoá”, chất lượng giảm sút cần báo động. Việc đổi mới giáo dục một cách toàn diện về hệ thống, nội dung, phương pháp và chủ yếu đổi mới phương pháp
dạy học mang tính chất một cuộc cải cách giáo dục, đúng hơn là sự chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục mới, lần thứ tư. Qua đó, thấy rõ rằng, cũng như nhiều nước trên thế giới, nhất là ở khu vực, việc cải cách giáo dục ở nước ta cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, phải tiến hành từng bước thận trọng, có chuẩn bị kỹ, không thể vội vàng được.
Liên hệ và so sánh với nền giáo dục của nước ngoài :
Bảng xếp hạng của U.S. News được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Công ty hoạch định chiến lược BAV Consulting và trường Wharton thuộc Đại học Pensylvania. Tiêu chí đánh giá gồm: số lượng trường đại học hàng đầu, hệ thống giáo dục công phát triển và nhu cầu học tập tại quốc gia được xếp hạng. Theo báo cáo của U.S News trong top 50 nền giáo dục hàng đầu thế giới thì nền giáo dục Nhật Bản đứng top 6 dẫn đầu trong các nước Châu Á. Với sự phát triển vượt bậc về hệ thống giáo dục của Nhật Bản và giữa nước ta với Nhật Bản có những nét tương đồng về văn hóa, con người,... nên nước Nhật được chọn để so sánh nhằm có hướng phát triển cho hệ thống giáo dục nước nhà.
So sánh hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và hệ thống giáo dục quốc dân Nhật Bản:
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.Vậy những yếu tố, điều kiện gì khiến cho chất lượng giáo dục Việt Nam thấp hơn Nhật Bản ?
Sau đây là sơ đồ so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản:
So sánh số bậc học, cấp học, số năm học của từng bậc học
Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học( thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau:
Việt Nam Nhật Bản
Mẫu giáo 3 năm, nhận các cháu từ 3 đến 6 tuổi. Ngoài ra còn có các nhà trẻ nhận các chau từ 1 đến 3 tuổi
Chỉ có 2 năm, chỉ nhận các cháu từ 4 đến 6 tuổi
Tiểu học 5 năm (từ 6 tuổi đến 11 tuổi) 6 năm ( từ 6 tuổi đến 12 tuổi)
Trung học cơ sở
4 năm (từ 11 tuổi đến 15 tuổi) 3 năm (từ 12 tuổi đến 15 tuổi)
Trung học phổ thông
đều 3 năm học (từ 15 tuổi đến 18 tuổi)
Ở bậc Đại học
đa số 4 năm (từ 18 đến 22 tuổi) 5 năm (từ 18 đến 23 tuổi)
Sau Đại học
Chia làm 2 bậc là Thạc sĩ 2 năm (từ 22 đến 23 tuổi), Tiến sĩ 3 năm (từ 23 đến 26 tuổi)
Gộp Thạc sĩ với Tiến sĩ làm một bậc gồm 4 năm (từ 23 đến 27 tuổi)
Các cấp học khác
Giáo dục chuyên nghiệp: cả Việt Nam và Nhật bản gồm cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo từ 2 đến 3 năm, học xong trung học cơ sở, không thi lên trung học phổ thông có thể học luôn lên giáo dục chuyên biệt
Có giáo dục thương xuyên và giáo dục chó các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, lực lưỡng vũ trang nhân dân
Không có
Thời gian học
- Học từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau và có 3 tháng nghỉ hè
- Thời gian bắt đâu đi học trong ngày là 7 giờ
- Có 2 tiếng để về nhà trước khi đi học chiều.
- Bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau và thường có 2 tuần nghỉ đông trong khoảng 1 năm học ấy từ khoảng 25/12.
- Thời gian bắt đâu đi học trong ngày là 8giờ 30
- Học liền cả sáng đến chiều, nghĩa là thời gian trưa học sinh ăn trưa tại trường, có thể ăn căn tin hoặc từ
mang đồ ăn từ nhà theo
Việt Nam Nhật Bản
Về mục tiêu giáo dục
"... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành
với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới."
Trung thành với giái cấp tư sản, giáo dục sẽ cung cấp nhân lực, nhân tài cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm phát triển đất nước
Về nôi dung giáo dục
- học sinh nước ta lớp 2 đã hoàn toàn biết đọc biết viết, đọc sách xem báo, dù nhận thức chưa hiểu
- bước lên từ lớp 1, học sinh có 2 kì kiểm tra lớn là giữa kì và cuối năm, và các bài kiểm tra nhỏ như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
Học sinh được kiểm tra liên tục để xét kiến thức và trí nhớ - nội dung giáo dục rất cơ bản,
- ưu tiên không dạy chữviết cho trẻ từ mẫu giáo cho đến lớp 3 mà chỉ dạy cho các cháu ý thức, thực hành như cách tự mặc quần áo, đeo cặp, biết cảm ơn , xin lỗi, cách chào hỏi, lễ phép với người lớn, cách hòa đồng với bạn bè và
hiện đại nhưng chưa được
hoàn thiện và thiết thực yêu thương động vật - Đến tận lớp 3, học sinh Nhật mới bắt đầu có bài kiểm tra, ưu tiên dạy thực hành nhiều hơn lý thuyết
- nội dung giáo dục thiết thực, cơ bản, hiện đại và toàn diện
Về phương pháp giáo dục
- dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Phương pháp giáo dục của nước ta không còn diễn giảng và truyền thụ 1 chiều nữa mà thay vì đó là điều tra, tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học tương tác, vấn đáp, hoạt động nhóm, đóng vai, động não,….
- học sinh là trung tâm
- Nhật đầu tư nhiều hơn về giáo dục nên cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, thư viện, sách, internet của họ cao hơn nước ta nên phương pháp dạy học tích cực của họ có hiệu quả hơn.
Về giáo viên và học sinh
- Giáo viên : càng được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục.
Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức - Học sinh: Dưới sự chỉ đạo
- Giáo viên: viên không chỉ về kiến thức mà còn đào tạo rất kĩ và đề cao đạo đức nghề nghiệp, giáo viên mỗi tháng đều phải đến tận nhà học sinh, thường là học sinh kém, cá biệt để nói chuyện với phụ huynh hoặc kèm cặp thêm tại nhà cho học sinh ấy mà không lấy thêm học phí, hướng nghiệp cho các học sinh ngay khi còn
của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…
trên ghế nhà trường, gặp riêng các em để tư vấn con đường tương lai,…
- Học sinh : Nhật không chỉ có các phẩm chất và năng lực trên mà còn có tính cạnh tranh và ý thức cộng đồng cao.
Về đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá khách quan - Hệ thống câu hỏi phân hóa - Thang điểm 10
- Đánh giá khách quan
- Hệ thống câu hỏi phân hóa
- Thang điểm 100 - Coi trọng thành tích hơn và tính cạnh tranh hơn như việc công bố điểm bài thi và xếp loại cao thấp trên phạm vi cả trường