TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
C- Tổ chức các hoạt động
I- Khái niệm văn bản nhật dụng
Yêu cầu HS trao đổi nhóm theo bàn thảo luận về phần khái niệm văn bản nhật dụng trích trong dấu ngoặc kép
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi sau:
? Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại hay chỉ kiểu loại văn bản không?
? Vậy điểm cần lưu ý về khái niệm văn bản nhật dụng là gì?
? Vậy từng văn bản nhật dụng chúng ta học có phải không có thể loại hay không?
Vì sao?
GV: Khi nói đến văn bản nhật dụng là nói đến nội dung văn bản còn văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu loại văn bản.
? HS lấy ví dụ chứng minh -> Gv chốt
? Văn bản nhật dụng là một phần không thể thiếu trong chương trình Ngữ Văn THCS mới. Em được tiếp cận và học văn bản nhật dụng vào những lớp nào ở THCS?
? Vậy em thấy các văn bản nhật dụng thường viết về những đề tài nào
? Em thường gặp những vấn đề này ở đâu?
? Viết về nhiều vấn đề của đời sống xã hội vậy chức năng của văn bản nhật dụng là gì?
1. Khái niệm:
- Không phải là khái niệm thể loại cũng không chỉ kiểu văn bản .
Chỉ đề cập tới chức năng, đề tài, tính cập nhật của nội dung văn bản .
2. Đề tài:
- Rất phong phú: thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội,….
3. Chức năng:
- Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… những vấn đề, hiện tượng đời sống, con người và xã hội.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ GV giới thiệu tên trò chơi
+ Đưa ra yêu cầu chơi
- GV dẫn chương trình và phụ trách ô chữ.
- Một thư kí ghi điểm
- Chia lớp thành 3 nhóm( mỗi nhóm cử một nhóm trưởng) + Hướng dẫn cách chơi
- 3 nhóm oản tù tì thứ tự chơi.
- Mỗi nhóm lựa chọn một ô chữ hàng ngang đúng được 5 điểm, không trả lời được nhường cho nhóm khác(được điểm) theo thứ tự.
- Sau khi trả lời ít nhất 4 ô chữ hàng ngang được phép lựa chọn ô chữ hàng dọc đúng 10đ sai bị trừ hết số điểm hiện có
- Tiếp tục trả lời ô chữ hàng ngang còn lại.
- Tổng kết, tuyên dương.
Ô chữ hàng ngang:
2. Ô chữ gồm 12 chữ cái: Tên một văn bản bàn về vấn đề dân số và hạn chế sự gia tăng dân số được học ở lớp 8
3. Ô chữ gồm 5 chữ cái: Tác giả của văn bản “Cổng trường mở ra”.
4. Ô chữ gồm 5 chữ cái: Tên của một nhân vật nam trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
5. Ô chữ gồm 5 chữ cái: Thể loại của văn bản “ Mẹ tôi” của nhà văn A-mi-xi 6. Ô chữ gồm 14 chữ cái: Tác giả của văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”
7. Ô chữ gồm 8 chữ cái: Một trong những phương thức biểu đạt của văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”
8. Ô chữ gồm 12 chữ cái: Tên của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở miền Tây tỉnh Quảng Bình được giới thiệu trong một văn bản đọc thêm ở lớp 6 9. Ô chữ gồm 8 chữ cái: Tác giả văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
10.Ô chữ gồm 9 chữ cái: Tác giả truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”
11.Ô chữ gồm 8 chữ cái: Điền tiếp vào chỗ thiếu: Một trong những yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là sự kết hợp biện pháp so sánh, liệt kê và những lời…. của tác giả.
12.Ô chữ gồm 5 chữ cái: “ Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất” là nội dung của văn bản nào?
Ô chữ hàng dọc
Ô chữ gồm 11 chữ cái: Một trong những tình chất cơ bản của nội dung các văn bản nhật dụng.
-> Từ nội dung ô chữ tìm được GV nhấn mạnh để đi vào nội dung: 4. Tính cập nhật
? Em hiểu thế nào là tính cập nhật?
? Em hãy chỉ ra một số vấn đề mang tính cập nhật hiện nay được giới thiệu
4. Tính cập nhật:
- Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cs hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
VD: Vấn đề môi trường, dân số, thuốc
B À I T O Á N D Â N S Ố
L Í L A N
T H À N H
T H Ư T Ừ
N G U Y Ễ N K H Ắ C V I Ệ N
N G H Ị L U Ậ N
Đ Ộ N G P H O N G N H A
L Ê A N H T R À
K H Á N H H O À I
B Ì N H L U Ậ N
M Ẹ T Ô I
trong các văn bản nhật dụng?
? Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự lúc bấy giờ không?
? Giá trị văn chương của văn bản nhật dụng là gì ?
? Học văn bản nhật dụng để làm gì ?
lá…..
- Các văn bản nhật dụng trong chương trình THCS vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội.
5. Giá trị văn chương:
- Đây không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng, nhưng vẫn là yêu cầu quan trọng. Cá văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, thuyết minh, nghị luận,….-> Văn bản nhật dụng sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản .
6. Học văn bản nhật dụng:
- Mở rộng hiểu biết một cách toàn diện, tạo điều kiện tích cực giúp học sinh hoà nhập vào thực tế cuộc sống, xã hội,….
*Hoạt động 3:(15’)
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Hệ thống hóa, vấn đáp, thảo luận nhóm - Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm