CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Phương pháp nghi n cứu
3.3.2. Phân tích hồi quy chéo
Những phân tích trên là ở mức độ danh mục. Để l m cơ sở cho tính vững chắc, tác giả chuyển sang phân tích các chứng khoán riêng lẻ và thực hiện hồi quy chéo theo Fama-MacBeth. Nghiên cứu thực hiện hồi quy chéo theo Fama-MacBeth tỷ suất sinh lợi hàng tháng của công ty dựa tr n tăng trưởng tài sản và các biến đặc trưng của công ty. Tác giả thực hiện hồi quy trên tất cả các công ty. Ở mỗi tháng, tỷ suất sinh lợi của chứng khoán được hồi quy dựa trên một tập hợp các biến được cho là có khả năng giải thích tỷ suất sinh lợi mong đợi. ác ước lượng hệ số kết quả là trung bình của chuỗi các hệ số hồi quy theo tháng. Các biến giải th ch được sử dụng trong nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đâ bao gồm: tăng trưởng tài sản (TAG), tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BM), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).Để khắc phục hiện tượng tự tương quan v phương sai tha đổi, tác giả đ điều chỉnh các độ lệch chuẩn theo phương thức của Newey and West (1987).
Phân tích tính động mối tương quan giữa tỷ suất sinh lợi và đầu tư
Tác giả kiểm tra t nh động trong mối quan hệ giữa đầu tư v tỷ suất sinh lợi ở mức độ riêng lẻ. Trong mỗi tháng của năm xung quanh năm hình th nh danh mục, tỷ suất
sinh lợi hàng tháng của chứng khoán riêng lẻ được hồi quytheo TAG của năm t theo hồi quy chéo của Fama-MacBeth.
Đầu tƣ quá mức ở các công ty riêng lẻ và hiệu ứng đầu tƣ
Tác giả đưa tất cả chứng khoán vào hai nhóm theo dòng tiền năm t, đo bằng tổng tài sản (CF), tỷ số nợ trên tài sản (DA). Trong mỗi nhóm, từ tháng 7 năm t+1 tới tháng 6 năm t+2, tỷ suất sinh lợi hàng tháng của các chứng khoán riêng lẻ được hồi quy dựa v o T G năm t theo hồi quy chéo của Fama-MacBeth.
Kiểm định hồi quy của các lý giải dựa trên rủi ro
Theo cách lý giải dựa trên rủi ro dự đoán rằng tỷ suất sinh lợi mong đợi tương quan dương tu ến tính với BM, tương quan âm với đầu tư kiểm soát khả năng sinh lợi, tương quan dương với khả năng sinh lợi kiểm soát đầu tư.
Dựa vào nghiên cứu của Chen và cộng sự (2011), tác giả sử dụng ROE như một đại diện cho khả năng sinh lợi. Từ tháng 7 năm t+1 tới tháng 6 năm t+2, tỷ suất sinh lợi hàng tháng của chứng khoán riêng lẻ được hồi quy lần lượt dựa trên BM, TAG, và ROE của năm t.
3.3.3. Kiểm định tính vững
Tăng trưởng tổng tài sản có thể đại diện cho sự tăng trưởng toàn diện của một công ty. Vấn đề đặt ra là một sự tăng trưởng trong một thành phần n o đó của tăng trưởng tài sản có đi kèm với hiệu ứng tỷ suất sinh lợi tiêu cực như tăng trưởng tài sản hay không? Nếu hiệu ứng tăng trưởng đơn giản chỉ là vấn đề do có sự can thiệp của nhà quản lý vào thời điểm thị trường, ví dụ như một sự tăng trưởng trong tài sản do tài trợ bằng việc phát hành cổ phần mới ra công chúng có thể được theo sau bằng một hiệu ứng tăng trưởng. Bằng cách nhìn vào các thành phần của tăng trưởng tài sản chúng ta có thể trả lời vấn đề được nêu trên.
Tương tự như ooper v cộng sự (2008), tác giả phân tích biến tăng trưởng tổng tài sản thành các thành phần chính trong bảng cân đối kế toán. Một mặt, tổng tài sản bằng tài sản ngắn hạn (CA) cộng tài sản dài hạn (LTA); mặt khác tổng tài sản bằng nợ
(L) cộng với vốn chủ sở hữu (E). Mỗi sự khác nhau về loại tài sản được sắp xếp theo tổng tài sản của năm trước để tổng bằng tổng tăng trưởng tài sản cùng thời điểm. Nghĩa là CAGit=(CAit-CAit-1)/TAit-1, CAGit l tăng trưởng tài sản ngắn hạn năm t. Tương tự, tác giả có thể t nh tăng trưởng tài sản dài hạn (LTAGit), tăng trưởng nợ (LGit) v tăng trưởng vốn chủ sở hữu (EGit).Tác giả thực hiệnphân tích dựa trên CAGit, LTAGit, LGit, EGit .