CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Ảnh hưởng của trạng thái thị trường
Tác giả nghiên cứu mức độ ổn định của kết quả nghiên cứu và các khác biệt tiềm năng trong tác động của thông tin qua các giai đoạn thị trường bằng cách chia mẫu thành hai giai đoạn. Trong giai đoạn nghiên cứu 2008 -2014, tác giả nhận thấy năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục tạm thời sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 -2009, sự hồi phục này chủ yếu đến từ các chính sách trong năm 2009. Nhƣng chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khóa mở rộng vào năm 2009 và năm 2010 đã làm cho mức giá năm 2011 tăng mạnh.Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam chứng kiền nhiều khó khăn. Tỷ lệ lạm phát mức cao, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường vàng và thị trường ngoại hối biến động thất thường, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản và tạm ngừng sản xuất kinh doanh tăng mạnh trong khi số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm so với năm 2010. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ có những quyết sách quan trọng nhằm ứng phó với tình hình, sắp xếp theo thứ tự thời gian nhƣ sau:
09/01/2011: Nghị quyết số 02/NQ-CP về Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011.
24/02/2011: Nghị quyết số 11/NQ-CP về Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
16/03/2011: Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011.
01/04/2011: Nghị quyết số 59/2011/QH12 (Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011)
Tất cả các văn bản chính sách trên đều hướng vào việc kiềm chế lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, mà trọng tâm là các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Các chính sách đƣa ra phần nào đã phát huy tác dụng, thể hiện qua các con số thống kê tình hình kinh tế Việt Nam năm 2012.Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - lạm phát đã giảm mạnh so với năm 2011 (đặc biệt trong hai tháng 6 và 7 có mức tăng trưởng âm).Tỷ giá hối đoái ít thay đổi. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Tổng đầu tƣ xã hội tăng 8,6% so cùng kỳ năm 2011. Từ đó, có thể tạm nhận xét rằng các chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô về cơ bản có phát huy tác dụng, mức lạm phát đã giảm và kinh tế vĩ mô giữ đƣợc ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn.Xét về trung, dài hạn thì kinh tế vĩ mô vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Tuy nhiên, xét giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2014 thì bước ngoặt chuyển đổi chính sách năm 2011 - 2012 là đáng ghi nhận. Do đó, tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 02 giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất bao gồm dữ liệu trong thời kỳ từ 1/1/2008 đến 31/12/2011 và giai đoạn thứ hai từ 1/1/2012 đến 31/07/2014. Từ đó, tác giả ƣớc lƣợng các khác biệt gây ra do tác động của thông tin cho các hoạt động thị trường giữa hai giai đoạn.
Stock
Độ bất ổn TSSL Khối lƣợng giao dịch
Công ty Thị Trường Công ty Thị Trường
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 1 Mẫu 2 DPM 0.1241 0.4640* 0.0456 0.4649* 0.4047* 0.5039* 0.2039* 0.2889*
FPT 0.2922* 0.1226 0.0173 0.1263 0.1902* -0.0169 0.3413* -0.061 HPG -0.1610* 0.1545 0.012 0.2385 0.1146 -0.2358* 0.5794* 0.1286 KDC 0.2948* 0.1715* 0.1974* 0.1171 0.2639* 0.2245* 0.4724* 0.2669*
PPC 0.2816* 0.1637 0.0152 0.2095* 0.1015 -0.1156 0.5355* -0.1673 PVD 0.3242* -0.3490* -0.0593 -0.4613* 0.2845* 0.0211 0.4123* -0.0054 PVT -0.106 -0.2267* -0.106 -0.2267* 0.5198* -0.0463 0.5198* -0.0463 REE 0.3466* -0.3479* 0.0279 -0.4063* 0.0591 0.1917* 0.4667* 0.1311
SSI 0.2361* 0.7412* 0.0298 0.7439* 0.1370* 0.3989* 0.4733 0.4042*
STB -0.0717 -0.103 -0.1191 -0.2265* 0.3136* 0.5605* 0.5155* 0.5170*
VIC -0.2018* -0.1042 0.1748* 0.113 0.1928* 0.0065 0.1255 -0.1686 VNM 0.2022* -0.1924* 0.2785* -0.0245 0.4258* -0.4987* 0.4606* -0.4579*
VSH 0.083 0.2473* 0.1179 0.2130* 0.4642* 0.1817* 0.3773* 0.048 ACB 0.1643* -0.0434 -0.0199 0.0568 -0.1644* -0.1918* 0.1814* -0.1920*
SHB -0.0969 -0.1113 0.0555 -0.3253* -0.0559 0.0447 0.3495* 0.0089 LAS 0.1846* -0.1520 0.0728 -0.3216* 0.0834 -0.0193 0.1645* 0.0348 VND 0.2199* -0.3085* -0.1051 -0.2017* -0.0435 0.0415 0.0469 0.1000 SHS -0.0831 0.3611* -0.1697* 0.5785* 0.0788 0.3586* 0.0878 0.3105*
BVS -0.2463* -0.3077* -0.0263 -0.2222* -0.0627 0.3984* 0.0534 0.4825*
HUT 0.0298 0.0266 -0.3417* -0.1154 -0.0317 0.2051* 0.2000* -0.0614 PLC 0.1471* 0.0825 0.1906* -0.0943 0.1754* -0.1163 0.1094 -0.4557*
HMH 0.3099* 0.0499 -0.0371 0.2712* -0.1735* 0.1139 0.3150* 0.1527 Bảng 11 mô tả các hệ số tương quan giữa Cầu thông tin và Độ bất ổn lịch sử /Khối lượng giao dịch theo 2 mẫu: thời kỳ từ 1/1/2008 đến 31/12/2011 và kỳ từ 1/1/2002 đến 31/07/2014.
* Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 10%
** Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 5%
Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 1%
Bảng 11 cho thấy kết quả của phân tích hồi quy cho cả hai mẫu phụ. Chuyển đổi trạng thái thị trường gây ra một hiệu ứng có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa các biến. Đặc biệt, tương quan giữa realized volatility cổ phiếu và cầu thông tin cao hơn và có ý nghĩa hơn trong mẫu phụ thứ hai. Tác động của thông tin thị trường xuất hiện trong hồi quy trở nên nhạy cảm hơn đối với trạng thái thị trường và trở nên mạnh hơn trong mẫu
Để khám phá xa hơn tác động của trạng thái thị trường lên kết quả nghiên cứu, tác giả hồi quy với biến giả. Theo nhƣ Ryan và Taffler (2004), tác giả xác định hai biến giả trạng thái thị trường: Một biến giả có giá trị bằng 1 khi có sự thay đổi lớn trong giá cả (những tuần có độ lệch của trị tuyệt đối tỷ suất sinh lợi thị trường so với giá trị trung bình lớn hơn 1 độ lệch chuẩn) và bằng 0 cho các trường hợp khác, và ngược lại (tất cả những tuần có “trạng thái tỷ suất thấp” và tương ứng với giá trị biến giả bằng 1). Cụ thể, “trạng thái tỷ suất sinh lợi cao” của biến giả đƣợc định nghĩa:
Và trạng thái “tỷ suất sinh lợi thấp” của biến giả:
Trong đó: I là hàm đặc trƣng (indicator function), là trị tuyệt đối của tỷ suất sinh lợi thị trường, là trung bình của trị tuyệt đối tỷ suất sinh lợi thị trường trong toàn bộ thời gian mẫu hoàn chỉnh. Và là độ lệch chuẩn của trị tuyệt đối tỷ suất sinh lợi thị trường trong toàn bộ thời gian mẫu.
Tác giả kiểm định RV theo ảnh hưởng của trạng thái thị trường.
HPG 0.276** -0.00377*
KDC 0.000224** -0.000353*** -0.00824***
PPC -0.0156**
PVD -0.0074* 0.000819***
PVT -0.00078** -0.0749***
REE 0.000412**
SSI 0.000205** 0.000345** -0.00281*** 0.00102*** -0.0023*
STB 0.000417** -0.0474**
VIC 0.0384***
VNM -0.000036* -0.0545***
VSH -0.000198* -0.00932*** 0.0195** 0.725**
ACB 0.000734** -0.0156**
SHB 0.000744** 0.000819***
LAS -0.00078** -0.074***
VND -0.000412**
SHS 0.000205** 0.0000345** 0.0000281** -0.00102*** -0.0023**
BVS 0.0000587** 0.000417*** -0.0474**
HUT
PLC -0.000036* -0.0545***
HMH 0.000198* 0.000102* -0.00932*** 0.0242** 0.0195** 0.7255**
Bảng 12 mô tả kết quả hồi qui OLS giữa độ bất ổn hàm ý của cổ phiếu và các biến cung và cầu thông tin,với biến giả trạng thái thị trường.
* Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 10%** Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 5% Giả thuyết H0 bị bác bỏ ở mức 1%
51
Kết quả ƣớc lƣợng cho mô hình realized volatility đƣợc thể hiện trong bảng 12. Với cùng một nguyên nhân, bảng trên chỉ bao hàm các hệ số ƣớc lƣợng cho các biến thông tin, không trình bày kết quả cho các biến kiếm soát khác (tỷ suất sinh lợi thị trường, độ trễ bậc một và độ trễ của realized volatility). Kết quả trong bảng 12 tương đồng với kết quả của phân tích tương quan. Tóm lại, cầu thông tin xuất hiện và có một tác độ có ý nghĩa thống kê lên realized volatility trong trạng thái thấp cao hơn trong trạng thái cao. Hệ số của cầu thông tin thị trường có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp. Lý giải điều này, chúng tôi cho rằng có thể tìm thấy các nguyên nhân xuất phát từ thực tế, phù hợp với các kết quả về mối quan hệ nghịch chiều giữa cầu thông tin và độ biến động thị trường đã tìm thấy bên trên. Với quy mô thị trường còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực, thanh khoản thấp, sự tham gia của các nhà đầu tƣ tổ chức chiếm tỷ trọng phần lớn so với các nhà đầu tƣ cá nhân. Dễ dàng gây ra hiện tượng đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Đặc điểm dễ nhận thấy của dạng thị trường đầu cơ là, thị trường tăng điểm, đạt tỷ suất sinh lợi cao tại mức thanh khoản thấp; Và ngƣợc lại, giảm điểm, đạt tỷ suất sinh lợi thấp tại mức thanh khoản cao. Thời điểm thị trường tăng điểm, tham gia chủ yếu trên thị trường là các nhà đầu tư tổ chức, trong khi đó ngược lại, thời điểm thị trường giảm điểm lại là các nhà đầu tư cá nhân, những người ít nắm hoặc nắm bắt thông tin trễ hơn so với các tổ chức chuyên nghiệp. Chính điều này giải thích hợp lý cho việc mức cầu thông tin tăng cao hơn vào thời điểm thị trường có tỷ suất sinh lợi thấp vì các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường lúc này nhiều hơn. Tuy nhiên, sẽ cần đến một nghiên cứu thực nghiệm riêng cho mối quan hệ này để xác định rõ kết quả chúng ta đã tìm thấy đƣợc bên trên. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức lập luận dựa trên những quan sát thực tế trong thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2008 – 2014.