LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu kinh te hoc dai cuong (Trang 30 - 38)

Lực lượng lao động (L2)

Tỉ lệ thất nghiệp (T%)

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động (% LĐ):

Lạm Phát và Thất

Nghiệp

Chỉ tiêu L

2 = C + T

%T = T L2

%LĐ = L2 L2+K

C: Số người có việc làm T: Số người thất nghiệp K: Người không nằm trong lực lượng lao động CPI

giá×lượng (năm gốc) +giá×lượng(năm gốc)

Thu nhập

Lãi suất thực tế và danh nghĩa

31 8.1. Lạm phát

8.1.1. Khái niệm lạm phát

− Là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian.

− Là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó

Ví dụ: Năm 2020 ta mua gói mỳ tôm 3000 đồng/1 gói, năm 2021 vẫn gói mì đó ta phải trả 4.000 đồng/ 1 gói. Ta mất nhiều tiền hơn, từ đó thấy được đồng tiền bị mất giá 8.1.2. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

− Là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ.

− Các bước tính CPI:

+ Bước 1: Cố định giỏ hàng => chọn năm gốc và hàng hóa cố định mà người tiêu dùng mua (qoi)

+ Bước 2: Xác định giá cả của mỗi hàng hóa tại mỗi thời điểm (pti) + Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng ở mỗi thời kì ∑pti×qoi

+ Bước 4: Tính CPI của mỗi năm CPIt = ∑pti×qoi

∑poi×qoi ×100 =Chi phí năm này

Chi phí năm gốc ×100 + Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát

Πt = CPIt -CPIt-1

CPIt-1 ×100% = Chi phí năm này - Chi phí năm trước

Chi phí năm trước × 100%

32 Ví dụ:

Bước 1. Điều tra, xác định giỏ hàng hóa cố định năm cơ sở 2002: 2 thực phẩm và 1 quần áo (thường có sẵn ở đề bài)

Bước 2. Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi năm (có sẵn)

Năm Giá thực phẩm Giá quần áo

2002 2 4

2003 4 6

2004 6 8

Bước 3. Tính chi phí của giỏ hàng hóa

Năm 2002: 2×2+4×1= 8 Năm 2003: 4×2+6×1= 14

Năm 2004: 6×2+8×1=20 Bước 4. Tính CPI của

các năm Năm 2002: 8

8 ×100=100 Năm 2003: 14

8 ×100= 175 Năm 2004: 20

8 ×100=250 Bước 5. Sử dụng CPI

để tính tỉ lệ lạm phát Năm 2003: 175 - 100

100 ×100% = 75%

Năm 2004: 250 - 175

175 ×100% = 43%

8.1.3. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

− Giống nhau: Đều nhằm đo lường mức giá chung của nền kinh tế

− Khác nhau: GDP phản ánh mức giá của hàng hóa và dịch vụ tron nước.

CPI phản ánh mức giá của người tiêu dùng “điển hình” mua.

VD: Việt nam nhập khẩu một lượng tôm từ Thái lan

=> Chỉ số CPI vì tôm là mặt hàng tiêu dùng, ngược lại tôm không được sản xuất trong nước nên nó không phải là GDP.

Việt nam xuất khẩu một lượng gạo ra nước ngoài

=>Chỉ số GDP vì gạo được sản xuất trong nước, ngược lại gạo không phải là hàng tiêu dùng nên nó không phải là CPI.

Lưu ý: những mặt hàng như phục vụ cho quân đội sẽ không được tính vào CPI.

33 8.1.4. Tác hại của lạm phát

− Chi phí mòn giày: Thường xuyên phải đến ngân hàng gửi và rút tiền,…

− Chi phí thực đơn: Quyết định bảng giá, in bảng giá, quảng cáo giá mới,...

8.1.5. Điều chỉnh các biến số kinh tế theo lạm phát

− Quy các giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm.

+ CPI cũng được sử dụng để tiến hành điều chỉnh các biến số theo giá trị tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau trong nhiều lĩnh vực kinh tế.

VD: Một người A có thu nhập $80.000 vào năm 1931.

CPI1931= 15,2; CPI2009= 166. Tính thu nhập của năm 2009? So sánh mức sống của người A so với thu nhập người B là $850000.

Giải: Thu nhập tính theo giá 2009 = thu nhập1931 ×CPI2009

CPI1931 = 80.000×166

15.2 = $873.648 Nếu người B có mức thu nhập là $85000 vào năm 2009 thì mức sống của người A năm 1931 cao hơn người B năm 2009.

− Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa:

+ Lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương lai cho một sự chuyển giao tiền trong quá khứ

+ Lãi suất danh nghĩa (i): lãi suất ngân hàng trả cho người gửi tiền + Lãi suất thực tế(r): là lãi suất trừ đi lạm phát

Lãi suất thực tế(r)= lãi suất danh nghĩa (i)- lạm phát(Π)

TIPS: Khi làm trắc nghiệm, người cho vay có lợi khi lãi suất thực tế cao.

8.2. Thất nghiệp

8.2.1. Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp là tính trạng tồn tại khi 1 số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm.

34 8.2.2. Tính toán một số chỉ tiêu

Công thức:

+ Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp + Tỷ lệ thất nghiệp = số người thất nghiệp

số người lao động ×100%

+ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = lực lượng lao động

lực lượng lao động + người không nằm trong lực lượng lao động ×100%

Trong đó:

+ Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn làm việc nhưng không có việc làm;

+ Có việc làm là sử dụng hầu hết thời gian trong tuần để làm một công việc được trả lương;

+ Thất nghiệp là những người muốn làm việc, tích cực tìm kiếm việc làm nhưng hiện thời chưa có việc làm;

+ Không nằm trong lực lượng lao động: những người không thuộc hai nhóm trên (sinh viên dài hạn, người nghỉ hưu, người nội trợ hoặc không có khả năng lao động, ...).

Ví dụ: Tại thời điểm 1/9/2014. Trong tổng dân số là người lớn tại nước X có:

185345200 người có việc làm, số người thất nghiệp là 7001200 và số người không nằm trong lực lượng lao động là 23450000 người. Từ những thông tin trên hãy tính:

Lực lượng lao động? Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động? Tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia X?

+ Lực lượng lao động = Số người có việc làm + số người thất nghiệp = 185345200 + 7001200 = 192346400 (người)

+ Tỷ lệ thất nghiệp = số người thất nghiệp

số người lao động x100% = 7001200

192346400 ×100%

=3,63%

+ Tỷ lệ tham gia =

lực lượng lao động

lực lượng lao động + người không nằm trong lực lượng lao động x100%

= 192346400

192346400 + 23450000 ×100% = 89,13%

35 8.2.3. Phân loại thất nghiệp

− Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp thông thường của mọi nền kinh tế, sẽ không mất đi mà gần như tồn tại trong xã hội.

+ Thất nghiệp tạm thời: khi người lao động thay đổi việc làm và bị thất nghiệp trong thời gian ngắn, tình trạng thất nghiệp do người lao động cần thời gian kiếm việc làm.

+ Thất nghiệp cơ cấu: là dạng thất nghiệp dài hạn, xuất hiện do sự suy giảm của 1 số ngành hoặc do quy trình sản xuất có thay đổi khiến người lao động không thể thích nghi. Họ buộc phải tìm đến các ngành nghề khác hoặc địa phương khác tìm việc.

+ Thất nghiệp cổ điển: liên quan tới oại việc làm mà tiền công thực tế trả cho người làm công việc đó cao hơn mức tiền công thực tế của thị trường, tình trạng cung lớn hơn cầu.

− Thất nghiệp chu kỳ chỉ các biến động của thất nghiệp theo thời gian và nó gắn liền với các biến động ngắn hạn của nền kinh tế.

Nền kinh tế suy thoái các doanh nghiệp sa thải tỷ lệ thất nghiệp tăng thất nghiệp chu kỳ

− Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp do người lao động từ chối một việc làm nào đó mà họ chưa thực sự ưng ý để tìm việc hài lòng hơn.

− Thất nghiệp không tự nguyện là tình trạng thất nghiệp do người người lao động muốn có việc làm nhưng cũng

không tìm được việc, thường liên quan đến việc họ có kĩ năng thấp.

II. Trắc nghiệm

1. Nếu nền kinh tế có lạm phát, khi doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí như: chi phí để in ấn và gửi bảng báo giá mới cho khách hàng. Điều này được gọi là:

A. Chi phí mòn giày B. Chi phí thực đơn

C. Tổn thất do nhầm lẫn và bất tiện

D. Tái phân phối của cải một cách ngẫu nhiên

36 2. Lạm phát là:

A. Sự tăng lên trong sản lượng của cả nền kinh tế

B. Sự hao mòn của cơ sở hạ tầng trong quá trình sản xuất của một ngành C. Sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế

D. Sự sụt giảm của mức giá chung

3. Trường hợp nào sau đây người cho vay có lợi:

A. Lãi suất danh nghĩa là 20%, lạm phát là 17%

B. Lãi suất danh nghĩa là 25%, lạm phát là 15%

C. Lãi suất danh nghĩa là 15%, lạm phát là 20%

D. Lãi suất danh nghĩa là 12%, lạm phát là 22%

4. Tại năm 2000, một người có mức thu nhập là 26 triệu/ 1 năm. Năm 2011 thu nhập của anh ta là 78 triệu đồng/ 1 năm. Biết CPI của năm 2000 là 130 và CPI năm 2011 là 260. Vậy có thể kết luận mức sống của anh ta tại năm 2011 là :

A. Cao hơn so với mức sống năm 2000 B. Thấp hơn so với mức sống năm 2000 C. Tương đương với mức sống năm 2000 D. Chưa đủ điều kiện để kết luận

5. Mức thất nghiệp mà một nền kinh tế phải trải qua ngay cả khi thị trường lao động đang trong trạng thái cân bằng là:

A. Thất nghiệp tự nhiên B. Thất nghiệp tạm thời C. Thất nghiệp tự nguyện D. Thất nghiệp chu kỳ E. Thất nghiệp k tự nguyện

6. Một nền kinh tế có tổng dân số là người lớn là 90 triệu người, lực lượng lao động chiếm 2/3 dân số. Trong số lực lượng lao động có 50 triệu người có việc làm, vậy tỷ lệ thất nghiệp là:

A. 16,67%

B. 6,67%

C. 17,67%

D. 7,67%

E. Đáp án khác

37 7. Với dữ liệu câu trên tỷ lệ người có việc làm là:

A. 93,33%

B. 83,33%

C. 82,67%

D. 92,67%

E. Đáp án khác

8. Với dữ liệu câu trên, tỷ lệ người tham gia vào lực lượng lao động là:

A. 66,67%

B. 55,56%

C. 56,67%

D. Đáp án khác III. Tự luận

Bài 1: Một nền kinh tế chỉ sản xuất cam và sách có thông tin như sau (Năm gốc là năm 2011)

Năm Giá cam

(1000Đ)

Lượng cam (1000 quả)

Giá sách (1000Đ)

Lượng sách (1000 quyển)

2011 2 100 1 100

2012 2,5 90 1 120

2013 3 110 2 150

a. Tính CPI qua từng năm

b. Tính tỷ lệ lạm phát của các năm 2012 và năm 2013?

c. Giả sử năm cơ sở thay đổi thành 2012, tính CPI cho năm 2013 Giải:

a. Tính chi phí giỏ hàng hóa:

− Chi phí giỏ hàng hóa năm 2011: 2×100 + 1×100 = 300

− Chi phí giỏ hàng hóa năm 2012: 2,5 ×100 + 1×100 = 350

− Chi phí giỏ hàng hóa năm 2013: 3×100 + 2×100 = 500

Một phần của tài liệu kinh te hoc dai cuong (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)