1. Quan ủieồm chung
Sử dụng đất phèn phải đi đôi với việc cải tạo để sử dụng có hiệu quả.
Cụ thể phải lấy cây trồng làm trung tâm cho một hệ sinh thái môi trường đất phèn nhất định, có độ dốc và tầng canh tác cũng như điều kiện thủy văn cho phép. Từ đó nghiên cứu và áp dụng kết hợp những biện pháp thủy lợi, hóa học, sinh học tác động để có thể sử dụng đất phèn một cách hiệu quả (sử dụng đất phèn bền vững).
Muốn vậy trước hết phải điều tra, tìm hiểu, kết hợp những điều kiện thủy văn, địa chất, thực vật, thổ nhưỡng ở những vùng đất phèn cụ thể để đưa ra giải pháp phù hợp.
2. Một số biện pháp cụ thể
• Vấn đề đắp đập ở vùng đất phèn mặn:
Trong đất phèn mặn có 2 quá trình: phèn hóa và mặn hóa.
Việc đắp đất ngăn mặn có thể sẽ làm tăng quá trình phèn hóa. Từ đó sẽ làm cho đất đó không còn trồng trọt được nữa. Do đó trước khi đắp đập cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm của đất.
• Vấn đề đào kênh ở vùng đất phèn tiềm tàng:
Ở những vùng đất phèn việc đào kênh dẫn nước ngọt xổ phèn là rất cần thiết. Tuy nhiên đối với đất phèn tiềm tàng, đôi khi chính việc đào kênh sẽ làm hạ thấp mực nước nhanh, tạo điều kiện đất khô nhiều hơn, do đó đất bị hóa phèn nhanh hơn.
• Vấn đề khai thác than bùn:
Ở những vùng Đồng bằng sông Cửu Long (U Minh Thượng, U Minh Hạ…), việc khai thác than bùn đang là một nguyên nhân làm đất hóa phèn.
Bà con thường đốt than bùn để trồng lúa, năm đầu lúa rất tốt vì có tro và nhiều chất dinh dưỡng nhưng càng về sau thì năng suất càng giảm.
Nguyên nhân là khi lớp than bùn bị đốt hoặc lấy đi, quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mãnh liệt, tầng Jarosit xuất hiện đất trở thành đất phèn. Do đó, cần có việc biện pháp khai thác than bùn một cách thích hợp.
• Vấn đề bón vôi:
Đất phèn rất nghèo Ca2+, do đó việc bón vôi để khử phèn, tăng pH, tăng Ca2+ là rất cần thiết. Tuy nhiên lượng vôi để khử phèn là rất lớn (4 tấn/ha) do đó không thể sử dụng riêng rẽ biện pháp này mà cần áp dụng đồng bộ với các biện pháp khác.
• Troàng caõy chũu pheứn
Việc lựa chọn giống cây trồng chịu phèn phù hợp với từng vùng đất phèn với độ phèn và đặc điểm khác nhau cũng rất quan trọng. Phải nghiên cứu kỹ để chọn loại cây phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái vì cây trồng sẽ là nhân tố chính trong hệ sinh thái đó.
Một số loại cây được trồng trên đất phèn:
o Caõy cao lửụng
Cây cao lương có thể sống ở đất có pH 3,7 – 3,9 nhưng tốt nhất là pH 4, đất không quá ngập.
Kết hợp bón vôi, bón phân, xác định mật độ, thời vụ, chú ý chăm sóc, dặm tỉa …
o Luùa
Đất phèn nhưng không được chua quá, pH trung tính, lượng mùn và dinh dưỡng tương đối tốt, ít Al3+, SO42-, Fe2+.
Tùy từng vùng phèn để chọn giống lúa thích hợp.
Phải bón vôi, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất, xác định thời vụ sao cho nước ngập không quá 2/3 cây lúa, đồng thời chú ý phòng bệnh cho lúa …
Caõy cao lửụng
Tiến sĩ Mai Thanh Phụng phổ biến cho nông dân kĩ thuật khai hoang trồng lúa trên đất phèn
o Cây khóm
Có khả năng trồng ở vùng phèn nhiều, phèn hoạt tính, ít chủ động nước ngọt, ít khả năng trồng lúa.
Cần lên luống, xác định mật độ, khoảng cách phù hợp.
Hai giống thường trồng: Smooth Cayen và Queen.
Kết hợp bón vôi và bón phân bón đầy đủ.
o Caây chuoái:
Thời vụ: Tháng 10, 11 khi đất đã hạ phèn, độ ngập ít, chuối không bị ngập úng và đất còn đủ ẩm cho cây con phát triển.
Đất ít phèn càng tốt, nhưng có thể sử dụng đất phèn, pH từ 3,8 – 4,0.
Cần làm sạch cỏ, nhất là cỏ ống, cỏ tranh, cần thêm bờ bao chắn gió (trồng bạch đàn, phi lao, tràm …)
Phải chú ý làm đất, mật độ khoảng cách, chọn cây con giống và bón phân đầy đủ, đồng thời cũng phải chăm sóc, phòng trừ sâu beọnh.
Ngoài ra cũng có thể trồng một số loại cây khác như: mía, rau, lác (cói)
…
• Trồng rừng trên đất phèn
o Cây rừng phòng hộ
Noâng daân thu hoạch khóm
Mục đích: Chắn gió, làm bóng mát, làm đẹp cảnh quan.
Thường phải trồng theo lớp: Cây cao, cây thấp và cây bụi.
Một số loại cây: bạch đàn trồng ở tầng cao, dưới đó trồng xen thông, và dưới cùng trồng trúc.
o Trồng cây nông lâm kết hợp Chọn cây rừng trồng kết hợp nông nghiệp cần chú ý:
Là cây ưa sáng, mọc nhanh, vượt lên cao khỏi các cây nông nghieọp.
Có hệ thống rễ không mọc cạn để tránh cạnh tranh với cây nông nghieọp.
Có khả năng khép tán sớm hoặc có khả năng trồng dày để khép tán sớm.
Đồng thời, cây nông nghiệp trồng kết hợp cũng phải là loại cây:
Không hút kiệt chất dinh dưỡng của đất một cách nhanh chóng.
Không phải loại phát triển nhanh.
Không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng.
Thời gian sinh trưởng không quá dài.
Không phải là cây dây leo.
o Trồng rừng thuần
Những vùng có độ phèn cao, ít khả năng trồng cây nông nghiệp thì có thể trồng thuần các loại cây rừng.
Một số loại cây rừng có thể trồng ở đất phèn: tràm, bạch đàn, keo lá tràm, phi lao, thông, so đũa …
Cần chú ý bảo vệ rừng tự nhiên trên đất phèn.
Rừng tràm Trà Sư – An Giang
• Nuôi cá, tôm trên đất phèn
Nhiều vùng đất phèn đã áp dụng nuôi cá, tôm, và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cá, tôm trên đất phèn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn vị trí đào ao tránh chỗ trũng hay chỗ đất quá phèn, nên là vị trí có thể thoát nước vào ra dễ dàng.
Xác định kích thước: chú ý độ sâu của ao không quá cạn để mất nước vào mùa khô và không quá sâu để bị phèn, khó cải tạo.
Đào ao phải xử lý đất (bón vôi) và cho nước vào rồi thoát nước ra rửa pheứn.
Chọn cá cũng phải là giống chịu phèn, phù hợp với độ phèn.
Vớ duù:
Triệu phú nuôi tôm trên đất phèn Quãng Trọng Phong ở Vĩnh Thuận – Kieân Giang
Cá chép hương pH > 4
Cá mè trắng pH > 5,5
Cá trắm cỏ hương pH > 5,0
Cá tra hương pH > 4,5
Cá trê vàng pH > 3,5
Đầu tư kỹ thuật vào ao nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.
Mô hình nuôi cá cuỷa gia ủỡnh oõng
Nguyeãn Quoác Phòng ở Thới Bình
– Cà Mau
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
NHẬN XÉT