Mục tiêu của giai đoạn khởi động của Dự án

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại việt nam (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN “ XÂY DỰNG NĂNG LỰC NHẰM LOẠI BỎ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TỒN LƯU POPS TẠI VIỆT NAM”

4.1 Mục tiêu của giai đoạn khởi động của Dự án

Giai đoạn khởi động của Dự án bao gồm việc tổ chức Hội thảo khởi động, rà soát và thống kê các điểm tồn lưu và chôn lấp hóa chất BVTV POP, xây dựng báo cáo Khởi động với nội dung hướng dẫn thực hiện Dự án theo văn kiện Dự

án nhưng đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tồn lưu POP hiện tại ở Việt Nam. UNDP đã hợp đồng với một tư vấn quốc tế, ông Boudewijn Fokke để hỗ trợ Dự án trong giai đoạn khởi động.

Hội thảo Khởi động được tổ chức vào ngày 5/04/2010. Các đại biểu tham dự gồm có: BQL Dự án quản đốc Dự án, Nhóm Dự án và các bên liên quan như FAO và UNDP, đại diện của các Bộ, tỉnh và báo chí. Báo cáo hội thảo khởi động Dự án "Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam" được soạn và có số tham khảo là 2010 0405. Báo cáo hội thảo, chương trình hội thảo được đưa vào Phụ lục 2. Tại hội thảo, nội dung Dự án đã được trình bày và những nhận xét về việc chuẩn bị thực hiện dự án đã được thu thập và đánh giá.

Sau khi đã nhận được thêm thông tin về tình hình thực tế số các điểm ô nhiễm và mối nguy hại môi trường của các điểm tồn lưu hóa chất BVTV POP bị chôn lấp, BQLDA, quản đốc dự án, và tư vấn quốc tế tin tưởng mạnh mẽ rằng mục tiêu của Dự án là Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam vẫn hoàn toàn phù hợp.

Dựa trên thảo luận và rà soát văn kiện Dự án cùng các báo cáo liên quan mục tiêu của giai đoạn khởi động là:

============================================

1. Thu thập và rà soát số liệu và thông tin liên quan đến thực hiện Dự án

[1]. Rà soát và thảo luận văn kiện Dự án với quản đốc dự án, nhóm Dự án, BQLDA, FAO và UNDP để xác định những chỗ còn thiếu hay chưa đủ để xem xét lại;

[2]. Thực hiện rà soát lại các tài liệu thứ cấp về quản lý POP tại Việt Nam. Danh mục tài liệu thứ cấp được trình bày trong Phụ lục 3;

[3]. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham vấn bao gồm lịch họp, thăm hiện trường và phỏng vấn.

2. Cập nhật Khung logic của Dự án

[1]. Rà soát Khung logic của Dự án bằng cách điều chỉnh các đầu ra và bố trí các hoạt động phù hợp với tình hình thực tế hiện tại đã xảy ra trong giai đoạn 2007-2010. Khung logic cập nhật được thảo luận ở mục 3.4 và gắn kèm ở Phụ lục 4.

[2]. Cập nhật các điều khoản tham chiếu (TOR) và/ hoặc phạm vi của các hoạt động chủ yếu của các hoạt động Dự án phù hợp với chiến lược thực hiện Dự án.

[3]. Xây dựng chi phí chuẩn cho các hoạt động chủ yếu của dự án trong Kết quả 2 trong văn kiện Dự án. Chi phí cho việc làm sạch một địa điểm được mô tả ở mục

3. Rà soát và xây dựng kế hoạch chi tiết Giám sát và Đánh giá Dự án (M&E) [1]. Xây dựng và mô tả kế hoạch chung của dự án với các mục tiêu và điểm mốc theo khung Logic đã cập nhật. Kế hoạch giám sát và đánh giá được thảo luận ở mục 6.

[2]. Xác định và mô tả các chỉ số của Dự án. Các chỉ số đã được cập nhật cho Dự án được nêu ở Khung logic

[3]. Xây dựng một ma trận thể hiện trách nhiệm, trách nhiệm giải trình của các bên liên quan cho mỗi kết quả đầu ra của Dự án và các nhiệm vụ bao gồm cả các bên liên quan tư vấn được lựa chọn và những bên cần được thông báo (ma trận RACI). Ma trận này được đưa ra trong Phụ lục 7 và thảo luận ở mục 8.2 của báo cáo này.

4. Đề xuất hệ thống quản lý rủi ro chu kỳ. Mục 7 được dành cho việc quản lý rủi ro của dự án. Các vấn đề sau đã được bàn luận trong mục này:

[1]. Rà soát và cập nhật những rủi ro của dự án, xác định những rào chắn tiềm năng cản trở việc thực hiện dự án thành công và tư vấn các biện pháp giảm thiểu có thể có;

[2]. Chiến lược quản lý rủi ro;

[3]. Tổ chức họp quản lý rủi ro của nhiều bên liên quan trong thời gian khởi động dự án;

[4]. Kết quả của cuộc họp quản lý rủi ro đầu tiên.

5. Hỗ trợ quản đốc chuẩn bị kế hoạch làm việc chi tiết cho năm đầu của Dự án

[1]. Rà soát và cập nhật kế hoạch làm việc hàng năm (ANW) cho năm 2010. Kế hoạch làm việc hàng năm đã cập nhật được thảo luận ở mục 4.1

[2]. Hoàn tất điều kiện tham chiếu TOR cho kế hoạch công tác 2010- 2011. Các TOR được thảo luận ở mục 3.5 và 8.3.

6. Rà soát và điều chỉnh tổ chức quản lý Dự án

[1]. Rà soát những TOR hay bản mô tả công việc cho toàn bộ nhân viên Dự án và các tư vấn đã nêu trong văn kiện Dự án, nếu cần. Các TOR được thảo luận trong mục 8.3.

[2]. Rà soát và hoàn tất sơ đồ tổ chức quản lý dự án bao gồm các tuyến báo cáo (nhà tài trợ, chính phủ, Bộ TNMT, PMU, PM, tư vấn và các nhà thầu).

Sơ đồ tổ chức quản lý Dự án được nêu trong Hình 1.2.

[3]. Hỗ trợ nhóm Dự án xây dựng dữ liệu và hồ sơ của:

[4]. Các đối tác và bên liên quan (xem Phụ lục 4, ma trận RACI) [5]. Số liệu địa điểm POP (xem Phụ lục và mục 2.1)

[6]. Lưu trữ tài liệu của Dự án được thảo luận ở mục 8.3.

7. Lên tóm tắt chiến lược đấu thầu của Dự án để tiêu hủy nguồn tồn lưu đã biết

[1]. Xem xét thực tiễn đấu thầu của Chính phủ Việt Nam, UNDP và FAO, và dựa trên thông tin đó soạn ra dự thảo tóm tắt chiến lược đấu thầu.

Nhóm Dự án, quản đốc và BQL Dự án cần phải đồng ý với chiến lược dó. Mục 8 cung cấp chi tiết liên quan tới tổ chức thực hiện dự án;

[2]. Xây dựng điều khoản tham chiếu (TOR) tiêu chuẩn và hướng dẫn thầu cho việc khôi phục địa điểm. TOR tiêu chuẩn và nội dung của hướng dẫn thầu được bàn đến ở mục 3.5.

8. Tổng hợp Báo cáo Khởi động

[1]. Soạn thảo báo cáo khởi động chứa tất cả những vấn đề đã nêu ở trên

[2]. Dựa trên nhận xét từ PM, BQLDA, FAO và UNDP để tổng hợp báo cáo khởi động cuối cùng.

=============================================

Một phần của tài liệu Bao cao tong ket xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại việt nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w