Điều 84. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
3- Giải pháp chủ yếu
Ngôi nhà xanh rất cần chúng ta chăm sóc hàng ngày. Ảnh minh họa
- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường
Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã.
Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường trong xã hội. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các ngành, địa phương.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Chú trọng nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sớm hình thành một số chuyên ngành khoa học mũi nhọn như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới, thiên văn...
Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các- bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình.
Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ.
Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.
Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá; cơ chế để nhân
dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực.
Hằng năm ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp cho công tác điều tra cơ bản, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai. Bảo đảm sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn hỗ trợ quốc tế khác.
Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc : người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường;
người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, người dân bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thái quá.
Có lộ trình đến năm 2020 xoá bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hoá thạch; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất thải.
- Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế; coi trọng việc tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách với các nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Đẩy mạnh hợp tác với các nước có liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy hợp tác Á - Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, trong ASEAN, tiểu vùng sông Mê Kông về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 5: Ý kiến của anh (chị) về chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/6/2016) “Tiếng gọi Thiên nhiên và hành động của chúng ta”
Trả lời:
Ông cha ta có câu "sức khỏe quý hơn vàng" đúng với câu nói vậy thì có sức khỏe thì mới có thể làm ra vàng. Vì vậy để có được một sức khỏe tốt cho bản thân cá nhân và cả gia đình thì công việc đơn giản nhất ngay tại cuộc sống hàng ngày đó chính là thường xuyên vệ sinh nhà cửa để hạn chế tốt nhất các bệnh có thể truyền nhiễm.
Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường đang là vấn đề được nhiều cơ quan chức năng, đơn vị, cộng đồng quan tâm. Môi trường chính là nơi chúng ta sinh hoạt, nơi chúng ta tồn tại và mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong phạm vi sống đấy.
Tuy nhiên, thực trạng môi trường hiện nay đang là vấn đề nan giải, nhiều đại dịch lớn như cúm gà, dịch sars, ... những căn bệnh liên quan đến môi trường.
Môi trường là cái nôi là lá chắn để bảo vệ con người khỏi tác động xấu đến từ mọi phía song chúng ta dường như quá vô tâm, chỉ lo tận hưởng, tàn phá cái không gian ấy mà không quan tâm đến việc gìn giữ, bảo vệ chúng.
Môi trường chỉ có một và nó cũng không thể tự tái tạo, hồi phục lại nếu con người không có ý thức vệ sinh nó. Môi trường như con dao hai lưỡi, nó là nguồn sống, chăm lo bảo vệ chúng ta nhưng khi nó nổi giận thì đây chính là con đường tạo ra nhiều bệnh tật nguy hại đến tính mạng cũng như sức khỏe của loài người.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Như Thanh kiểm tra rừng tại xã Xuân Du. Ảnh: Phong Sắc
Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2016 là: “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta” nhằm truyền cảm hứng cho toàn nhân loại hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu áp lực ngày càng gia tăng đối với các hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất. Thông qua đó huy động nỗ lực của toàn thể cộng đồng hướng tới ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã đã và đang làm suy kiệt tài nguyên, đa dạng sinh học, đe dọa sự sống còn của các loài động vật trên thế giới.
Hiện nay, các mối đe dọa đối với ĐDSH xuất phát từ nhiều phía, như:
Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế - xã hội, việc hình thành các khu dân cư, đô thị, công nghiệp... cũng tạo nên áp lực lớn trong việc bảo tồn ĐDSH. Vì thế, thông điệp của Ngày Môi trường thế giới năm nay hướng con người tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu áp lực ngày càng gia tăng đối với các hệ sinh thái tự nhiên của trái đất. Qua đó, huy động sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã đã và đang làm suy kiệt tài nguyên ĐDSH, đe dọa sự sống còn của các loài động, thực vật.
Mỗi năm Ngày Môi trường thế giới có một chủ đề khác nhau, như: “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm - vì một trái đất bền vững”, “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”, “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”...
Năm nay, với chủ đề “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta”, ngoài các hoạt động hưởng ứng, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phát động “Tháng hành động vì môi trường”. Đây là điểm mới so với những năm trước đây. Theo
đó, từ tháng 5 đến hết tháng 6 - 2016, các bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương đồng loạt tổ chức các hoạt động thiết thực tạo thành chuỗi hoạt động trên phạm vi cả nước. Đặc biệt là tiếp tục quán triệt, triển khai Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Công ước về ĐDSH (CBD) và Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Luật ĐDSH... đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Mục tiêu của Ngày Môi trường thế giới năm nay nhằm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến công dân toàn cầu về điểm giới hạn của hệ sinh thái trên trái đất và hơn bao giờ hết việc bảo tồn ĐDSH, bảo vệ động, thực vật hoang dã cần sự chung tay của toàn thể cộng đồng. Từ mục tiêu này, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cũng đưa ra thông điệp: “Dù bạn là ai, bạn sống ở đâu, hãy thể hiện từ lời nói tới hành động rằng chúng ta không khoan nhượng đối với việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, hãy tạo sự khác biệt vì tương lai của chính chúng ta”.
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, con người luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Mối quan hệ giữa con người – môi trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên – xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta. Đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển.
Sau công cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Để phục vụ cho nhu cầu không ngừng gia tăng của con người, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác ào ạt hơn, đẩy nhân loại đối mặt với hiểm họa môi trường đang có nguy cơ tăng dần. Trên hành tinh xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn, tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội, làm mực nước biển dâng, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi ngành nông nghiệp. Biển và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng. Hằng năm, khoảng hàng chục triệu tấn chất thải rắn do hoạt động của con người đổ ra biển, đại dương. Đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác. Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỷ
người trên Trái Đất.
Ở Việt Nam, hàng loạt thiên tai, ô nhiễm môi trường ở các đô thị, khu công nghiệp, các lưu vực sông và nhiều sự cố nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường sống, tài sản và sinh kế của hàng triệu người dân. Sự cạn kiệt nguồn nước ở Đồng Bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam bên cạnh yếu tố tác động của biến đổi khí hậu còn có nguyên nhân của việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý, thiếu bền vững. Số liệu thống kê chưa đầyđủ mớiđây cho thấy, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đã lên tới 5.572 tỷ đồng; hơn 1,5 triệu người dân đang hàng ngày thiếu nước sinh hoạt với những rủi ro lớn đến sức khỏe. Hình ảnh những cánh đồng lúa chết cháy, đất đai nứt nẻ và những người nông dân khắc khổ rơi vào cảnh trắng tay sẽ còn ám ảnh, buộc chúng ta phải sớm có những giải pháp căn cơ, bền vững hơn.
Ngày nay, nhiều người ngày càng nhận thức rõ hơn về mối tương quan chặt chẽ giữa sức khỏe và hạnh phúc, giữa thân và tâm. Cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần sảng khoái và ngược lại. Nhưng chúng ta cần nhìn vấn đề sâu hơn để nhận ra mối quan hệ nhân duyên mật thiết giữa sức khỏe con người và môi trường sống. Tâm cần sự trợ giúp của thân, trong khi để khỏe mạnh, thân thể lại cần một môi trường sống lành mạnh, trong sạch và không ô nhiễm.
Hình minh họa Sống thân thiện với môi trường
Chúng ta cần biết nếu không quan tâm bảo vệ môi trường, ta sẽ không có một cơ thể khỏe mạnh để kết nối với tâm hồn và trải nghiệm hạnh phúc đích thực. Tâm an lạc là tâm lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh, sẽ có được nếu mọi yếu tố quanh ta đều lành mạnh, hay nói cách khác là nếu môi trường sống trên Trái đất không bị tàn phá, hủy hoại bởi những nhiễm ô và hành vi vô ý thức của loài người. Khi cây cối xanh tươi, chúng ta có nguồn oxy dồi dào; ở đâu có nước sạch, ở đó có sự sống. Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào cách sống và hành động mỗi ngày của chúng ta.
Rèn luyện lối sống thân thiện với môi trường là điều không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và gây dựng hạnh phúc. Đối với tôi, người có trí tuệ và hạnh phúc là người không ích kỷ, biết quan tâm đến sức khỏe, hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Đây không phải một triết lý cao siêu mà chỉ là một cách nhìn đơn giản song lại thường bị lãng quên. Nếu không quyết tâm thay đổi lối sống của mình chỉ vì muốn an phận thì không có pháp thiền nào trên thế gian có thể giúp ta hạnh phúc hơn. Chúng ta nói thì hay nhưng lại không giỏi biến các ý tưởng của mình thành hành động. Tôi nghĩ rằng, khi hành động, chúng ta sẽ nhận ra vẻ đẹp cuộc sống qua việc trải nghiệm những phẩm chất tích cực trước đây mình chưa từng biết.
Bảo vệ môi trường còn là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật hoang dã. Nhận thức được sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước, Đảng và nhà nước đã có những chính sách bảo vệ các khu rừng nguyên sinh (rừng cấm), nhờ đó Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập. Tuy nhiên, quyết tâm và cam kết bảo tồn ĐDSH của nhà nước được chú trọng hơn sau khi Việt Nam trở thành viên công ước CBD và CITES năm 1994. Một hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn (VQG/KBT) của Việt Nam đã được quy hoạch và thành lập trên toàn quốc (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản). Đến nay, Việt Nam đã có 164 KBT rừng đặc dụng với tổng diện tích gần 2,2 triệu ha và dự kiến đến năm 2020 sẽ nâng lên 176 khu tương đương 2,4 triệu ha.