CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN CỦA HUỴÊN GIO LINH
2.3.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
Thông thường vốn của các hộ nông dân tích luỹ được sau quá trình sản xuất thường được sử dụng để chi trả cho các hoạt động tiêu dùng cần thiết của gia đình.
Do đó số vốn còn lại để tái sản xuất còn rất ít. Để tiếp tục và mở rộng sản xuất thì các hộ nông dân cần phải có đủ số vốn cần thiết. Nơi cung cấp vốn chủ yếu cho các hộ nông dân chủ yếu là từ Ngân hàng NN&PTNT, ngoài ra còn huy động từ một số nguồn khác nhưng tỷ lệ không đáng kể.
Quan sát bảng số liệu ta có thể thấy, vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số vốn sản xuất của các hộ điều tra. Bình quân 10,6 tr.đ/hộ chiếm 44,2%, vốn tự có của các hộ là 6,7 tr.đ/hộ chiếm 27,3% trong
Đại học Kinh tế Huế
tổng số vốn sản xuất của hộ. Còn vốn vay khác như từ Ngân hàng Chính Sách, hội nông dân, hội phụ nữ… là 6,8 tr.đ/hộ chiếm 28,5% trong tổng số vốn sản xuất của các hộ.
Bảng 11. Cơ cấu nguồn vốn của các hộ điều tra.
Chỉ tiêu
Bình quân chung
Xã Gio Quang
Xã Gio An
Xã Trung Giang Giá trị
(Tr.đ) Tỷ
lệ (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%) Tổng số vốn
sản xuất 24,1 100 19,5 100 14,0 100 38,6 100
Vốn vay từ
Ngân hàng NN 10,6 44,2 8,7 44,5 7,8 56,0 15,4 39,8
Vốn tự có 6,7 27,3 5,6 28,8 4,1 29,3 9,9 25,8
Vốn vay khác 6,8 28,5 5,2 26,7 2,1 14,7 13,3 34,4
(Nguồn: Sốliệu điều tra)
Cụ thể, ở xã Gio Quang vốn vay từ Ngân hàng NN&PTNT chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số vốn sản xuất là 44,5%. Vốn tự có và vốn vay từ các nguồn khác có tỷ lệ tương đương nhau. Tỷ lệ vốn tự có nói lên khả năng tự chủ trong sản xuất và khả năng thanh toán vốn vay cho ngân hàng. Vốn vay khác chiếm 26,7% và vốn tự có chiếm 28,8%. Qua đó ta thấy tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu vốn sản xuất còn lớn điều này ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các hộ.
Ở xã Gio An, tỷ trọng vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp chiếm 56,0% trong tổng số vốn sản xuất. Như vậy vai trò của Ngân hàng NN &PTNT đã thực sự quan trọng trong hoạt động sản xuất của các hộ. Trong khi đó vốn huy động từ các nguồn khác chỉ chiếm 14,7% trong tổng số vốn sản xuất còn lại 29,3% là nguồn vốn tự có của hộ.
Ở xã Trung Giang, hoạt động chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản do đó cần một nguồn vốn lớn mà đặc biệt là hoạt động nuôi trồng cần chi phí khá nhiều. Trong cơ cấu vốn sản xuất của các hộ thì vốn của Ngân hàng NN&PTNT vẫn chiếm vai trò chủ đạo (39,8% trong tổng số vốn sản xuất của hộ). Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác như NHCS, Ngân hàng Đầu tư và phát
Đại học Kinh tế Huế
triển… cũng tương đối lớn chiếm 34,4% trong tổng số vốn sản xuất. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất khá lớn trong khi đó số tiền được vay từ Ngân hàng nông nghiệp không đủ để trang trải các khoản chi, mặt khác Ngân hàng đầu tư cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các hộ vì vậy cũng đã thu hút được một số lượng không nhỏ các hộ tham gia vay vốn. Nguồn vốn tự có của các hộ ở đây chiếm 25,8%, thấp nhất trong tổng cơ cấu vốn sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của các hộ.
Qua đó chúng ta có thể thấy trong những năm qua Ngân hàng NN&PTNT đã có vai trò quan trọng đối với các hộ nông dân, thực sự là “người bạn đồng hành cùng nhà nông”, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Điều này thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn huy động từ Ngân hàng nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng này là chưa cao khi mục tiêu của Ngân hàng là phục vụ chủ yếu cho người nông dân. Vì vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp tích cực hơn để ngày càng thu hút nhiều khách hàng hơn và nâng cao được khả năng cạnh tranh.
2.3.2.2. Mục đích sửdụng vốn.
Trước khi vay vốn các hộ nông dân phải trình bày được mục đích sử dụng vốn và phương án sản xuất kinh doanh để Ngân hàng xét duyệt. Nếu thấy có hiệu quả Ngân hàng mới giải ngân. Chính vì vậy sử dụng vốn đúng mục đích sẻ làm tăng hiệu quả sử dụng của đồng vốn. Qua điều tra tôi đã tập hợp mục đích sử dụng vốn của các hộ ở bảng dưới.
Bảng 12: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Mục đích sản xuất Mục đích Trồng trọt Chăn nuôi Ngư nghiệp khác
SL Tỷlệ (%)
SL Tỷlệ
(%) SL Tỷlệ
(%) SL Tỷlệ (%)
Xã Gio Quang 9 45,0 6 30,0 1 5,0 4 20,0
Xã Gio An 4 20,0 11 55,0 2 10,0 3 15,0
Xã Trung Giang 2 10,0 3 15,0 12 60,0 3 15,0
(Nguồn: Sốliệuđiều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng ta thấy, các hộ vay vốn chủ yếu sử dụng vào mục đích sản xuất mà cụ thể là để phục vụ cho các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp…Qua bảng ta thấy, ở xã Gio Quang là một xã thuộc vùng đồng bằng, hoạt động trồng trọt của xã chủ yếu là độc canh cây lúa và là nguồn tạo thu nhập chính của các hộ nông dân ở đây ngoài ra còn trồng một số loại rau khác như khoai, sắn để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi mà chủ yếu là lợn.
Ở xã này lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, phần lớn là lao động theo mùa vụ, nhũng lúc khác thường không có việc gì để làm. Chăn nuôi mà chủ yếu là chăn nuôi lợn đã phần nào tận dụng được thời gian nhàn rỗi mà chủ yếu là phụ nữ, chính vì vậy vốn tập trung cho đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Cụ thể là vốn đầu tư cho trồng trọt chiếm 45%, chăn nuôi chiếm 30% còn lại là ngư nghiệp chỉ chiếm 5%. Cũng như xã Gio Quang, xã Gio An là một xã thuộc vùng gò đồi, có diện tích tương đối rộng và đất đai thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như cao su, hồ tiêu…và chăn nuôi lợn, trâu bò, vì vậy vốn vay được đầu tư vào hoạt động trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu, cụ thể trồng trọt chiếm 20% và chăn nuôi chiếm 55% trong tổng số vốn vay. Số còn lại vay vốn để đầu tư vào các mục đích khác như: tiêu dùng, mua máy tính, phương tiện đi lại, buôn bán… Hai xã này cách khá xa biển vì vậy người ta không đánh bắt thuỷ sản mà chỉ đầu tư nuôi trồng thuỷ sản ở một số vùng đất thấp mà canh tác lúa không hiệu quả. Còn đối với xã Trung Giang, là một xã nằm ven biển, hoạt động của các hộ dân ở đây chủ yếu là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản nên vốn vay chủ yếu phục vụ cho hoạt động ngư nghiệp chiếm 60%, trồng trọt chiếm 10% và chăn nuôi chiếm 15% còn lại là cho mục đích khác.
Như vậy qua bảng ta thấy các hộ sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhau. Qua điều tra tôi nhận thấy hầu như các hộ vay vốn thường chia nhỏ nguồn vốn vay của mình vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài chi phí cho hoạt động sản xuất các hộ còn phải trang trải cho các hoạt động tiêu dùng. Chúng ta có thể quan sát biểu đồ để thấy được tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra.
Đại học Kinh tế Huế
Qua điều tra tôi thấy ỡ xã Gio Quang là xã có tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích cao nhất( quy ước sử dụng vốn trên 50% là đúng mục đích), có 85% hộ là sử dụng đúng mục đích, tiếp theo là xã Gio An 80% hộ sử dụng đúng mục đích . Tỷ lệ thấp nhất là xã Trung Giang với 70% hộ sử dụng vốn đúng mục đích. Nguyên nhân là do thu nhập của người dân ở xã Trung Giang chủ yếu là từ nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, hoạt động này mang tính thời vụ.
Xã Gio Quang
85 15
Mục đích chính >50%
Mục đích chính <50%
Xã Gio An
80 20
Mục đích chính >50%
Mục đích chính <50%
Xã Trung Giang
70 30
Mục đích chính >50%
Mục đích chính <50%
Biểu đồ 6: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra.
Bên cạnh đó những sản phẩm của ngành này chủ yếu là bán ngay khi khai thác do đó không có sản phẩm dự trữ để bán lấy tiền khi cần thiết. Vì vậy lượng tiền
Đại học Kinh tế Huế
mặt mà các hộ dự trữ được là rất ít. Mặt khác nhu cầu của đời sống ngày càng cao và việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của các hộ nông dân là một điều tất yếu.
Người dân vay vốn không chỉ để mở phục vụ cho hoạt động sản xuất mà còn để trang trải các khoản chi tiêu khác như học hành của con cái, ma chay đám dỗ, các khoản nợ nần…Do đó khi nhận được khoản tiền vay thì họ không chỉ tập trung đầu tư vào một mục đích nhất định mà họ thường chia ra các khoản khác nhau. Để nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay thì sử dụng vốn đúng mục đích là rất quan trọng. Do đó chính quyền địa phương cũng như Ngân hàng phải có biện pháp để tăng tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích lên góp phần tăng hiệu quả hoạt sản xuất kinh doanh của các hộ.
2.3.2.3. Kết quảsửdụng vốn vay của hộ
Để xem xét tình hình sử dụng vốn của các hộ như thế nào tôi đã tiến hành điều tra tình hình sản xuất của từng hộ vay vốn. Qua điều tra và xử lý số liệu tôi đã tập hợp hiệu quả của hoạt động trồng trọt ở bảng dưới đây.
Hiệu quảcủa hoạt động trồng trọt
Qua điều tra tôi nhận thấy, hầu hết các hộ vay vốn để trồng lúa, ngoài ra còn một số loại cây khác như lạc, khoai, sắn, tiêu…Đối với hoạt động trồng lúa, GO/IC của xã Gio Quang là 2,35 lần, có nghĩa là hộ nông dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về 2,35 đồng giá trị sản xuất(GTSX). Còn VA/IC đạt 1,35 lần, có nghĩa là hộ bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu về được 1,35 đồng giá trị gia tăng(GTGT). Còn ở xã Gio An tỷ số GO/IC của lúa là 2,30 lần và VA/IC là 1,30 lần, Ở xã Trung Giang GO/IC là 2,00 lần và VA/IC là 1,00 lần. Qua đó ta thấy hiệu quả hoạt động trồng lúa là khá cao, tuy nhiên ở xã Gio Quang cao hơn hai xã còn lại là do đất đai ở đây thích hợp cho việc trồng lúa đồng thời các hộ đã chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất của cây từ đó hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn. Đối với xã Gio An tuy cũng được sự đầu tư tuy nhiên do ruộng ở đây nằm xen ở giữa các quả đồi vì vậy diện tích manh mún, đây là nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Xã Trung Giang là xã có hiệu quả của hoạt động trồng lúa thấp nhất. Lý do là đất đai ở đây kém màu
Đại học Kinh tế Huế
mở vì chủ yếu là đất cát, diện tích gieo trồng ở đây rất nhỏ, do đó đây không phải là cây trồng chính của xã
Bảng 13. Hiệu quả hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra
Chỉtiêu ĐVT
Xã Gio Quang Xã Gio An Xã
Trung Giang
Lúa Cây
khác Lúa Cây
khác Lúa Cây Khác 1.Tổng chi phí(IC) 1000đ 3.890,5 74,0 506,7 1292,5 231,7 330,3 Chi phí giống 1000đ 672,5 25,5 82,5 550,0 39,2 112,5
Phân bón 1000đ 2600,0 42,0 369,7 697,5 170,0 192,8
CP khác 1000đ 618,0 6,5 54,5 45,0 22,5 25,0
2.Tổngthu(GO) 1000đ 9150,0 177,0 1170,0 1538,7 463,7 1056 3.GTGT(VA) 1000đ 5259,5 103,0 663,3 246,2 232,0 725,7
4.GO/IC lần 2,40 2,39 2,30 1,19 2,00 3,19
5.VA/IC lần 1,40 1,39 1,30 0,19 1,00 2,19
(Nguồn: sốliệuđiều tra)
Tiếp tục quan sát bảng ta thấy, hiệu quả của các cây trồng khác cũng có sự khác biệt: Cụ thể GO/IC của cây trồng khác ở xã Gio Quang đạt 2,39 lần, ở xã Gio An đạt 1,19 lần, ở xã Trung Giang là 3,19 lần, VA/IC của xã Gio Quang đạt 1,39 lần, xã Gio An đạt 0,19 lần và xã Trung Giang đạt 2,19 lần. Qua đó ta thấy hiệu quả của cây trồng khác ở xã Trung Giang là cao nhất. Lý do là ở xã Trung Giang trong cơ cấu cây trồng khác của xã có cây lạc là một cây cho giá trị kinh tế khá cao đồng thời các hộ nông dân đã liên tục mở rộng đầu tư do đó hiệu quả ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên diện tích ở đây vẫn chưa nhiều do đó cần đầu tư mở rộng diện tích để nâng cao thu nhập cho người dân. Cũng như vậy hiệu quả của cây trồng khác ở xã
Đại học Kinh tế Huế
Gio Quang cũng khá cao. Cơ cấu cây trồng khác gồm lạc, khoai, ngô… trong đó khoai, ngô người ta chỉ trồng để phục vụ cho nhu cầu của gia đình và cho chăn nuôi.
Đối với xã Gio An ngoài cây lúa thì các hộ còn trồng thêm cây tiêu. Đây là loại cây mang lại một nguồn thu nhập cho các hộ. Hiện nay các hộ đang đầu tư để trồng cây cao su, tuy nhiên mới chỉ đang ở giai đoạn xây dựng cơ bản, chưa mang đến thu nhập. Đây là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao, sẻ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ trong tương lại.
Hiệu quảhoạtđộng chăn nuôi
Chăn nuôi cũng là một hoạt động không thể thiếu trong cơ cấu các hoạt động sản xuất của các hộ nông dân và cũng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ. Hoạt động chăn nuôi của các hộ trong những năm qua có hiệu quả là vì nhờ tận dụng được các sản phẩm từ hoạt động trồng trọt như khoai, sắn…, tận dụng được thời gian và lao động nhàn rỗi đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như cho ăn thức ăn công nghiệp làm cho vật nuôi tăng trọng nhanh nhờ đó giảm bớt chi phí và làm tăng thêm GTGT.
Bảng 14. Hiệu quả hoạt động chăn nuôi của các hộ điều tra
Chỉtiêu ĐVT Xã Gio Quang Xã Gio An Xã Trung Giang
Lợn Khác Lợn Khác Lợn Khác
1. Tổng chi phí(IC) 1000đ 4.924,0 2.702,5 3.819,5 2.245,0 1.867,0 1.8750 CP giống 1000đ 1.197,5 1655,0 1.052,0 2.225,0 449,5 1.675,0
CP thức ăn 1000đ 3.464,0 912,5 2.417,5 12,5 1.325 150,0
CP khác 1000đ 262,5 135,0 350,0 7,5 92,5 50,0
2.Tổng thu(GO) 1000đ 6.117,5 2.825,0 6.315,0 3.650 2.975 2.450,0
3.GTGT(VA) 1000đ 1193,5 122,5 2.495,5 1.405 1.108 257,0
4.GO/IC lần 1,24 1,05 1,65 1,62 1,59 1,31
5.VA/IC lần 0,24 0,05 0,65 0,62 0,59 0,31
(Nguồn: Sốliệuđiều tra)
Quan sát bảng ta thấy, đối với hoạt động chăn nuôi lợn, GO/IC của xã Gio Quang đạt 1,24 lần, có nghĩa là người dân bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẻ thu về 1,24 đồng GTSX, VA/IC đạt 0,24 lần, có nghĩa là người dân bỏ ra 1 đồng chi phí sẻ thu
Đại học Kinh tế Huế
về 0,24 đồng GTGT. Còn GO/IC của xã Gio An là 1,65 lần, VA/IC đạt 0,65 lần.
GO/IC của xã Trung Giang đạt 1,59 lần, VA/IC đạt 0,59 lần.
Qua đó ta thấy hiệu quả của hoạt động chăn nuôi lợn ở xã Gio An là cao nhất do các hộ ở đây đã chú trọng đầu tư, mua giống có năng suất cao, cho ăn thức ăn công nghiệp vì vậy vật nuôi tăng trọng nhanh. Bên cạnh đó các sản phẩm từ trồng trọt đã giúp các hộ tiết kiệm được chi phí đáng kể.
Còn đối với hoạt động chăn nuôi khác như trâu, bò… GO/IC của xã Gio Quang là 1,05 lần, xã Gio An là 1,62 lần, xã Trung Giang là 1,31 lần. VA/IC của xã Gio Quang là 0,05 lần, xã Gio An là 0,62 lần, xã Trung Giang là 0,31 lần. Như vậy hoạt động chăn nuôi ở xã Gio An mang lại hiệu quả khá cao. Xã này có vùng gò đồi khá rộng và bằng phẳng với nguồn thức ăn phong phú do đó vật nuôi tăng trọng nhanh và tốn ít chi phí. Vì vậy cần mở rộng đầu tư để tận dụng các nguồn lực đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ.
Hiệu quảcủa hoạt động nuôi trồng vàđánh bắt thuỷsản.
Quan sát bảng số liệu ta thấy, hai xã Gio Quang và Gio An chỉ thực hiện hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chứ không đánh bắt lý do là hai xã này ở cách khá xa biển.
Đối với hoạt động nuôi trồng, GO/IC của xã Gio An thấp hơn xã Gio Quang cụ thể:
GO/IC của xã Gio Quang đạt 1,6 lần, của xã Gio An là 1,3 lần. Nguyên nhân là do xã Gio Quang là một xã nằm ở vùng thấp do đó chi phí cho hoạt động như đào ao, cải tạo…ít hơn, người ta có thể tận dụng các hồ nước đã có sẳn để nuôi, có thể kết hợp mô hình cá-lúa rất có hiệu quả.
Bảng 15. Hiệu quả hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của các hộ điều tra.
Chỉtiêu ĐVT
Xã Gio Quang Xã Gio An Xã Trung Giang Nuôi
trồng
Đánh bắt
Nuôi trồng
Đánh bắt
Nuôi trồng
Đánh bắt
1.Mức đầu tư 1000đ 125 - 875 - 28.125 2.880
2.Thu nhập 1000đ 180 - 1150 - 44.300 5.350
3.GTGT(VA) 1000đ 55 275 16.175 2.470
3.GO/IC lần 1,44 - 1,3 - 1,58 1,86
Đại học Kinh tế Huế