3.1. Chuẩn đoán và kiểm tra bơm nhiên liệu.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe không nổ máy, nổ máy không đều hoặc nổ máy nhưng không chạy được.
- Bơm xăng bị nhiễm bẩn.
- Khả năng bơm xăng bị yếu đi.
- Xe bị chết máy đột ngột.
- Xe tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Bơm xăng bị nghẹt nên lượng xăng đi qua đó ít và không đủ cung cấp mức nhiên liệu cần thiết để động cơ làm việc. Lúc có lúc không, khiến máy có máy không gây hiện tượng bỏ máy khi động cơ làm việc.
- Xe bị hao xăng là do lọc xăng bị nghẹt nên lượng xăng cấp đến buồng đốt không đều, lúc thiếu làm động cơ khó nổ và hụt hơi, giảm công suất. Lúc thì thừa nhiên liệu, làm cho nó cháy không hết, bị thải ra ngoài qua đường ống pô gây hao xăng và ô nhiễm môi trường.
- Nếu áp suất của xăng kém hơn thông thường, đó là dấu hiệu bơm xăng của bạn đang bị yếu hoặc có vấn đề trong đường ống dẫn nhiên liệu.
Kiểm tra bơm nhiên liệu:
- Kiểm tra lọc xăng và vệ sinh bơm nhiên liệu.
Hình 3.1. Vị trí kiểm tra thông mạch của bơm nhiên liệu.
- Nếu nghi ngờ bơm nhiên liệu bị hư thì ta kiểm tra thông mạch của 2 chân A-B của bơm nhiên liệu. Nếu không thông mạch cần phải thay thế bơm nhiên liệu.
3.2. Chuẩn đoán và kiểm tra bơm cao áp.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Áp suất bơm giảm, chất lượng phun kém động cơ xả khói đen nhiều làm cho đông cơ nổ không đều, công suất của động cơ giảm.
- Bơm nhiên liệu quá sớm hoặc quá muộn.
- Khi khởi động động cơ bơm cao áp không bơm được nhiên liệu đến các vòi phun dẫn đến động cơ không nổ.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Pittong xilanh bơm cao áp quá mòn, kẹt hỏng van thoát cao áp, lỗ phun bị tắt hoặc nhiên liệu quá bẩn.
- Ngoài ra còn có thể là do các van, đế van, lò xo... Bị hở, mòn hay gãy cũng dẫn đến các triệu chứng hư hỏng trên.
Kiểm tra bơm cao áp:
B1. Kiểm tra hoạt động của cảm biến áp suất nhiên liệu trên ống phân phối có bình thường hay không.
B2. Kết nối máy chẩn đoán.
B3. Bật công tắt máy ON (động cơ OFF).
B4. Lựa chọn các tín hiệu cho việc chẩn đoán (PID: FUEL_PRES, LOAD, RPM) trong mục Datalogger.
Chú ý: Động cơ có thể sẽ gặp hư hỏng khi hoạt động ở tốc độ cao, trong quá trình chẩn đoán đảm bảo không tăng tốc độ động cơ một cách đột ngột.
B5. Tại tốc độ không tải, giá trị của áp suất nhiên liệu (PID: FUEL_PRES) từ 3.0 MPa trở lên, nếu không đạt giá trị chuẩn, cần phải thay thế bơm cao áp.
3.3. Chuẩn đoán và kiểm tra kim phun.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Không khởi động xe được.
- Hiện tượng bỏ máy.
- Động cơ rung hoặc chạy không tải mạnh.
- Tiết kiệm nhiên liệu kém.
- Rò rỉ nhiên liệu và có mùi hôi.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Kim phun nhiên liệu bị tắc hoặc bẩn có thể làm rối loạn cân bằng không khí và nhiên liệu, dẫn đến phản ứng không nhất quán. Điều này dẫn đến hiện tượng bỏ máy hoặc động cơ chập chờn.
- Khi một kim phun nhiên liệu bị lỗi không cung cấp đủ nhiên liệu cho động cơ để xe vận hành bình thường, PCM sẽ ghi nhận điều này và kích thích các kim phun còn lại hoạt động với hiệu suất cao hơn. Điều này có nghĩa là các kim sẽ rút ra nhiều hơn từ bể và người lái sẽ nhận thấy mức tiêu thụ tăng lên.
Kiểm tra kim phun.
- Kiểm tra đầu kim phun có muội than bám vào làm tắt lỗ phun hay không và vệ sinh sạch sẽ.
Hình 3.3. Vị trí đo điện trở của kim phun.
- Khi có nghi ngờ hư hỏng đối với kim phun, ta kiểm tra bằng cách đo điện trở giữa 2 chân A và B của kim phun. giá trị điện trở tiêu chuẩn 1.74—2.04 ohms [20 °C {68 °F}].
Nếu giá trị không nằm trong khoảng giá trị tiêu chuẩn thì phải thay thế kim phun.
3.4. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến oxy.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe hao xăng hơn.
- Khói xe có mùi xăng sống.
- Động cơ rung giật ở chế độ cầm chừng.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi cảm biến oxy hỏng, thì quá trình truyền tín hiệu không chính xác hoặc không có tín hiệu, từ đó PCM không thể phân tích mà chỉ có thể tính toán lượng nhiên liệu dựa trên cảm biến lưu lượng khí nạp. Điều này dẫn đến tình trạng dù ít oxy trong khí thải nhưng lượng nhiên liệu bơm vào vẫn nhiều, từ đó gây thừa xăng. Tình trạng kéo dài dẫn đến hiện tượng xe hao xăng hơn bình thường.
- Nếu bạn ngửi thấy mùi khói xe có mùi xăng sống thì nguy cơ cảm biến oxy trên ô tô gặp vấn đề. Do xăng bơm vào buồng đốt quá nhiều, oxy thì lại ít dẫn đến dư thừa xăng chưa được đốt cháy, sau đó chúng ra ngoài theo đường ống xả tạo mùi xăng sống.
- Khi cảm biến oxy bị lỗi thì công suất của động cơ bị ảnh hưởng, động cơ có thể rung giật khi chạy cầm chừng do lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt quá ít. Ngoài ra, động cơ còn có thể bị “bỏ máy” hay chết máy khi đang nổ cầm chừng.
Kiểm tra cảm biến oxy bằng máy chuẩn đoán:
- Tăng tốc tới tốc độ 3000 vòng/phút rồi thả hoàn toàn bàn đạp ga.
- Dựa vào máy chẩn đoán, đọc tín hiệu điện áp ra (PID: O2S12) trong lúc giảm tốc, ban đầu là 0.6 V hoặc lớn hơn, sau đó giảm đến còn 0.3V hoặc nhỏ hơn như hình. Nếu kết quả đo được không giống với thông số kỹ thuật thì cần phải thay thế cảm biến.
3.5. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến áp suất nhiên liệu FPS.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Cảm biến áp suất nhiên liệu bị hở, đứt dây.
- Áp suất ống rail quá thấp dẫn đến động cơ không nổ
- Áp suất ống rail quá cao dẫn đến động cơ không thể nổ được, chết máy hoặc dừng giữa chừng.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi động cơ đang nổ, ngắt cảm biến thì động cơ tắt hoặc động cơ chưa nổ ta ngắt cảm biến thì sẽ không khởi động động cơ được. Nguyên nhân là do PCM không điều chỉnh được áp suất nhiên liệu trong ống rail khi ta ngắt cảm biến.
- Nguyên nhân do tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu đến PCM vượt quá giá trị tiêu chuẩn, cho biết tình trạng áp suất nhiên liệu tăng cao bất thường hoặc do rò rỉ nhiên liệu.
Kiểm tra cảm biến FPS:
- Cảm biến áp suất nhiên liệu không được tháo rời, khi hư hỏng phải thay thế cả cụm ống phân phối.
Hình 3.5. Biên dạng tín hiệu cảm biến FPS trên máy chuẩn đoán.
- Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra điện áp đầu ra của cảm biến FPS (PID:
FUEL_PRES), nếu giá trị không nằm trong các giá trị tiêu chuẩn (không tải: ~1V), hoặc giá trị không tăng trong lúc đạp ga thì phải thay thế cụm ống phân phối.
3.6. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến tỷ lệ hoà khí-nhiên liệu A/F.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe khó tăng tốc.
- Xe khó khởi động được.
- Xe tiêu hao nhiên liệu hơn.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Tỉ lệ A/F đạt chuẩn sẽ giúp động cơ có công suất cao nhất, khi cảm biến A/F hư hỏng thì ảnh hưởng đến công suất của động cơ, ảnh hưởng đến lượng phun nhiên liệu vào buồng đốt do PCM không nhận được tín hiệu hay tín hiệu sai từ cảm biến A/F.
Kiểm tra cảm biến A/F:
- Kiểm tra cảm biến bằng cách đo điện trở giữa 2 cực A và E của cảm biến A/F, giá trị tiêu chuẩn nằm trong khoảng 1-10Ω (nhiệt độ bình thường).
- Kiểm tra bằng máy chuẩn đoán.
Hình 3.6. Biên dạng tín hiệu của cảm biến A/F.
+ Tăng tốc tới tốc độ 3000 vòng/phút rồi thả hoàn toàn bàn đạp ga.
+ Dựa vào máy chẩn đoán, đọc tín hiệu dòng điện ra của cảm biến (PID: O2S11) phải lớn hơn hoặc bằng 0.25 mA như hình trong lúc giảm tốc. Nếu kết quả đo được không giống với thông số kỹ thuật thì cần phải thay thế cảm biến.
3.7. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECT.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Lỗi mạch cảm biến nhiệt độ.
- Lỗi hoạt động quá giới hạn hoặc hoạt động kém.
- Lỗi điện áp đầu vào thấp hoặc cao.
- Động cơ chập chờn.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Cảm biến nhiệt độ hoặc bộ điều chỉnh nhiệt bị hỏng. Nếu động cơ xuất hiện đồng thời một số lỗi mạch cảm biến nhiệt độ nước làm mát khác thì khả năng là do hở hoặc ngắn mạch.
- Do động cơ quá nóng, cảm biến ECT bị lỗi, hệ thống dây kết nối nước làm mát động cơ bị hỏng hay hỏng đầu nối điện của cảm biến.
- Khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát hoạt động không ổn định thì tín hiệu được gửi đến PCM có thể bị sai hoặc không liên tục dẫn đến động cơ bị chập chờn. Nguyên nhân có thể là hư hỏng bộ phận cách điện của các dây cảm biến, đầu nối cảm biến tiếp xúc kém, động cơ bị quá nhiệt hay là mức nước làm mát động cơ lúc này đã quá thấp.
Kiểm tra cảm biến ECT:
Hình 3.7. Đường đặc tính điện trở của cảm biến theo nhiệt độ.
- Khi nghi ngờ cảm biến ECT bị hư hỏng thì ta kiểm tra điện trở giữa chân A và B của cảm biến, nếu không nằm trong giá trị tiêu chuẩn thì phải thay cảm biến.
3.8. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến vị trí trục cam CMP.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Khả năng điều khiển kém.
- Hạn chế tốc độ động cơ.
- Tốn nhiều nhiên liệu.
- Không khởi động được động cơ xe Nguyên nhân hư hỏng:
- Cảm biến trục cam bị hư hỏng làm mất khả năng truyền dữ liệu, thời điểm phân phối nhiên liệu và đánh lửa không khớp. Lúc này, xe ô tô sẽ bị ì máy, tăng tốc kém, thiếu điện, tắt máy liên tục hoặc thậm chí chết máy.
- Xe chạy tốn nhiều nhiên liệu cũng là một trong dấu hiệu lỗi cảm biến vị trí trục cam.
Dữ liệu cảm biến vị trí trục cam gửi tín hiệu không chính xác về bộ điều khiển động cơ khiến kim phun nhiên liệu mở quá lâu dẫn đến việc phun nhiên liệu gặp vấn đề. Khi đó, lượng nhiên liệu đưa vào buồng đốt quá nhiều gây ra tiếng nổ động cơ, hao hụt nhiên liệu và hư hỏng nghiêm trọng cho xe.
Kiểm tra cảm biến CMP:
Hình 3.8. Dạng xung chuẩn của cảm biến CMP.
- Nếu có nghi ngờ hư hỏng ở cảm biến vị trí trục cam thì phải sử dụng chức năng đo xung sóng để kiểm tra dạng xung tín hiệu của cảm biến, nếu không giống với các giá trí trị
- Lưu ý điều chỉnh các thông số của máy đo sóng ở các thang đo như sau: 2V/DIV (Y), 20ms/DIV (X), thang đo DC, đo tại tốc độ không tải (sau khi hâm nóng động cơ).
- Đặc biệt khi thay thế cảm biến vị trí cam, nên chú ý không để mạc kim loại bám vào cảm biến và khu vực lân cận, điều này sẽ làm sai lệch tín hiệu của cảm biến dẫn tới quá trình điều khiển động cơ có thể gặp trục trặc.
3.9. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu CKP.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe tăng tốc yếu, xe bị giật khi lên ga, xe bị hụt ga.
- Xe bị bỏ máy, rung giật.
- Xe khó nổ máy, chết máy giữa đường.
- Xe bị hao xăng.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi cảm biến vị trí trục khuỷu bị lỗi, tín hiệu truyền về bộ điều khiển động cơ sẽ sai lệch dẫn đến việc tính toán thời điểm đánh lửa, phun nhiên liệu không chính xác, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của động cơ.
- Vì cảm biến vị trí trục khuỷu bị sai, dữ liệu truyền về bị sai nên thời điểm đánh lửa có thể bị sai lệch theo. Điều này dẫn đến tình trạng một hoặc một số xi lanh không hoạt động, động cơ mất lửa, xe bị bỏ máy. Xe bị bỏ máy thường kèm theo các lỗi khác như xe bị rung giật, xe có tiếng kêu lạ.
Kiểm tra cảm biến CKP:
Hình 3.9. Dạng xung chuẩn của cảm biến CKP.
- Nếu có nghi ngờ hư hỏng ở cảm biến vị trí trục khuỷu thì phải sử dụng chức năng đo xung sóng để kiểm tra dạng xung tín hiệu của cảm biến, nếu không giống với các giá trị tiêu chẩn (MAX ≤ 4.5V, MIN ≥ 0.8V) thì phải thay thế cảm biến.
3.10. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến áp suất ống nạp MAP.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường.
- Giảm công suất động cơ.
- Lượng khí thải ra môi trường sẽ nhiều hơn.
- Động cơ khó khởi động.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi cảm biến MAP hư hỏng thì việc phun nhiên liệu không tương thích với động cơ.
Nếu nhiên liệu phun ra quá nhiều thì lượng khí thải HC và CO thải ra môi trường cao. Nếu nhiên liệu phun ra quá ít thì tạo ra khí NOx thải ra cao.
- Tín hiệu của cảm biến MAP gửi về PCM bị sai lệch hay không có tín hiệu phản hồi dẫn đến PCM sẽ tính sai tải động cơ gây ra việc phun thừa hay thiếu nhiên liệu ảnh hưởng đến công suất của động cơ.
Kiểm tra cảm biến MAP:
- Bởi vì cảm biến IAT 2 được tích hợp trên cảm biến MAP, nếu có hư hỏng 1 trong 2 cảm biến thì nên thay thế cả cụm.
Hình 3.10. Đường đặc tính điện trở của cảm biến MAP theo nhiệt độ khí nạp.
- Khi đo điện trở của cực A và cực B của cảm biến nhiệt độ khí nạp nếu giá trị điện trở không nằm trong các giá trị tiêu chuẩn thì phải thay thế cảm biến.
Hình 3.11. Biên dạng tín hiệu của cảm biến MAP trên máy chuẩn đoán.
- Đối với cảm biến MAP, khi kiểm tra tín hiệu điện áp ra (PID: MAP) bằng máy chẩn đoán nếu các giá trị không phù hợp với giá trị tiêu chuẩn thì phải thay thế cảm biến.
3.11. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp MAF.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe khó khởi động.
- Vận hành không ổn định.
- Tiêu hao nhiều nhiên liệu.
- Có khói đen xuất hiện ở ống xả.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi cảm biến lưu lượng khí nạp MAF bị lỗi thì lượng không khí cung cấp vào khoang động cơ không ổn định khiến hỗn hợp cháy bên trong xi-lanh lúc thừa lúc thiếu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của động cơ.
- Hư hỏng của cảm biến sẽ khiến dữ liệu đo bị sai lệch, PCM tính toán không chính xác khiến quá trình phun nhiên liệu vào buồng đốt nhiều hơn bình thường, gây hao xăng.
Thêm vào đó, lượng xăng thừa không được đốt cháy hết là lý do ống xả tạo ra khói màu đen.
Kiểm tra cảm biến MAF:
- Bởi vì cảm biến IAT 1 được tích hợp trên cảm biến MAF, nếu có hư hỏng 1 trong 2 cảm biến thì nên thay thế cả cụm.
Hình 3.12. Đường đặc tính điện trở của cảm biến MAF theo nhiệt độ khí nạp.
- Đối với cảm biến IAT1, khi đo điện trở của cực A và cực B của cảm biến nhiệt độ khí nạp nếu giá trị điện trở không nằm trong các giá trị tiêu chuẩn thì phải thay thế cảm biến.
Hình 3.13. Biên dạng tín hiệu của cảm biến MAF trên máy chuẩn đoán.
- Đối với cảm biến MAF, khi kiểm tra bằng máy chẩn đoán thì nên tháo cảm biến ra và cho không khí đi qua và kiểm tra điện áp đầu ra của cảm biến MAF trên máy chẩn đoán (PID: MAF) có phù hợp với đường đặc tính hay không. Thay thế cảm biến nếu các giá trị không phù hợp với đường đặc tính.
3.12. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga TPS.
Các triệu chứng hư hỏng:
- Xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
- Tình trạng xe bị ì, khó tăng tốc, thậm chí là chết máy.
- Động cơ bị rung giật.
Nguyên nhân hư hỏng:
- Khi cảm biến TPS hoạt động không chính xác, tỷ lệ không khí và nhiên liệu sẽ lệch khỏi mức tiêu chuẩn. Lúc này, lượng nhiên liệu tham gia vào quá trình đốt cháy nhiều hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng hao xăng dầu.
- Khi cảm biến vị trí bướm ga bị hư hỏng thì PCM sẽ không nhận được tín hiệu phản hồi dẫn đến lượng phun nhiên liệu không ổn định và khiến động cơ nổ không đều lúc thì ít nhiên liệu, lúc lại nhiều nhiên liệu.
Kiểm tra cảm biến TPS:
Hình 3.14. Biên dạng tín hiệu cảm biến TPS trên máy chuẩn đoán.
- Cảm biến vị trí bướm ga không được phép tháo rời. Khi có hư hỏng, cần phải thay thế cả cụm bướm ga.
- Khi kiểm tra điện áp ra của cảm biến trong mục (PID: TP1, TP2) bằng máy chẩn đoán và so sánh với các giá trị tiêu chuẩn khi đạp ga và không đạp ga, khi tăng tốc. Nếu các giá trị không phù hợp, thì phải thay thế bướm ga.
3.13. Chuẩn đoán và kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp ga APP.
Triệu chứng hư hỏng: Xe tự động tăng tốc độ chạy không tải của động cơ. Xe không có phản hồi khi người điều khiển nhấn bàn đạp ga hoặc đèn cảnh báo động cơ trong buồng lái tự động sáng lên.
Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân cảm biến bàn đạp ga bị lỗi thường là do cáp hoặc kết nối bị hỏng trên cảm biến, bộ phận cảm biến đạp ga bị thiếu điện áp hoặc bộ phận điện tử trong cảm biến bị lỗi như đứt dây, chập dây, chạm mát, lỏng giắc hoặc hộp PCM gặp trục trặc.
Kiểm tra cảm biến APP:
Hình 3.15. Biên dạng tín hiệu cảm biến APP trên máy chuẩn đoán.
- Khi có hư hỏng ở cảm biến vị trí bàn đạp ga, thì phải thay thế cả cụm bàn đạp ga.
- Khi kiểm tra điện áp ra của cảm biến (PID: APP1, APP2) bằng máy chẩn đoán và so sánh với các giá trị tiêu chuẩn khi đạp ga và không đạp ga, khi tăng tốc. Nếu các giá trị