CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHUN XĂNG TRÊN Ô TÔ
1.4 Phân loại hệ thống phun xăng
1.4.4 Phân loại theo kiểu phun
1.4.4.1 Hệ thống phun xăng cơ khí K-Jetronic:
_ Hệ thống phun xăng K-Jetronic là một hệ thống phun xăng hoạt động bằng cơ khí.
Đây là một hệ thống phun xăng cơ bản của các kiểu phun xăng hiện tại.
Hình 1.7 Hệ thống phun xăng cơ khí K-Jetronic
14 1.Thùng xăng. 6.Cảm biến không khí.
2.Bơm xăng. 7.Bộ điều chỉnh áp lực theo nhiệt độ.
3.Bộ tích năng. 8.Bướm ga.
4.Lọc xăng. 9.Bộ điều chỉnh áp suất thông qua độ mở bướm ga.
5.Bộ chia xăng. 11.Vòi phun khởi động
Nguyên lý hoạt động: Xăng được hút từ thùng xăng bằng bơm xăng, sau đó qua bộ tích năng đến lọc xăng. Tiếp theo lên thiết bị định lượng phân phối. Tại đây, lượng xăng cấp lên vòi phun chính để phun ra được định lượng theo lưu lượng không khí đi vào đường nạp bởi bộ đo lưu lượng không khí nạp. Lượng không khí đi vào xilanh càng nhiều thì lượng nhiên liệu phun vào đường nạp càng lớn.
1.4.4.2 Hệ thống phun xăng điện tử L-Jetronic:
_ Hệ thống phun xăng L-Jetronic là hệ thống phun xăng được điều khiển bằng điện tử, với lượng nhiên liệu phun được xác định nhờ cảm biến đo lưu lượng khí nạp. Từ lượng không khí nạp xác định được, hệ thống phun xăng điện tử điều khiển lượng nhiên liệu phun vào.
Hình 1.8 Hệ thống phun xăng điện tử L-Jetronic 1.Thùng chứa xăng. 11.Cảm biến Lamda.
2.Bơm xăng điện. 12.Công tắc nhiệt thời gian 3.Lọc nhiên liệu. 13.Cảm biến nhiệt độ động cơ.
4.ECU. 14.Bộ chia điện.
5.Vòi phun chính. 15.Van khí phụ..
15 6.Bộ điều áp xăng. 16.Ắc quy.
7.Ống góp hút. 17.Bộ chia điện.
8.Vòi phun khởi động lạnh. 18.Cảm biến nhiệt độ khí nạp.
9.Cảm biến vị trí bướm ga. 19.Rơ le.
10.Cảm biến lưu lượng khí nạp.
Nguyên lý hoạt động: Xăng từ thùng chứa 1 được bơm xăng 2 hút qua lọc 3 vào dàn phân phối 4. Xăng ở dàn phân phối được giữ ở một áp suất không đổi bởi bộ điều áp nhiên liệu 5. Lượng xăng phun vào sau xupap nạp được xác định theo lượng không khí đi vào đường nạp. Như vậy, lượng phun xăng ra thực tế được xác định bằng thời gian nhấc kim phun của vòi phun chính. Bộ điều khiển trung tâm sẽ tính toán để ra quyết định cho thời gian nhấc kim phun chính xác nhất. Muốn vậy, nó phải nhận được tín hiệu quan trọng từ cảm biến lưu lượng không khí và các tín hiệu khác như: nhiệt độ động cơ, lượng ôxy trong đường thải, vị trí bướm ga, tốc độ động cơ, điện áp ắc quy...
1.4.4.3 Hệ thống phun xăng kiểu D-Jetronic:
_ Loại này cũng giống như kiểu L-Jectronic nó chỉ khác là không đo lưu lượng không khí mà đo áp suất tuyệt đối trên đường ống nạp.
Hình 1.9 Hệ thống phun xăng kiểu D-Jetronic
1.ECU. 9.Bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu.
2.Kim phun nhiên liệu. 10.Thiết bị phụ trợ không khí.
3.Cảm biến áp suất. 11.Công tắc van tiết lưu.
4.Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. 12.Tiêm kích hoạt.
16 5.Công tắc thời gian nhiệt. 13.Cảm biến nhiệt độ không khí.
6.Van khởi động điện. p0.Áp suất khí quyết.
7.Bơm nhiện liệu điện. p1.Áp suất trong đường ống nạp.
8.Bộ lọc nhiên liệu.
1.4.4.4 Hệ thống phun xăng kiểu Mono-Jetronic:
Hình 1.10 Hệ thống phun xăng kiểu Mono-Jetronic 1.Thùng chứa xăng. 10.Van thanh lọc
2.Bơm xăng điện. 11.ống đựng cacbon.
3.Lọc nhiên liệu. 12.Cảm biến Lamda
4.Bộ điều chỉnh áp suất. 13.Cảm biến nhiệt độ động cơ.
5.Kim phun nhiên liệu điện tử. 14.Bộ phân phối đánh lửa.
6.Cảm biến nhiệt độ không khí. 15.Ac quy.
7.ECU. 16.Công tắc đánh lửa.
8.Cơ cấu chấp hành van tiết lưu. 17.Rơ le.
9.Van và chiết áp tiếp lưu. 18.Kết nối chẩn đoán.
Đặc điểm của loại này là phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống L-Jectronic.
- Hệ thống này ECU điều khiển các chức năng sau :
+ Điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu phun, điều khiển hệ thống an toàn.
+ Điều chỉnh thời điểm đánh lửa, điều khiển chống ô nhiễm.
+ Điều khiển tốc độ cầm chừng.
+ Điều khiển hệ thống tự chuẩn đoán và các điều khiển độ khác.