Khái quát về việc điều khiển thời điểm đánh lửa

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng đánh lửa trực tiếp động cơ 2ARFE trên ôtô Toyota Camry. Nghiên cứu chế tạo mô hình hệ thống phun xăng đánh lửa trên ôtô (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 2: TÍN HIỆU ĐẦU VÀO

4.3 Khái quát về việc điều khiển thời điểm đánh lửa

Việc điều khiển thời điểm đánh lửa gồm có hai việc điều khiển cơ bản.

1. Điều khiển đánh lửa khi khởi động

Điều khiển việc đánh lửa lúc khởi động được thực hiện bằng việc tiến hành đánh lửa ở góc trục khuỷu được xác định trước trong các điều kiện làm việc của động cơ. Góc trục khuỷu này được gọi là "góc thời điểm đánh lửa ban đầu".

2. Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động

Việc điều chỉnh đánh lửa sau khi khởi động được thực hiện bởi góc thời điểm đánh lửa ban đầu, góc đánh lửa sớm cơ bản, được tính toán theo trọng tải và tốc độ của động cơ, và các hiệu chỉnh khác nhau.

Tham khảo

Xác định góc thời điểm đánh lửa ban đầu

71

Hình 3. 7 Góc đánh lửa

Góc thời điểm đánh lửa ban đầu được xác định như sau.

Khi ECU động cơ nhận được tín hiệu NE (điểm B), sau khi nhận tín hiệu G (điểm A), ECU xác định rằng đây là góc thời điểm đánh lửa ban đầu khi trục khuỷu đạt đến 50, 70 hay 100 trước điểm chết trên (khác nhau giữa các kiểu động cơ).

4.3.1 Điều khiển đánh lửa khi khởi động và điều khiển đánh lửa sau khi khởi động 1. Điều khiển đánh lửa khi khởi động

Hình 3. 8 Tín hiệu đánh lửa khi khởi động

Khi khởi động, tốc độ của động cơ thấp và khối lượng không khí nạp cha ổn định, nên không thể sử dụng tín hiệu VG làm các tín hiệu điều chỉnh. Vì vậy, thời điểm đánh lửa được đặt ở góc thời điểm đánh lửa ban đầu.

Góc thời điểm đánh lửa ban đầu được điều chỉnh trong IC dự trữ ở ECU động cơ.

Ngoài ra, tín hiệu NE được dùng để xác định khi động cơ đang được khởi động, và tốc độ của động cơ là 500 vòng/phút hoặc nhỏ hơn cho biết rằng việc khởi động đang xảy ra.

Tuỳ theo kiểu động cơ, có một số loại xác định động cơ đang khởi động khi ECU động cơ nhận được tín hiệu máy khởi động (STA).

72

2. Điều khiển đánh lửa sau khi khởi động

Hình 3. 9 Tín hiêu đánh lửa sau khởi động

Điều chỉnh đánh lửa sau khi khởi động là việc điều chỉnh được thực hiện trong khi động cơ đang chạy sau khi khởi động. Việc điều chỉnh này được thực hiện bằng cách tiến hành các hiệu chỉnh khác nhau đối với góc thời điểm đánh lửa ban đầu và góc đánh lửa sớm cơ bản.

Thời điểm đánh lửa = góc thời điểm đánh lửa ban đầu + góc đánh lửa sớm + góc đánh lửa sớm hiệu chỉnh.

Khi thực hiện việc điều chỉnh đánh lửa sau khởi động, tín hiệu IGT được bộ vi xử lý tính toán và truyền qua IC dự trữ này.

4.3.2 Góc đánh lửa sớm cơ bản

Góc đánh lửa sớm cơ bản được xác định bằng cách dùng tín hiệu NE, tín hiệu VG hoặc tín hiệu PIM. Tín hiệu NE và VG được dùng để xác định góc đánh lửa sớm cơ bản và được lưu giữ trong bộ nhớ của ECU động cơ.

1. Điều khiển khi tín hiệu VTA

73

Hình 3. 10 Đánh lửa khi tín hiêu góc mở bướm ga

Khi có tín hiệu VTA , thời điểm đánh lửa là sớm theo tốc độ của động cơ.

Trong một số kiểu động cơ góc đánh lửa sớm cơ bản thay đổi khi máy điều hòa không khí bật ON hoặc tắt OFF. (Xem khu vực đường nét đứt ở bên trái). Ngoài ra, trong các kiểu này, một số kiểu có góc đánh lửa sớm là 0 trong thời gian máy chạy ở tốc độ không tải chuẩn.

2. Điều khiển khi tín hiệu VTA bị ngắt

Thời điểm đánh lửa được xác định theo tín hiệu NE và VG dựa vào các dữ liệu được lưu trong ECU động cơ.

Tuỳ theo kiểu động cơ, 2 góc đánh lửa sớm cơ bản được lưu giữ trong ECU động cơ. Các dữ liệu của một trong các góc này được dùng để xác định góc đánh lửa sớm dựa trên chỉ số octan của nhiên liệu, nên có thể chọn các dữ liệu phù hợp với nhiên liệu được người lái sử dụng.

Ngoài ra, một số kiểu xe có khả năng đánh giá chỉ số octan của nhiên liệu, sử dụng tín hiệu KNK để tự động thay đổi các dữ liệu để xác định thời điểm đánh lửa.

Một phần của tài liệu Khai thác hệ thống phun xăng đánh lửa trực tiếp động cơ 2ARFE trên ôtô Toyota Camry. Nghiên cứu chế tạo mô hình hệ thống phun xăng đánh lửa trên ôtô (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)