Trọng số là một khoảng giá trị đƣợc gán cho một tiêu chí đánh giá, chỉ ra mức độ ảnh hƣởng của nó đối với tiêu chí khác trong quá trình ra quyết định. Trọng số càng lớn thì tiêu chí đó càng quan trọng. Theo Timothy L. Nyerges (2010), có 3 cách phổ biến tính trọng số cho các tiêu chí gồm: xếp hạng (Ranking), đánh giá (Rating) và so sánh cặp (Pairwise Comparison).
22
- Xếp hạng (Ranking): là phƣơng pháp đơn giản nhất trong tất cả các phƣơng pháp tính trọng số. Bắt đầu với việc sắp xếp các tiêu chí theo thứ tự thể hiện mức độ quan trọng của nó. Có hai phƣơng pháp phổ biến để tính trọng số theo Ranking là phân hạng thẳng (straight ranking) nhƣ: tiêu chí quan trọng nhất, quan trọng thứ 2 và phân hạng nghịch đảo (inverse ranking) nhƣ: tiêu chí ít quan trọng nhất, ít quan trọng nhì...
Công thức tính trọng số theo phân hạng thẳng:
Trong đó: + wj là trọng số của tiêu chí j (0 < wj < 1) + n là số tiêu chí đƣợc xét + rj là vị trí hạng của tiêu chí thứ j + rk là phân hạng tại vị trí k + k = {1;n}
Công thức tính trọng số theo phân hạng nghịch đảo:
Trong đó: + wj là trọng số của tiêu chí j (0 < wj < 1) + n là số tiêu chí đƣợc xét + rj là vị trí hạng của tiêu chí thứ j + rk là phân hạng tại vị trí k + k = {1;n}
Thuận lợi của phƣơng pháp này là cách tiếp cận khá đơn giản, tuy nhiên có một số giới hạn về số lƣợng các tiêu chí tham gia xếp hạng. Độ chính xác của phƣơng pháp
(2.2)
23
sẽ giảm đi nếu có quá nhiều tiêu chí, nên số lƣợng các tiêu chí giới hạn trong khoảng 7±2.
- Đánh giá (Rating): là phƣơng pháp tính toán trọng số bằng cách cho điểm từng tiêu chí. Thông thƣờng, thang điểm cho từ 0-100 đƣợc sử dụng trong cách tiếp cận phân bố điểm. Trong cách tiếp cận này, ngƣời ra quyết định đƣợc hỏi để phân bố 100 điểm cho các tiêu chí, theo nguyên tắc: một tiêu chí nhận đƣợc càng nhiều điểm thì mức ảnh hƣởng của nó đến các tiêu chí khác càng cao.
Công thức tính trọng số theo phƣơng pháp Rating:
Trong đó:
+ wj là trọng số của tiêu chí j (0 < wj < 1)
+ rj là sự đánh giá đƣợc gán cho tiêu chí thứ j (từ 0 -100)
- So sánh cặp (Pairwise Comparison): hay phân tích thứ bậc (AHP) là phƣơng pháp đƣợc phát triển bởi Thomas Saaty trong những năm 1970-1980. Đây là phƣơng pháp khá phổ biến hiện nay, nó cho phép ngƣời ra quyết định tập hợp các ý kiến chuyên gia, xác định trọng số thông qua ma trận so sánh và xác định đƣợc mức độ nhất quán của các ý kiến. AHP là phƣơng pháp tiếp cận có cơ sở vững chắc, tuy nhiên để có độ chính xác cao thì cũng phụ thuộc nhiều vào ý kiến của hệ chuyên gia.