Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của UBND Thành phố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 100)

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC TẠI

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại UBND Thành phố Bắc Kạn

4.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của UBND Thành phố

Mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức phải hướng vào xây dựng đội ngũ công chức nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng làm chủ kiến thức về khoa học kỹ thuật trên cơ sở

áp dụng các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại trên địa bàn thành phố.

Đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và công chức chuyên môn theo ngạch công chức và chức danh nhằm hình thành đội ngũ công chức chuyên nghiệp, đồng bộ, được trang bị đầy đủ kiến thức lý luận và thực tiễn, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao.

Đối với lãnh đạo của UBND Thành phố cần được đào tạo về kiến thức quản lý hành chính hiện đại và các kỹ năng quản lý, điều hành thực thi chiến lược, có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

Đối với lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của UBND Thành phố cần đào tạo các kiến thức và kỹ năng quản lý các lĩnh vực đảm nhận, về kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và tin học, ngoại ngữ đáp ứng với yêu cầu công việc.

Đối với đội ngũ công chức làm công tác tham mưu chính sách cần được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách, kiểm tra hướng dẫn trong lĩnh vực phụ trách, có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ tin học, ngoại ngữđáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

Đội ngũ công chức thực thi chính sách được đào tạo thành thạo các kiến thức về lĩnh vực quản lý và kỹ năng nghiệp vụ phù hợp công việc được phân công; có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp được với các đối tác nước ngoài và nghiên cứu chuyên môn. Ngoài ra, công chức thực thi cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước và công nghệ thông tin.

4.2.6. Hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với công chức ở UBND Thành phố

* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

UBND Thành phố cần đầu tư thêm kinh phí để chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trong diện quy hoạch cho các chức danh lãnh đạo, chủ chốt đi học các lớp tập trung cấp chuyên nghiệp (gồm các chuyên

ngành kinh tế, nông lâm nghiệp) và các lớp trung cấp chính trị tại Trường Chính trị tỉnh.

Thực hiện tốt các quy định về chế độ cho các công chức trong thời gian đi học, tạo điều kiện tốt để họ an tâm học tập. Nghiên cứu tham mưu đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung một số quy định cho hợp lý đối với cán bộ đi học.

Đề nghị các trường chuyên nghiệp của tỉnh tăng cường mở lớp đào tạo tập trung cho công chức, mở các lớp tại chức ở huyện hoặc một cụm gồm một số huyện để sớm phổ cập trình độ trung cấp về chuyên môn nghiệp vụ cho công chức nói chung, công chức của UBND Thành phố Bắc Kạn nói riêng.

Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quản lý chuyên ngành cho các chức danh chính quyền cấp xã, có chính sách hàng năm đưa cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở tỉnh bạn.

* Chính sách đãi ngộ vật chất vàtinh thần cho công chức

Chính sách đãi ngộ bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ công chức bao gồm chế độ phụ cấp, sinh hoạt phí và bảo hiểm xã hội đối với cán bộ cơ sở có ý nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác của cán bộ.

Để đổi mới hệ thống chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21-10-2003 "Về chế độ, chính sách đối với công chức phường, thị trấn" thay thế Nghị định 09/1998/NĐ-CP, áp dụng chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm y tế và xã hội, chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và không chuyên trách. Đây là một sự hợp lý, góp phần làm tăng thêm lòng nhiệt tình, sự say mê cống hiến, sáng tạo trong công việc và hạn chế được những biểu hiện tiêu cực của cán bộ.

Nhiệm vụ trước mắt là cần triển khai thực hiện văn bản trên nhằm đảm bảo chế độ cho công chức. Ngoài việc quan tâm về vật chất và tinh thần cho

đội ngũ công chức đương chức còn phải quan tâm đến đội ngũ công chức đã nghỉ hưu dưới các hình thức khác nhau: Tổ chức gặp mặt giữa cán bộ hưu với lãnh đạo huyện để động viên, tọa đàm trao đổi. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cho cán bộ hưu của xã đi điều dưỡng, thăm quan. Thực hiện đồng bộ các chính sách chế độ để bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với đội ngũ cán bộ đương chức và cán bộ hưu ở cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ có cuộc sống vật chất và tinh thần tương xứng với mặt bằng chung sẽ góp phần làm cho cán bộ an tâm công tác, hết lòng xây dựng quê hương, hạn chế được những tiêu cực dễ phát sinh ở cơ sở nhằm xây dựng đội ngũ công chức thực sự trong sạch, vững mạnh có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng công chức tại ủy ban nhân dân thành phố bắc kạn, tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)