Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 100 - 103)

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO

4.2. Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Phong

4.2.5. Các giải pháp khác

a) Phát triểnđộingũ giáo viên đàotạo nghề là người dân tộcthiểusố Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho độingũ làm công tác đào tạonghề,đặcbiệt là đỗingũ cán bộcơsở.Một trong những khó khăn của thanh niên dân tộc thiểu số trong việc tham gia các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên là do hạn chế về tiếng phổ thông.

Trong số họ phần đa là biết tiếng dân tộc, không biết nhiều về tiếng phổ thông, điều này không chỉ gây khó khăn trong quá trình học mà cả trong việc giao lưu văn hoá và tham gia các hoạt động xã hội khác.

Việcđào tạo giáo viên dạynghề là người dân tộcthiểusốsẽđemlạihiệu quả rất lớn trong quá trình học đối với thanh niên dân tộc thiểu số: giúp họ thấy tự tin hơn trong quá trình học, và rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học viên. Khi giáo viên là người dân tộcthiểu số,họ có sự am hiểu hơn về văn hoá của người dân tộc, cũng như nhu cầu việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó có những tư vấn về lựa chọn ngành, nghề phù hợp với trình độ của thanh niên dân tộc thiểu số để đào tạo; cũng như những đề xuất về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên dân tộcthiểu số.

b) Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trên địa bàn để triển khai thực hiện Ngành Giáo dục và ngành Lao động & Thương binh và Xã hội cùng Đoàn thanh niên cần phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động hướng nghiệp trong các trường trung

học cơ sở, trung học phổ thông và các thôn bản để định hướng nghề tốt.

Tiếp tục phối hợp với các cấp hội phụ nữ tuyên truyền cho phụ nữ và gia đình cho các nữ thanh niên dân tộc thiểu số có cơ hội được tham gia học nghề và làm việcmột số ngành nghề phù hợp.

Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của đào tạo nghề đối vớisự phát triển của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính vào hoạt động đào tọa nghề dưới các hình thức nhưtổ chức các hội thảo, hội nghị, đối thoại với doanh nhân, tổchức triển lãm, ngày hộiviệc làm

c) Quản lý cơsởđào tạonghềđảm bảo hoạtđộng có hiệu quả

Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 1390/QĐ- UBND ngày 19/6/2009 vềviệc phê duyệt “Quy hoạch củngcố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Lai Châu giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cùng với các dự án đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm giới thiệu việc làm được phê duyệt.

- Về chất lượng: các Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm dạy nghề được hồ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, như Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở Lao động - TBXH, Trung tâm dạy giới thiệu việc làm của Tỉnh đoàn Lai Châu.

- Các Trung tâm GTVL, trung tâm dạy nghề thường xuyên phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền,tưvấngiới thiệu việc làm cho lao động ở tại địa phương, giúp người lao động hiểu được các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, tạo điều kiện để người lao động tham gia học nghề và tìm được việc làm.

- Thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm nắm được cung cầu lao động trong các thành phần kinh tế, chủ động tham mưu lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực, đồng thời giúp người lao động nhận thức đầy đủ hơn về thị trường lao động để chủ động tham gia học tập,

nâng cao tay nghề. Từ năm 2010 đến nay, các Trung tâm đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 14 nghìn lượt người.

Huy động các nguồnlực trong và ngoài nước cho phát triểnđàotạonghề.

Ưu tiên các dự án nước ngoài để đầu tư phát triển đào tạo nghề, đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở vật chất, phát triển chương trình, học liệu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chính sách thuế, đất đai theo quy định của pháp luật cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thành lập cơ sở đào tạo nghề theo quy hoạch. Các cơ sở ngoài công lập bình đẳng trong đào tạo nghề, trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, tham gia đặt hàng đào tạo.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề trong nước hợp tác với các trường đàotạo nghề ở các nước phát triển về trao đổi chương trình đào tạo, trao đổi giáo viên, chuyên gia đào tạo; chuyển giao công nghệ, phương pháp giảng dạy.

Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng và năng lực của các trường nghề, trung tâm đào tạo nghề về các trang thiết bị cũng như là trình độ của các giảng viên

d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức vềviệc làm cho thanh niên

Cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên.

Phối hợp với ngành giáo dục đào tạo tuyên truyền vận động tham gia các lớp học tại trung tâm giáo dục thường xuyên,

Cùng với ngành lao động mở các lớp nghề và các việc làm phù hợp với trình độ của thanh niên dân tộc thiểu số.

e) Chính sách của Nhà nước

Tỉnhtiếp tục xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tại địaphương để thu hút các lao đông tại địa phương nói chung và lao động là thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng

Tiếp tục phối hợp với các ngành đề nghị Chính phủ tiếp tục có những chính sách ưu đãi cho đối tượng lao động là các thanh niên dân tộc thiểu số về kinh phí đào tạo,chễ độhỗtrợ tiền sinh hoạt phí cho và giảquyết việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số ở huyện phong thổ, tỉnh lai châu (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)