Hi ệu năng trên mô hình Manhattan-Grid

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 51 - 55)

Trong phần này, hiệu năng của ba chiến lược bảo trì trên mô hình di động Manhattan-Grid được đánh giá. Mô hình di động Manhattan-Grid được tạo thành bởicáclưới/khối ngang và dọc trong mạng và các nút chỉ có thể di chuyển qua các khối này. Tại giao điểm của hai khối, các nút chỉ có thể rẽ trái hoặc phải hoặc đi thẳng. Trong các thử nghiệm, kích thước mạng là 1000m×1000m với số lượng nút di động là 100 và số lượng khối được thay đổi từ 5×5 đến 25×25. Xác suất quay lạicủa nút được thiết lập là 0,5.

Hình 3.12 và Hình 3.13cho thấy tỷ lệ truyền dữ liệu thành công và số chặng trung bình khi thay đổi số lượng cụm lần lượt là 4, 6, 9, 12, 16, 20 và 25. Số khối trong mô hình Manhattan-Grid được thiết lập là 10×10 và tốc độ di chuyển của các nút dao động trong khoảng 1-20 m/s.

Hình 3.12. Tỉ lệ truyền thành công theo số lượng cụm

50 60 70 80 90 100

4 6 9 12 16 20 25

Tỉ lệ truyền thành ng (%)

Số lượng cụm

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

Hình 3.13. Số chặng trung bình theo số lượng cụm

Theo kết quả mô phỏng, tỷ lệ truyền thành côngđều giảm với cả ba chiến lược bảo trì khi số lượng cụm tăng lên. Tuy nhiên, hiệu năng của tỷ lệ truyền thành công trong mô hình Manhattan-Grid là lớn hơn so với mô hình Random Way Point. Lý do là trong mô hình Manhattan-Grid, tính di động của các nút bị hạn chế nhiều hơn và chúng không di chuyển đến các cạnh của mạng. Điều này làm cải thiện khả năng kết nối của mạng và tăng truyền thành công dữ liệu.

Số chặng trung bình đối với cả ba chiến lược bảo trì cũng tăng lên khi số lượng cụm tăng dần. Số lượng chặng trung bình của giao thức CWHO lớn hơn hai giao thức còn lại vì trong CWHO việc định tuyến diễn ra thông qua các đầu cụm, trong khi ở CWOHO và CNI, các nút có thể xác định độc lập cụm lân cận tiếp theo đến đích.

Hình 3.14 và Hình 3.15 biểu diễn kết quả mô phỏng khi thay đổi sốlượng khối trong mô hình di động Manhattan-Grid từ 5x5 đến 25x25. Trong mô phỏng, số cụm được thiết lập là 12 và tốc độ di chuyển của các nút trong khoảng 1-20 m/s.Rõ ràng là khi số khối tăng lên, sốlượng điểm giao giữa các khối tăng.

Vì các nút có thể rẽ trái hoặc phải tại mỗi điểm giao nên tính di động của các nút sẽ bị hạn chế và nó có thể không di chuyển xa khỏi cụm.Do đó, tỷ lệ truyền thành công tăng lên khi sốlượng khối trong mạng tăng (Hình 3.14).

1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

4 6 9 12 16 20 25

Số chặng trung bình

Số lượng cụm

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

Hình 3.14. Tỉ lệ truyền thành công theo kích thước khối

Hình 3.15. Tỉ lệ truyền thành công theo kích thước khối

Đối với cả bagiao thức triển khai của ba chiến lược bảo trì, hiệu năngđạt được bằng cách tăng số lượng đường tối đa là không đáng kể. Điều này cho thấy sự ổn định của thông tin được bảo trì bởi các nút do mô hình di động Manhattan-Grid hạn chếtính di động của các nút mạng. Đối với cả ba giao thức trong Hình 3.15, sốlượng chặng trung bình giảm dần khi số khối tăng lên. Điều này là do, khi số lượng khối tăng lên, khảnăng kết nối giữa các cụm được cải thiện và các nút có thể đến đích với ít bước nhảy hơn.

60 70 80 90 100

5x5 10x10 15x15 20x20 25x25

Tỉ lệ truyền thành ng (%)

Kích thước khối

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

5x5 10x10 15x15 20x20 25x25

Số chặng trung bình

Kích thước khối

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

Hình 3.16. Tỉ lệ truyền thành công theo tốc độ di chuyển tối đa

Hình 3.17. Số chặng trung bình theo tốc độ di chuyển tối đa

Hình 3.16 và Hình 3.17 cho thấy tác động của tính di động của các nút mạng đối với tỉ lệ truyền thành công và số chặng trung bình của ba giao thức.

Trong các mô phỏng này, sốlượng cụm được thiết lập là 12 và kích thước khối là 20×20. Như được hiển thị trong Hình 3.16, tỉ lệ truyền thành công giảm khi tốc độ di chuyển của các nút tăng đối với cả ba giao thức, nhưng mức giảm

65 70 75 80 85 90 95 100

2 4 8 12 16 20

Tỉ lệ truyền thành ng (%)

Tốc độ di chuyển tối đa (m/s)

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5

2 4 8 12 16 20

Số chặng trung bình

Tốc độ di chuyển tối đa (m/s)

CWOHO Path1 CWOHO Path3 CWHO Path1 CWHO Path3 CNI Path1 CNI Path3

không đáng kể. Đối với số chặng trung bình được hiển thị trong Hình 3.17, giá trị của chúng không thay đổi đáng kểkhi thay đổi tốc độ di chuyển của nút.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chiến lược bảo trì thông tin định tuyến trong mạng ad hoc phân cụm (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)