Công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ thống phát điện năng lượng mặt trời cho thành phố lào cai và đề xuất giải pháp quản lý, kinh doanh năng lượng mặt trời​ (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ,

3.4. Đề xuất một số giải pháp QL và KD NLMT ở thành phố Lào Cai

3.4.1. Công tác tuyên truyền

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến người dân còn rụt rè, chưa mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời để sử dụng tại gia đình hoặc cơ quan, doanh nghiệp là do chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, kiến thức về điện mặt trời.

Từ năm 2019, Nhà nước và các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công thương và ngành Điện đã có những cơ chế, chính sách thuận lợi, tạo điều kiện, khuyến khích người dân, tổ chức lắp đặt và sử dụng điện mặt trời nhưng do công tác tuyên truyền của các bộ, ngành, đặc biệt là ngành Điện chưa thật sự rộng rãi và hiệu quả nên thông

56

tin đến với người dân còn hạn chế. Để làm tốt điều này nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về điện mặt trời và các chính sách khuyến khích của nhà nước, chúng ta cần thực hiện đẩy công tác tuyên truyền, thông tin vềmột số nội dung chính sau:

- Hiệu quả thực tế của điện mặt trời như: công suất điện do hệ thống điện mặt trời sinh ra là đủ lớn, đủ đáp ứng cho hộ tiêu thụ gia đình hay cơ sở sản xuất, kinh doanh; hình thức lắp đặt thuận tiện nhất, nhanh gọn (chỉ cần lắp trên mái nhà, tiết kiệm diện tích, không gian), vận hành ổn định, chi phí bảo trì, bảo dưỡng không đáng kể, pin có độ nhạy cao với ánh sáng (với pin Mono thì chỉ cần có ánh sáng mặt trời là có thể sinh được ra điện, kể cả không có nắng hay ánh sáng mạnh); hệ thống điện mặt trời có bộ điều khiển thông minh, ưu tiên dùng điện năng do điện mặt trời phát ra, nếu không đủ thì sẽ nhận thêm điện năng từ lưới điện.

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích của nhà nước: từ năm 2019, khi khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà, hệ thống điện mặt trời sẽ được hòa lưới quốc gia, lượng điện năng mà hệ thống điện mặt trời phát ra, hộ tiêu thụ dùng không hết sẽ được ghi nhận qua công tơ đo đếm và được ngành Điện mua lại với giá mua điện xấp xỉ 2.000 đồng/kWh. Đây là giá mua điện mức cao so với nhiều loại hình phát điện khác (giá mua thủy điện < 1.000 đồng/kWh, giờ thấp điểm chỉ có chưa đến 500 đồng/kWh); khách hàng chỉ phải đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái, công tơ đo đếm điện năng do ngành Điện đầu tư.

- Chính sách, thủtục nhanh, gọn của ngành Điện: một số câu hỏi thường gặp của người dân khi tiếp cận, có nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời là cần bao nhiêu thời gian để được ký hợp đồng bán điện, hòa hệ thống điện mặt trời với lưới điện quốc gia? Hồ sơ thủ tục như thế nào? Trình tự ra sao? Đây cũng là một trong những nội dung cần đẩy mạnh tuyên truyền. Với chính sách của ngành Điện như hiện nay, chỉ cần 3-5 ngày kể từ khi khách hàng hoàn thiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời, gửi đề nghị đến Điện lực là khách hàng có thể được lắp đặt công tơ, hòa lưới điện quốc gia, ký hợp đồng bán điện. Thêm vào đó, hồ sơ, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện. Khi tuyên tuyền tốt nội dung này, người dân hiểu, nắm bắt rõ về sự thuận lợi đó sẽ kích thích số lượng, nhu cầu lắp đặt của người dân.

57

- Lợi ích về kinh tế khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời: một trong những nội dung có tác động mạnh đến đẩy mạnh sự phát triển điện mặt trời tại thành phố Lào Cai đó là người dân sẽ được hưởng lợi về kinh tế như nào khi lắp đặt điện mặt trời?

Khi đã đầu tư lắp đặt hệ thống thì có thể sinh lời để hoàn vốn không? Thời gian là bao lâu? Phải khẳng định rằng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, người dân sẽ có được 2 lợi ích về kinh tế: thứ nhất là giảm tiền điện hàng tháng do có điện năng từ hệ thống điện mặt trời, lượng điện năng mua từ ngành Điện sẽ giảm, số kWh mua giá bậc thang cao cũng sẽ giảm, từ đó giảm tiền điện phải trả hàng tháng; thứ hai, với lượng điện năng do hệ thống điện mặt trời sinh ra và hộ sử dụng không hết, bán lại cho ngành Điện, hộ sẽ được ngành Điện thanh toán với chi phí khoảng 2000 đồng/kWh. Tổng lợi ích kinh tế như vậy, sau khi quy đổi thì chỉ với 5-6 năm là hộ sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu, trong khi thời gian bảo hành pin mặt trời lên đến 20 năm. Các năm tiếp theo, hộ sẽ được hưởng lợi hoàn toàn lợi ích kinh tế từ hệ thống điện mặt trời.

Theo bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), nguyên nhân đầu tiên khiến điện mặt trời áp mái chưa được quan tâm tại Việt Nam thời gian qua chính là thiếu thông tin. Do vậy, giải pháp quan trọng để thúc đẩy điện mặt trời áp mái phát triển trong thời gian tới chính là phải coi trọng truyền thông tới cộng đồng, đặc biệt phải truyền thông tới từng hộ gia đình, từ khả năng đầu tư cũng như lợi ích đạt được của mô hình này. "Chúng tôi thấy rằng do các hộ gia đình chưa có hoặc có ít thông tin, thông tin chưa sáng tỏ dẫn đến người dân không hiểu được hiện nay Nhà nước đã có chính sách phát triển điện mặt trời áp mái. Do vậy, việc truyền thông đến cho người dân là vô cùng cần thiết" – Trích Báo điện tử tmhpp.com.vn.

Đồng thời, để công tác tuyên truyền thật sự đi sâu, đi sát đến người dân thì Nhà nước, các bộ, ngành cần chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức, phù hợp với xu thế của xã hội, cụ thể như:

+ Trên các phương tiện thông tin đại chúng: đài truyền hình, phát thanh, báo của Trung ương và Lào Cai. Đây là những hình thức truyền thông chính thống phổ biến có tác dụng ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là mang lại uy tín, sự yên tâm cho

58

người dân. Tuy nhiên, do sự phát triển của internet như hiện nay, bên cạnh những người thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin qua các kênh trên, có một bộ phận người dân hầu như rất ít theo dõi truyền hình, phát thanh hoặc Báo giấy. Vì vậy điều này làm hạn chế phần nào khả năng truyền thông.

+ Tiếp cận trực tiếp người dân thông qua băng Roll, Banner, Poster, áp phích, tờ rơi,… Đây là một trong những hình thức truyền thông trực tiếp, góp phần nâng cao tần suất xuất hiện thông tin, giúp người dân dần quen và gần gũi hơn với hệ thống điện mặt trời.

+ Hệ thống internet, mạng xã hội: Báo điện tử, Facebook, Zalo, Youtube...

với sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội như hiện nay thì đây là các kênh truyền thông rất hữu hiệu, thông tin được cập nhật liên tục, thường xuyên, kịp thời và đặc biệt là có thông tin phản hồi đa chiều giúp người dân tiếp cận, trao đổi với ngành Điện về hệ thống điện mặt trời.

Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có chiến lược, kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực; có đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền nhằm kịp thời điều chỉnh nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thực chất của việc tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác đến người dân; có như vậy mới góp phần giúp người dân hiểu và đẩy mạnh việc tham gia, đăng ký, lắp đặt, sử dụng điện mặt trời.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu ứng dụng hệ thống phát điện năng lượng mặt trời cho thành phố lào cai và đề xuất giải pháp quản lý, kinh doanh năng lượng mặt trời​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)