CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
2.1.2 Đặc điểm hệ thống sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất của công ty
2.1.2.1 .Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất :
Sơ đồ số 07 : quy trình công nghệ sản xuất gạch
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất :
- Quy trình sản xuất gạch là một quy trình phức tạp, chế biến liên tục, không bị gián đoạn về mặt thời gian, từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối. Vì vậy đòi hỏi các bước công nghiệp phải ăn khớp nhau, mỗi người lao động ,mỗi tổ đội sản xuất phải xác định rõ nhiệm vụ của mình .
Hệ thống pha than Hệ thống máy nạp
liệu
Máy cán mịn Máy nhào 2 trục 1 Hệ thống hàn tải đất
Máy nhào 2 trục 2 Buồng hút chân
không Máy đào Bàn cắt bán thành
phẩm Phơi tách cáng
Xếp goòng Vận hành nung sấy Phân loại sản phẩm
Sơ chế ngâm ủ
- Quy trình sản xuất gạch của công ty được thực hiện như sau :
Sơ chế và tạo hình sản phẩm: Nguyên liệu đất khai thác từ bãi Sông Hồng hoặc mua về đưa vào sơ chế ngâm ủ đất, qua hệ thống máy nạp liệu máy tán mịn, song song là quá trình pha than và sơ chế đất .
Tiếp theo đưa đất đã sơ chế vào máy nhào 2 trục 1. Sau khi đất được trộn đều làm mịn được đưa vào máu nhào 2 trục 2 nhờ hệ thống hàn tải đất và đưa vào buồng hút chân không. Đến đây đất đã đủ tiêu chuẩn và được máy nhào đưa lên.
Sau khi đất được sơ chế ngâm ủ xong thì được đưa vào bàn cắt bán thành phẩm, ở đây được tổ tạo hình theo khuôn của từng loại gạch.
Khi tạo hình sản phẩm xong sẽ tiến hành đưa ra phơi trong một thời gian nhất định rồi sẽ tách cáng .
Tách cáng xong bán thành phẩm được tổ vận chuyển xếp lên goòng .
Vận hành nung sấy: khi bán thành phẩm được xếp lên goòng với số lượng quy định sẽ được đưa vào lò nung tuynel trong vòng 8 tiếng .
Phân loại sản phẩm: mộc được nung sấy thành gạch sau một thời gian ngắn sẽ được tổ phân loại sản phẩm, phân loại từng loại gạch rồi nhập kho thành phẩm theo quy định của công ty .
- Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất, nó quyết định đến chất lượng sản phẩm và quyết định đến giá thành sản phẩm được sản xuất ra. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ, công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tỷ lệ thành phẩm đặt cao và tiêu hao vật tư nguyên liệu theo đó cũng giảm, điều này tác động đến giảm chi phí đầu vào của sản phẩm .
2.1.2.2 Đặc điểm hệ thống sản xuất
Sơ đồ tổ chức hệ thống sản xuất :
Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn thể hiện quá trình sản xuất, hình thức phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất, là sự kết hợp giữa tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Cơ cấu sản xuất của công ty là cơ sở để xây dựng lên bộ máy quản lý doanh nghiệp cho nên muốn tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thì cơ cấu
sản xuất của công ty phải hoàn thiện, xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của công ty.
Cơ cấu sản xuất của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Xuân Châu được tổ chức như sau .
Sơ đồ số 08 :Cơ cấu tổ chức hệ thông sản xuất của công ty
Phó giám đốc kỹ thuật
Phân xưởng sản xuất tuynel Phân xưởng cơ điện Bộ phận phụ trợ
Tổ nghiền
than
Tổ tạo hình
sản phẩm
Tổ vận chuyển xếp goòng
Vận hành bảo dưỡng Sửa
chữa chế tạo Tổ vận
chuyển nung sấy
Tổ phân
loại sản phẩm
Xây dựng
sửa chữa
Bốc xếp vận chuyển
- Ngoài phân xưởng sản xuất tuynel còn có phân xưởng cơ điện và bộ phận phụ trợ có tác dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành được đều đặn, liên tục .
Tổ sửa chữa và trực điện : vận hành hệ thống thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng chế tạo mới các khuân mẫu theo kế hoạch của công ty, vận hành máy ủi, máy xúc phục vụ cho quá trình sản xuất .
Tổ bốc xếp vận chuyển : bốc xếp sản phẩm lên phương tiện cho khách hàng vận chuyển đến tận chân công trình , theo yêu cầu bốc xếp của các loại vật tư hàng hoá về công ty .
- Nhận xét :
Qua sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty có thể thấy việc tổ chức sắp xếp là hợp lý, rõ ràng phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức sản xuất này giúp người quản lý dễ kiểm tra theo dõi người lao động thấy rõ trách nhiệm của mình để đạt hiệu quả .
2.1.3Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Vật Liệu Xây Dựng Xuân Châu đã không ngừng hoàn thiện .
Cơ cấu tổ chức bộ máy được xây dựng đã phần nào thích ứng được tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài nhất là điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi để nắm bắt và dự đoán được nhưng thay đổi của nó Công ty vẫn không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý Công ty luôn đào tạo, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, say mê với nghề nghiệp, có nghiệp vụ chuyên môn cao, nhạy bén trong quản lý và xử lý thông tin thị trường một cách kịp thời, chính xác để đưa ra nhưng quyết định mang lại hiệu quả kinh doanh của Công ty .
Để đáp ứng yêu cầu của việc chuyên môn hoá sản xuất và thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh, hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý được sắp xếp, bố trí thành các phòng ban và các tổ trực thuộc theo sơ đồ sau.
Sơ đồ số 09: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hội đồng
quản trị
Ban kiểm
soát Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng cung ứng vật tư kế hoạch
Tổ tạo hình Tổ nghiền than
Tổ nung sấy SP
Tổ phân loại SP
Tổ xếp goòng
Tổ cơ điện
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận :
Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra là cơ quan quản lý cao nhất của công ty.Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, nghe báo cáo của giám đốc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty, giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ của công ty.
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty có trách nhiệm điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của hội đồng quản trị, là người đại diện cho pháp luật chịu trách nhiệm trước pháp luật về phạm vi lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Phó giám đốc: Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc tham gia và tham mưu cho giám đốc trong các công việc chung của công ty, có trách nhiệm thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng, đồng thời có quyền điều hành các phòng ban trong phạm vi và quyền hạn của mình.
Phòng tài chính- kế toán: Được lập ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách các mặt nghiệp vụ tài chính kế toán, các nghiệp vụ kinh tế, thực hiện các chế độ hạch toán, tham mưu các vấn đề tài chính cho giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tuyển dụng đào tạo các vấn đề liên quan tới nhân lực, lập kế hoạch tham gia công tác duyệt nâng lương và công tác tổ chức nội bộ, làm công tác quản trị hành chính cho công ty, kiểm tra đôn đốc công tác bảo vệ trật tự trị an và công tác vệ sinh chung.
Phòng cung ứng vật tư: Lập kế hoạch cung ứng vật tư nguyên nhiên liệu cung cấp các vật tư theo yêu cầu sản xuất.
Công ty có 6 tổ tham gia vào dây chuyền sản xuất cụ thể là:
Tổ tạo hình sản phẩm: Là tổ sản xuất chủ yếu có nhiệm vụ nhập nguyên nhiên liệu từ kho tạo ra thực thể của sản phẩm, phơi đảo sản phẩm đến khi sản phẩm là gạch mộc có thể đưa vào nung sấy.
Tổ nghiền than: Có trách nhiệm nghiền nhỏ than tham gia với tổ tạo hình đưa vào trộn đảo cùng với nguyên liệu đất tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, đồng thời tạo ra nhiệt lượng để nung sấy sản phẩm này.
Tổ xếp gòong: Nhận gạch mộc từ sân cáng đã đủ tiêu chuẩn để xếp lên đốt theo một phương pháp nhất định.
Tổ nung sấy: Có trách nhiệm nung sấy các gòong để đảm bảo cho sản phẩm hoàn thành với chất lượng cao nhất.
Tổ ra lò: Nhận các gòong sản phẩm đã hoàn thành đồng thời phân loại theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Tổ cơ điện: Phụ trách tất cả các máy móc thiết bị có trong dây chuyền công nghệ. Có trách nhiệm theo dõi sửa chữa và bảo quản để dây chuyền máy móc thiết bị hoạt động an toàn và hiệu quả.
Nhận xét :
Qua mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý của công ty ta thấy cá bộ phận đã được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với mục tiêu của công ty và điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay .
Công tác tiêu thụ sản phẩm đã được đặt lên hàng đầu, bởi vì nó quyết định phần lớn sự tồn tại và phát triển của công ty. Từ các bộ phận tham mưu giúp việc giam đốc có thể điều hành được toàn bộ hệ thống tiêu thụ của doanh nghiệp và sẽ có những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của công ty, có phản ứng nhanh trước nhưng biến động của