III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
NỘI DUNG THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
a) Việc làm và bảo đảm việc làm:
Các biện pháp bảo đảm việc làm; lọai hợp đồng lao động đối với từng lọai lao động; hoặc lọai công việc; các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, các trường hợp chấm dứt HĐLĐ; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngưng việc, nâng cao tay nghề, đào tạo lại, các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác……..
b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
Các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí làm theo ca, thời giờ nghỉ ngơi: nghỉ giữa ca 30 tính vào giờ làm việc (ca ngày) nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc (ca đêm), được nghỉ 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác, ngày nghỉ hàng tuần….., ngày nghỉ lễ………..Chế độ nghỉ hàng năm….nghỉ về việc riêng………. Nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ.
c) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, tiền lương tối thiểu chung, lương bình quân, thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm, lương khoán) các lọai phụ cấp theo lương; thời gian trả lương; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe; tiền lương trả cho làm thêm giờ, các lọai tiền thưởng……….
d) 4- Định mức lao động : Việc xác lập định mức lao động tương ứng với xác định đơn giá tiền lương phải phù hợp với từng loại công việc, từng loại nghề trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc và khả năng thực hiện định mức, nguyên tắc thay đổi định mức.
đ) An toàn lao động, vệ sinh lao động:
Các biện pháp bảo đảm an tòan lao động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp.
e) Bảo hiểm xã hội:
Các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động trong việc đóng góp; thu nộp; chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội.
2/ Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thỏa thuận thêm những nội dung khác như thể thức giải quyết tranh chấp lao động, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể; trợ cấp việc hiếu hỷ, trợ cấp khó khăn……….
Cam kết trách nhiệm thi hành thỏa ước; Thể thức giải quyết tranh chấp lao động
- Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể và bãi bỏ các quy định khác của doanh nghiệp trái với Thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể này ký kết tại………. ngày…../……/ 2009 và đăng ký tại Sở Lao động – TB&XH tỉnh……
ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNGChủ tịch công đoàn cơ
sở
Ký tên và đóng dấu
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG
Giám đốc Công ty Ký tên và đóng dấu
III. Hoàn thiện và thực hiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể:
1. Tổng quan về thỏa ước lao động tập thể ở Việt Nam:
Thỏa ước lao động tập thể được xác định là công cụ, phương tiện quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động trong mỗi doanh nghiệp, góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động đồng thời là cơ sở pháp lí quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, trong thực tế, việc ký kết thỏa ước lao động tập thể còn nhiều hạn chế.
Theo số liệu công bố của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, 2 năm qua, tỉ lệ các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn trong cả nước ký kết thỏa ước lao động tập thể tăng từ 61,59% năm 2010 lên 66,99% năm 2011. Nhiều doanh nghiệp đã thấy được được ý nghĩa quan trọng của thỏa ước lao động tập thể nên đã chú trọng tới việc thương lượng, một số doanh nghiệp có khi phải tiến hành thương lượng nhiều lần mới đạt được sự thỏa thuận. Nhiều thỏa ước lao động tập thể đã có những thỏa thuận cụ thể về tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca; nâng lương, thưởng tết, trợ cấp đi lại, hiếu hỷ, thời giờ nghỉ ngơi.. cho người lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể còn thấp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. Trong khu vực kinh tế tập thể, tỷ lệ hợp tác xã tổ chức ký kết TƯLĐTT còn thấp, chỉ có khoảng 13% các HTX ký kết TƯLĐTT, chủ yếu là các HTX công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải như: HTX Song Long
(Hà Nội), HTX vận tải Chiến Công (Thái Nguyên), HTX Rạch Gầm (Tiền Giang), Saigon Coop (TP.HCM)...
Bộ luật Lao động đã dành riêng chương IV về Thỏa ước lao động