Các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu oang kien kinh nghiem tieng viet lop 3 (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Lớp 3: Dạy theo hình thức áp dụng công nghệ thông tin bài "Một trường tiểu học vùng cao"

III. Các hoạt động dạy học

PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NỘI DUNG

1. Ổn định tổ chức Hát

2. KTBC:

- 3 - 4 HS đọ thuộc lòng 10 dòng đầu bài thơ Việt Bắc và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc

HS+GV nhận xét

- Rừng Việt Bắc có gì đẹp?

- Người cán bộ về xuôi nhớ cái gì?

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài bằng đèn chiếu

- Đưa ra hình ảnh trường nội trú tỉnh cho học sinh nhận biết sự khác biệt của trường tiểu học ... với trường đó. Ghi đầu bài

2. Luyện đọc:

a, GV đọc diễn cảm bài đọc - GV HD cách đọc

- Các câu hỏi của khách: Nhanh, vui, thân ái.

- Sùng Tờ Dìn trả lời: mạnh dạn, tự tin, am hiểu

b. GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- HS nối tiếp nhau đục từng câu

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp

- GV gọi HS giải nghĩa từ mới

(GV dùng bản đồ và đèn chiếu minh hoạ) + Đọc từng đoạn trong nhóm

- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần ở đoạn 1

Đoạn 1: Từ đầu đến Các thầy cố ở cùng HS

Đoạn 2: Tiếp đến: cải thiện bữa ăn Đoạn 3: Còn lại

Sủng Thài; trường nội trú; cải thiện

- Một HS đọc cả bài 3. Tìm hiểu bài

- Cả lớp đọc thầm - Trả lời câu hỏi.

- HS đọc thầm đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi 2.

(GV dùng bản đồ hoặc cảnh trong máy chiếu để cho HS hiểu rõ về trường nội trú, cải thiện)

- Bài đọc có những nhân vật nào?

- Ai dẫn khách đến thăm trường?

- Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình?

- Tổ chức trò chơi đóng vai - Em học được điều gì về cách giới thiệu của bạn Dìn?

4. Luyện đọc lại: - Giới thiệu với khách một vài nét về trường mình

- GV đọc lại đoạn văn từ: Vừa đi Dìn vừa kể … cho đến hếtt

- Giáo viên HD cách đọc phân vai theo dãy, bàn, cá nhân

- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Một HS đọc lại cả bài

- GV nhận xét ghi điểm 5. Củng cố dặn dò:

- Bài vừa học giúp em hiểu điều gì? Tình hình sinh hoạt và học tập của học sinh một trường nội trú vùng cao qua lời giới thiệu của một học sinh: cuộc sống của học sinh miền núi còn khó khăn nhưng các bạn rất chăm học, yêu trường và sống rất vui.

- Chuẩn bị nội dung cho bài tập làm văn - Giới thiệu với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ em và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua.

2. Kết quả đạt được sau 2 cách dạy đối với học sinh.

Phương pháp dạy học Giỏi Khá TB Yếu

Phương pháp truyền thống 2 5 9 4

Phương pháp đã có cải tiến theo hướng của đề tài 5 7 8 0

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN CHUNG

Giáo dục tiểu học đang thực hiện những đổi mới toàn diện và đồng bộ để góp phần chuẩn bị học vấn cơ sở và khả năng tích ứng chủ động, sáng tạo cho những người lao động trong điều kiện CNH - HĐH đất nước Việt Nam ở thế kỷ XXI.

Trong những đổi mới về giáo dục đào tạo thì đổi mới phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng vì hoạt động giáo dục đang là hoạt động chủ yếu của nhà trường và xét cho đến cùng thì khoa học giáo dục là khoa học về phương pháp sáng tạo và khoa học giáo dục, thực chất là sáng tạo về phương pháp giáo dục, trong đó có phương pháp dạy học. Đặc biệt là đối với các bậc học càng thấp thì vai trò phương pháp càng quan trọng. Hơn nữa bậc tiểu học lại là bậc học nền tảng. Đối với học sinh tiểu học chúng ta cần giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân lao

động từ khi học sinh bắt đầu tiếp cận với sách vở, các môn học. Đặc biệt là môn Tập đọc, học sinh thể hiện rõ nhất sự nhận thức, thái độ, tình cảm của mình. Chúng ta cần phải trau dồi cho HS có vốn sống thực tế, có vốn nói và viết, cách diễn đạt, cách giao tiếp, nhanh nhẹn trong cư xử, mở rộng được tầm nhìn, quan hệ giao tiếp rộng rãi hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, càng đòi hỏi sản phẩm của ngành giáo dục phải đảm bảo chất lượng cao hơn. Do vậy, đẩy mạnh phương pháp giáo dục là đẩy mạnh nội dung chương trình để nâng cao chất lượng cho ngành là điều tất yếu. Mỗi giáo viên phải tự trau dồi vốn kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy sao cho đạt hiệu quả cao và mục đích cuối cùng của ngành là đào tạo nên những con người mới phát triển toàn diện.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Trau dồi học vấn, vốn hiểu biết kiến thức về xã hội để có trình độ chuyên môn vững vàng là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên, để có sự năng động và sáng tạo nhanh nhạy nắm bắt cái mới, các tình huống xử lý kịp thời. Tránh giậm chân tại chỗ.

- Nắm vững tâm lý học sinh để dùng lời nói gần gũi, dễ hiểu và chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

- Nghiên cứu kỹ mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài dạy để từ đó chọn phương pháp, chọn đồ dùng dạy học, chọn trò chơi cho phù hợp.

- Chỉ coi sách giáo viên là phần gợi ý, tham khảo. Không nên quá phụ thuộc vào đó.

- Nắm chắc trình độ nhận thức của học sinh để đưa kiến thức truyền thụ cho các em tránh sự nhồi nhét khi học sinh chưa cập nhật được nhưng cũng tránh sự nhàm chán lơ đễnh khi các em thấy kiến thức và trò chơi quá đơn giản.

- Học hỏi thường xuyên qua sách, báo, tài liệu, thông tin đại chúng, trường bạn, đồng nghiệp…

- Ghi chép những điều đã học hỏi đó vào cuốn sổ để tiếp tục nghiên cứu vận dụng.

KIẾN NGHỊ

- Cần phát huy tính sáng tạo ở trong giáo viên trong các trường, cùng soạn và giảng một bài nào đó để đánh giá tính sáng tạo và cách dậyhy để từ đó lan rộng trong thành phố,

- Trang bị đủ đồ dùng dạy học cho phân môn này.

- Nên mở buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm về dạy học, để cho các tác giả trình bày quan điểm và cách làm của mình tới đồng nghiẹp cũng như Ban giám khảo.

Trên đây là một số biện pháp tôi đã làm và đã có kết quả rõ rệt song không khỏi không có những khiếm khuyết. Rất mong ssược sự đóng góp ý kiến của các đồng chí.

Ngày 20 tháng 12 năm 2010 Người viết

Nguyễn Thị Thu

NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu oang kien kinh nghiem tieng viet lop 3 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w