3.1. Những thuận lợi và khó khăn
Trong nền kinh tế thị trường mạnh mẽ như hiện nay, ngày càng nảy sinh nhiều mối quan hệ kinh tế phức tạp này tạo ra những thuận lợi cũng đồng thời gây khó khăn cho kiểm toán hiện nay. Dưới đây là một số những điểm chính ảnh hưởng tới vai trò của KTĐL trong việc nâng cao chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam
Xét về các thuận lợi ta thấy:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động KTĐL đã được tạo lập, các văn bản về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, kiểm toán làm cơ sở hoạt động của các công ty KTĐL đã ban hành và liên tục bổ sung ngày càng phù hợp và đáp ứng với sự phát triển ngày càng cao của hoạt động kiểm toán.
- KTĐL Việt Nam có sự phát triển nhanh về số lượng các công ty, số lượng KTV, năng lực KTV nâng lên đáng kể, tổ chức kiểm toán ngày càng tốt hơn, trang thiết bị cho hoạt động kiểm toán ngày càng hiện đại hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm toán. Sự tiến bộ này nhờ nỗ lực của bản thân các công ty, sự canh tranh giữa các công ty cũng như sự giúp đỡ, hợp tác của các công ty kiểm toán quốc tế
Xét về những khó khăn ta thấy:
- Hệ thống BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất hợp lý chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế trong khi các KTV phải tuân theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được xây dựng dựa trên tinh thần
các chuẩn mực quốc tế. Do đó KTV có thế gặp rủi ro kiểm toán cao do người sử dụng thông tin còn ít am hiểu về đặc điểm BCTC của Việt Nam và có xu hướng đổ lỗi cho KTV trong trường hợp thông tin không phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp
- Hệ thông chuẩn mực kiểm toán Việt Nam chưa có sự hoàn chỉnh và nhiều điểm chưa phù hợp nhưng tính ràng buộc pháp lý lại quá cao (do bộ tài chính ban hành) không mang tính hướng dẫn như các nước khác trên thế giới (thường do các tổ chức nghề nghiệp nghiên cứu ban hành)
- Việc thực hiện các quy định bắt buộc kiểm toán BCTC của nhiều công ty không được thực hiện nghiêm túc do yêu cầu của luật pháp với kiểm toán BCTC còn thấp khiến các doanh nghiệp không tuân thủ triệt để
- Bộ máy kiểm toán phát triển nhưng chưa đồng đều. Còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các công ty và thấp so với yêu cầu hội nhập, trình độ ngoại ngữ và tin học của các KTV còn chưa cao.
- Nhận thức của doanh nghiệp và xã hội với vấn đề kiểm toán tăng nhưng chưa cao và đúng đắn nhiều khi coi kết quả kiểm toán có tính chất giống như thanh tra cơ quan thuế
3.2. Một số ý kiến nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập trong việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Những phương hướng cơ bản
Những định hướng cơ bản đẩy mạnh phát triển dịch vụ kế toán,kiểm toán trong thời gian tới là:
Thứ nhất tăng cường cả về số lượng và chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán,kiểm toán trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán được thừa nhận đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thứ hai là nâng cao sức cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kế toán, kiểm toán, đảm bảo sự phát triển của dịch vụ này thực sự trở
thành công cụ đắc lực giúp cho Nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức kinh tế trong việc quản lý, sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển.
Thứ ba là từng bước mở cửa và hội nhập thị trường kế toán, kiểm toán quốc tế và khu vực.
Đây chỉ là các định hướng cơ bản, chúng phải được chi tiết thành các giải pháp cụ thể hơn
3.2.2. Các giải pháp cụ thể
Theo định hướng trên các giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ kế toán kiểm toán trong thời gian tới có thể được tổng hợp theo các nhóm sau:
Một là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán và kiểm toán. Sự ra đời của Luật kế toán là một cơ sở quan trọng cho hoạt động kế toán, kiểm toán phát triển nhưng để Luật kế toán thực sự đi vào cuộc sống cần phải nhanh chóng có các qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam đã được công bố kịp thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể, đảm bảo tính khả thi đối với các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế. Việc xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, ngoài việc đảm bảo tính hoà nhập quốc tế còn phải chú trọng đến tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhất thiết phải tính đến xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách tài chính trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trên cơ sở Luật kế toán các chuẩn mực kế toán cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các hệ thống kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh doanh đặc thù, các đơn vị sự nghiệp có thu, các hoạt động dịch vụ gồm cả phần kế toán của các tổ chức và cá nhân hộ gia đình...Bên cạnh đó, cần nhanh chóng bổ sung, sửa đổi qui chế quản lý hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức cá nhân hành nghề kế toán, kiểm toán phù hợp với các qui định của Luật kế toán và nghị định về kiểm toán độc lập và kiểm toán bắt buộc.
Hai là mở rộng diện kiểm toán bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức kinh tế tăng cường nhu cầu cung cấp thông tin tài chính, kế toán thông qua dịch vụ kế toán,kiểm toán. Thực hiện giải pháp này, Nhà nước cần có các qui định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phải được kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán. Giá trị của báo cáo tài chính chỉ được thừa nhận sau khi kiểm toán (trước mắt các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên). Mặt khác cần tăng cường xử lý các thông tin tài chính, kế toán, thuế...thông qua các dịch vụ tư vấn của các tổ chức cá nhân làm công tác dich vụ kế toán, kiểm toán được pháp luật thừa nhận.
Ba là có bước đi thích hợp tăng về số lượng và đa dạng hoá loại hình dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ kế toán,kiểm toán trong những năm qua,đúc rút kinh nghiệm và xây dựng lộ trình cho việc thành lập mới các công ty dịch vụ kế toán,kiểm toán.Chú trọng mở rộng loại hình công ty như công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên,công ty tư nhân,công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài tại Việt Nam. Bảo đảm việc thành lập công ty đơn giản, đúng thủ tục pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty. Khuyến khích các công ty mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm.
Bốn là đổi mới chương trình nội dung đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về kế toán, kiểm toán. Để thực hiện giải pháp này,trước hết đối với các trường đại học, học viện, trung học chuyên nghiệp thuộc khối kinh tế, nơi đào tạo căn bản, bước đầu làm nền tảng cho việc tạo lập nghề kế toán, kiểm toán cung cấp nguồn nhân lực chuyên môn cho các công ty kiểm toán, kế toán cần phải đổi mới một cách căn bản nội dung, chương trình theo hướng gắn kết giữa lí luận với thực tiễn. Kết cấu giữa khối kiến thức cơ sở cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành phải phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo
nói chung và đào tạo nghề kế toán, kiểm toán nói riêng. Cần tăng cường các kiến thức về luật nói chung và luật chuyên ngành nói riêng; kiến thức chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, kiến thức ngoại ngữ, tin học cũng như đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường phải được tăng cường khả năng thích ứng với thực tiễn. Đối với các công ty kiểm toán, kế toán hàng năm cần có kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đối với các hội nghề nghiệp và các cơ quan chức năng của nhà nước cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý và hướng dẫn chuyên môn cũng như xây dựng chính sách,chế độ và các tiêu chuẩn tuyển dụng,thi tuyển,cấp chứng chỉ hành nghề. Hàng năm phi có sự đánh giá chất lượng nhân viên kế toán, kiểm toán làm nghề dịch vụ bởi một hội đồng đánh giá chất lượng nghề nghiệp. Hội đồng này cần có sự tham gia của nhiều phía như: đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán, đại diện hội nghề nghiệp, đại diện các công ty kế toán và kiểm toán lớn, các chuyên gia kế toán, kiểm toán đầu ngành.
Trong quá trình thực hiện các giải này cần sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, các trường đại học cũng như các cơ quan hữu quan của Nhà nước.