Nghiên cứu khả năng phát huỳnh quang của các phức chất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp, nghiên cứu phức chất hỗn hợp 2 phối tử benzoat và 2,2 dipyridyl n,n đioxit của một số nguyên tố đất hiếm nặng​ (Trang 45 - 50)

Để nghiên cứu ảnh hưởng của phối tử đến khả năng phát huỳnh quang của các phức chất, chúng tôi nghiên cứu phổ huỳnh quang của các phức chất với các năng lượng kích thích phù hợp. Các phép đo được tiến hành trên quang phổ kế huỳnh quang Horiba FL322, thực hiện tại Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên –Đại học Quốc gia Hà Nội. Phổ huỳnh quang của các phức chất được trình bày ở các hình từ 2.11 ÷ 2.13.

Nghiên cứu khả năng phát huỳnh quang của các phức chất thấy rằng, phổ phát xạ huỳnh quang của Dy(Benz)3(DipyO2).3H2O xuất hiện ở vùng từ 400 ÷ 700 nm. Khi bị kích thích bởi năng lượng ở 350 nm, phức chất này phát xạ huỳnh quang với ba cực đại phát xạ hẹp và sắc nét liên tiếp ở 479 nm, 544 nm, và 574 nm (hình 2.12), trong đó cực đại phát xạ ở 544 nm có cường độ rất yếu, cực đại phát xạ ở 479 nm có cường độ trung bình, cực đại phát xạ ở 574 có cường độ mạnh nhất. Ứng với các dải phát xạ này là sự xuất hiện ánh sáng rực rỡ của miền trông thấy: vùng lục (544 nm; 574 nm) và lam chàm (479 nm).

Các dải phổ này được quy gán tương ứng cho sự chuyểndời

350 400 450 500 550 600 650

0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000

Intensity (a.u)

Wavelength (nm) Dy-(Benz+N,N) lexc = 350 nm

479

574

544

Hình 2.12. Ph hunh quang ca phc cht Dy(Benz)3(DipyO2).3H2O

4F9/2→6H15/2 (479), 4F9/2→6H13/2 (544 nm), 4F9/2→6H11/2 (574 nm) của Dy3+ [26].

Đối với phức chất của Tm(III), khi được kích thích bởi năng lượng ở 430 nm, phổ phát xạ huỳnh quang của phức chất hỗn hợp phối tử của Tm(III) xuất hiện ở vùng 350÷500 nm với một dải phát xạ ở 454 nm (hình 2.13), dải phát xạ này có cường độ rất mạnh với sự phát xạ của ánh sáng tím. Sự phát xạ này tương ứng với chuyển mức năng lượng 3H61D2 của Tm3+ [26].

400 450 500 550 600 650 700 750 800

-5000000 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000

Intensity (a.u)

Wavelength (nm)

Tm-(Benz+N,N) lexc= 430 nm 454

Hình 2.13. Ph hunh quang ca phc cht Tm(Benz)3(DipyO2).3H2O

400 450 500 550 600 650 700 750 800

0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000

Intensity (a.u)

Wavelength (nm) Yb-(Benz+N,N) lexc = 325 nm 430

Hình 2.14. Ph hunh quang ca phc cht Yb(Benz)3(DipyO2).3H2O

Đối với phức chất của Yb(III), khi được bức xạ bởi ánh sáng tử ngoại ở 325 nm, phức chất này phát ra một dải phát xạ duy nhất, sắc nét và có cường độ phát xạ rất mạnh (hình 2.13), phát xạ này thuộc vùng ánh sáng tím ở 430 nm, sự phát xạ này tương ứng với chuyển mức năng lượng 2F5/2→2I7/2 của ion Yb3+

Cơ chế phát xạ huỳnh quang của các phức chất có thể được giải thích như sau [25]: Khi nhận được năng lượng kích thích, các phối tử chuyển từ trạng thái singlet sang trạng thái triplet; tiếp theo là quá trình chuyển năng lượng từ trạng thái triplet của phối tử sang Ln3+; cuối cùng là ion Ln3+ chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản và phát xạ ánh sáng đặc trưng của ion đất hiếm.

Như vậy, các ion Dy3+, Tm3+ và Yb3+ đều có khả năng phát xạ huỳnh quang khi nhận được năng lượng kích thích phù hợp để chuyển lên trạng thái kích thích, sau đó là các quá trình phục hồi xuống các mức năng lượng thấp hơn mang lại các quá trình phát huỳnh quang. Các kết quả này chứng tỏ trường hỗn hợp phối tử benzoat và 2,2’-dipyridyl- N,N’-dioxit đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng phát quang của các ion đất hiếm

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu được chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Đã tổng hợp được 03 phức chất hỗn hợp phối tử benzoat và 2,2’

dipyridyl-N,N’ dioxit của Dy(III), Tm(III) và Yb(III), các phức chất có cùng công thức phân tử: Ln(Bez)3(DipyO2) .3H2O (Ln: Dy, Tm, Yb).

2. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, kết quả đã xác nhận sự tạo thành liên kết giữa các phối tử và ion đất hiếm qua hai nguyên tử oxi trong COO- của 3 phối tử benzoat và qua hai nguyên tử oxi của 1 phối tử 2,2’-dipyridyl-N,N’-dioxit

3. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phân tích nhiệt, kết quả cho thấy,ba phức chất hỗn hợp phối tử ở trạng thái tri hydrat; các phức chất đều kém bền nhiệt và đã đưa ra sơ đồ phân hủy nhiệt của chúng.

4. Đã nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ khối lượng, kết quả cho thấy, thành phần pha hơi của 03 phức chất là tương tự nhau. Đã đưa ra công thức cấu tạo giả thiết của các phức chất, trong đó ion đất hiếm có số phối trí 8 và các phức chất đều là phức chất hai càng, có công thức cấu tạo như sau:

(Ln: Dy, Tm, Yb)

5. Đã nghiên cứu khả năng phát xạ huỳnh quang của các phức chất bằng phương pháp phổ phát xạ huỳnh quang. Các phức chất hỗn hợp phối tử của Dy3+, Tm3+, Yb3+ phát quang rất mạnh khi được kích thích bởi bước sóng thích hợp. Khả năng phát quang của các phức chất là do các tâm phát quang ion đất hiếm Ln3+ nhận được năng lượng từ nguồn kích thích và chịu ảnh hưởng rất lớn của trường phối tử.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tổng hợp, nghiên cứu phức chất hỗn hợp 2 phối tử benzoat và 2,2 dipyridyl n,n đioxit của một số nguyên tố đất hiếm nặng​ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)