Đề 1: Cảm nhận của em về tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du.
* Gợi ý:
a Mở bài: Giới thiệu chung về đoạn trích (Đoạn thơ hay nhất biểu hiện bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại thể hiện nỗi lòng và tâm trạng của
nhân vật Thuý Kiều) b. Thân bài:
* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:
- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa - Nàng nhớ đến Kim trọng, thương chàng
- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.
- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.
* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:
- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.
- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn - con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng
đồng : cảnh ngổn ngang - tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà - tâm trạng u buồn, bế tắc.
- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang " Lớp lớp sóng dồi"
c. Kết bài:
- Khẳng định nghệ thuật Vịnh cảnh ngụ tình đặc sắc của đại thi hào Nguyễn Du.
- Xót thương số phận tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều.
- Căm ghét xã hội phong kiến xấu xa, thối nát, tàn bạo.
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC - Hoàn thiện bài viết văn đã lập dàn ý.
Ngày soạn: ...
Ngày giảng:
Lớp ... Tiết……….Ngày dạy………Sĩ số………Vắng………...
Tiết 10
ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐỒNG CHÍ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật tác phẩm
2. Kỹ năng
- Kĩ năng đọc – hiểu văn bản theo thể loại
- Biết cách phân tích, nhận xét, tìm hiểu các tác phẩm văn cách mạng 3. Thái độ
- Biết vận dụng kiến thức vào việc học tác giả, tác phẩm cụ thể.
4. Năng lực cần phát triển - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, - Năng lực tự học,
- Năng lực tư duy,
- Năng lực giải quyết vấn đề, - Năng lực hợp tác,
- Năng lực sáng tạo, … II. CHUẨN BỊ
1. GV: Soạn giáo án, tài liệu.
2. HS: vở, sgk, giấy A0, A4 III. NỘI DUNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả
- Tên thật là Trần Đình Đắc( 1926 -2007) quê huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội.
- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến.
- Thơ của Chính Hữu có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
2. Tác phẩm a. Nội dung
- Cơ sở hình thành tình đồng chí : Bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính. Hình thành từ chỗ chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu. Tình đồng chí nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ với nhau.
- Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí : Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau (nỗi nhớ quê hương, người thân, những khó khăn nơi quê nhà), là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính (những năm tháng chống Pháp).
- Hình ảnh kết thúc bài thơ : Bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Hình ảnh khép lại của bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và chất lãng mạn.
b. Nghệ thuật - Thể thơ tự do
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
c. Chủ đề: Người lính và tình yêu đất nước và tinh thần cách mạng.
B. LUYỆN TẬP
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.
Đề 1: Viết một đoạn văn (15 -> 20 dòng) nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.
"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo."
Gợi ý
- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
- Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Đề 2: Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
Gợi ý:
- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng.
- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
Đề 3: Hãy chép 7 câu thơ đầu và nhận xét về cấu trúc của câu thơ thứ 7 trong bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu.
Đề 4:
"Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo."
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?