CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HANEL
3.4 Kiến nghị thực hiện giải pháp
. .1. Đố vớ ơ qu quả ý N à ướ và ơ qu ứ ă
Theo quy định hiện hành thì đối với các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể người nợ mất tích bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữa, x t xử hoặc đang thi hành án…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Thực tế cho thấy trường hợp này xảy ra trong doanh nghiệp có tính chất không thường xuyên và doanh nghiệp thường ít chủ động cũng như thiếu kinh nghiệm về các khoản nợ phải thu khó đòi này. Chính vì vậy các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xác định hay dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng. Chủ yếu công việc xác định mức dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi này đều dựa trên kinh nghiệm của kế toán viên nên nhiều khi không xát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác kế toán. Và để khắc phục hạn chế này, theo Tác giả Bộ tài chính cần có những hướng dẫn về phương pháp cũng như cách xác định cụ thể mức dự phòng cần trích lập đối với các khoản nợ khó thu thuộc loại này sao cho phù hợp với các nguyên tắc trong kế toán cũng như các chuẩn mực và thông lệ của kế toán quốc tế.
. .2. Đố vớ ơ sở đà
Hiện nay, công tác đào tạo kiến thức và k năng lập BCTC hợp nhất trong các cơ sở đào tạo nói chung còn hạn chế. Nhiều trường Đại học, Học viện trong cả nước còn chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo kế toán lập BCTC hợp nhất. Các nghiệp vụ, k thuật lập BCTC hợp nhất có đặc thù phức tạp không chỉ đối với người học mà còn cả với đội ngũ cán bộ giảng viên. Để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực kế toán làm công tác kế toán nói chung và đội ngũ kế toán lập BCTC hợp nhất nói riêng thì các trường Đại học, Học viện và cơ sở đào tạo khác cần cải tiến chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, cập nhật thường xuyên các CMKT ban hành, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, tổ chức các nhóm nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực kế toán, kiểm toán, làm tốt vai trò cầu nối cho doanh nghiệp và phát huy tốt vai trò hướng dẫn cũng như thu thập các ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp. Để thực hiện tốt định hướng trên, các cơ sở đào tạo cần tăng cường phối hợp với các tổ chức hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao tính nghề nghiệp trong hoạt động kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
3.3.3. ề í
- Công ty cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về công tác kế toán đối với việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tổ chức tốt công tác kế toán. Bên cạnh đó, để công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất được thực hiện được triển khai tốt thì sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ quản lý cấp cao đóng một vai trò quan trọng. Sự am hiểu về công tác lập BCTC hợp nhất s giúp các cấp quản lý hiểu r được những vấn đề phát sinh, cũng như những khó khăn phức tạp trong công tác lập BCTC hợp nhất. Từ đó các nhà quản trị s có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác lập BCTC hợp nhất tại Tập đoàn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ kế toán cả về kế toán tài chính và kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của cả Tập đoàn Yêu cầu đội ngũ kế toán thường xuyên cập nhật các văn bản trong lĩnh vực kế toán và các lĩnh vực liên quan như thuế, lao động, bảo hiểm… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
- Công ty cần có những chính sách ưu đãi, chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân viên nói chung và nhân viên phòng Kế toán nói riêng nhằm khuyến khích, động viên tinh thần và trách nhiệm trong công việc, từ đó góp phần chung vào sự phát triển của Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tại Chương 3 của Luận văn Tác giả đã hoàn thành việc trình bày định hướng phát triển cũng như yêu cầu hoàn thiện kế toán công nợ tại Công ty CP Hanel. Từ đó Tác giả đưa các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện kế toán các khoản phải thu, phải trả Hoàn thiện kế toán dự phòng của Công ty Hoàn thiện trình bày thông tin công nợ trên báo cáo tài chính và sau cùng là kiến nghị cho việc thực hiện giải pháp.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh m , sâu rộng với khu vực và thế giới dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt, khốc liệt. Theo đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tự hoàn thiện, cải tiến cả về phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả công tác quản lý trong đó có công tác kế toán nói chung và công tác kế toán công nợ nói riêng. Việc hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời và quản lý tốt công nợ giúp nhà quản lý đưa ra quyết định quản trị đúng đắn, tạo điều kiện cho công tác quản lý ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Luận văn Thạc sĩ với đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đạt một số kết quả như sau:
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận về kế toán toán công nợ phải thu, phải trả và dự phòng công nợ trong doanh nghiệp.
- Khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng, chỉ r những ưu điểm, hạn chế của kế toán công nợ và việc trình bày thông tin công nợ trên Báo cáo tài chính riêng cũng như Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Hanel.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel.
Do còn hạn chế về tầm nhìn và trình độ lý luận nên Luận văn của Tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ phía bạn đọc và quý Thầy cô giáo để Luận văn thêm hoàn thiện, có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
2. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 3. Bộ Tài Chính (2011), 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao
động, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (201 ), Thông tư 48/201 /TT-BTC ngày 08/8/ 2019, hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp;
5. Nguyễn Tấn Bình (2011), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tổng hợp TP.HCM;
6. GS.TS Ngô thế Chi, TS.Trương Thị Thủy (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, 2013
7. TS. Nguyễn Tuấn Duy và TS. Đặng Thị Hòa (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội, 2010;
8. Nguyễn Anh Đức (2020), “Kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Sông Đà 10”, Đại học Thương Mại
9. Nguyễn Thu Hằng (2016), “Kế toán công nợ tại Công ty TNHH MTV Thương mại và xuất khẩu Prime”, Đại học Thương Mại
10. Nguyễn Xuân Hưng & Phan Thị Thu Hà (2008), Giáo trình Kế toán tài chính phần 1-2, Nhà xuất bản Giao thông vận tải
11. PGS.TS V Văn Nhị (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM, 2018;
12. PGS.TS Đặng Đức Sơn (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018;
13. Các tài liệu thu thập được từ Phòng Kế toán tài vụ- Công ty Cổ phần Hanel 14. Website: http://hanel.com.vn/;
15. Website: http://ketoanthienung.com;
16. Website:www.mof.gov.vn.