Market Research Agency là một công ty chuyên thực hiện nghiên cứu để thu thập, phân tích và cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, người tiêu dùng và xu hướng ngành. Những công ty này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mục tiêu, hành vi của người tiêu dùng, cũng như đánh giá các yếu tố cạnh tranh hiện có.
Mô hình của các agency này thường tập trung vào việc phân tích kết quả dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn qua điện thoại, và dữ liệu thu thập từ hệ thống social listening. Qua quá trình này, họ không chỉ thu thập số liệu mà còn đào sâu vào tâm lý và cảm nhận của khách hàng.
Dựa vào những thông tin và phân tích này, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nhu cầu và mong muốn của các nhóm khách hàng khác nhau, đồng thời đánh giá được tình hình kinh doanh của đối thủ. Điều này cho phép họ đưa ra những quyết định chiến lược phù hợp, tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ, cũng như phát triển các chiến lược marketing hiệu quả hơn. Nhờ vào sự hỗ trợ của Market Research Agency, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường ngày càng thay đổi.
Một vài Market Research Agency tiêu biểu tại Việt Nam: Nielsen, Kantar, Gcomm Vietnam, Q&me, Vina Research, Decision Lab, Buzzmetrics,…
2. Phân loại
Retail Audit: nghiên cứu thị trường dựa trên thu thập thông tin, dữ liệu từ phía người bán như chủ cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini… Những thông tin thu thập được sẽ là những mặt hàng họ nhập, tần suất nhập hàng, các SKU bán chạy, mặt hàng tồn kho… Từ việc thu thập này, bạn sẽ biết market size của một ngành hàng, thị trường nào đó cụ thể.
Consumer panel, thu thập thông tin từ phía người mua. Chẳng hạn như họ thường mua sắm ở đâu, mức giá mà họ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, kích cỡ sản phẩm mà họ mua thường xuyên… Qua đó, bạn biết được hành vi, sở thích của người tiêu dùng (NTD) đối với một ngành hàng, một thị trường cụ thể. Đây là sự khác biệt và bổ trợ cho nhau giữa Retail Audit và Consumer Panel.
Syndicated Research. Với loại hình này, các bạn có mẫu nghiên cứu được duy trì ổn định qua thời gian. Nhờ vậy, bạn có được thông tin NTD thay đổi như thế nào theo thời gian. Và dựa trên thông tin quá khứ, hiện tại, bạn sẽ dự đoán được tương lai. Đối với ưu điểm của Syndicated report là lượng thông tin thu thập được dựa trên mẫu nghiên cứu của bạn. Thế nên, bạn có thể chia sẻ thông tin đó cho các khách hàng từ nhiều ngành hàng khác nếu mẫu bao gồm những thông tin trên.
Ad-hoc Research là phương pháp nghiên cứu làm theo dự án. Tức giai đoạn nghiên cứu chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, bạn tung ra sản phẩm mới, và muốn biết sản phẩm đó có được NTD đón nhận không. Bạn sẽ triển khai dự án nhỏ trên một nhóm người - đại diện cho khách hàng mục tiêu. Lợi thế của phương pháp này là bạn có thể làm bất kỳ lúc nào và về bất kỳ chủ đề gì. Còn Syndicated Research chỉ có một lượng thông tin dựa trên mẫu cố định nên sẽ bị hạn chế về chủ đề cũng như thời gian triển khai
nghiên cứu. Trái lại, vì Ad-hoc Research được thiết kế dựa trên một nhu cầu cụ thể của khách hàng, nên kết quả chỉ khách hàng đó mới sử dụng được.
Qualitative research (nghiên cứu định tính) và Quantitative Research (nghiên cứu định lượng). Trong đó, Qualitative Research thiên về đào sâu vào vấn đề, và phương thức thu thập thông tin thường thấy là phỏng vấn nhóm. Còn Quantitative Research được sử dụng dưới hình thức làm bảng khảo sát. Theo đó, nếu mẫu càng lớn thì tính đại diện càng cao, từ đó chất lượng dữ liệu càng cao.
3. Vai trò
Hiểu rõ khách hàng: nắm bắt chính xác nhu cầu, mong muốn, tâm lý, hành vi mua hàng và thói quen tiêu dùng của khách hàng doanh nghiệp có thể điều chỉnh các chiến lược marketing sao cho phù hợp để thu hút, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu : Thay vì tiếp cận một cách dàn trải, doanh nghiệp có thể tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ nhắm đúng vào nhu cầu của nhóm này. Hiểu được thói quen và mong đợi của họ thì doanh nghiệp tạo ra những chiến lược marketing hiệu quả hơn, cải thiện khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
Tạo sự khác biệt và cạnh tranh: Agency so sánh các chiến lược và chiến thuật của mình với các đối thủ để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Ví dụ:
nếu nghiên cứu cho thấy đối thủ thiếu một tính năng quan trọng mà doanh nghiệp của bạn cung cấp, bạn có thể tận dụng điều này để tạo điểm khác biệt. Doanh nghiệp có thể dùng thông tin này để điều chỉnh các chiến lược marketing, nhấn mạnh những ưu điểm của mình và phát triển các chiến lược cạnh tranh để nổi bật hơn trong mắt khách hàng. Ngược lại, nếu có các yếu tố đe dọa từ các đối thủ mới
hoặc sự thay đổi trong quy định pháp lý, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các biện pháp ứng phó kịp thời.
4. Các phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến a. Nghiên cứu thị trường sơ cấp (Primary Research)
Nghiên cứu thị trường sơ cấp là quá trình thu thập dữ liệu trực tiếp từ nguồn thông tin gốc, thường thông qua các phương pháp như phỏng vấn, khảo sát, và thảo luận nhóm tập trung. Cụ thể:
Phỏng vấn trực tiếp:
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách trò chuyện trực tiếp với người tiêu dùng hoặc các đối tượng nghiên cứu khác. Dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn thường được dùng để cải thiện hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới hoặc khi doanh nghiệp có ý định mở rộng sang thị trường tiềm năng khác.
Phỏng vấn trực tiếp giúp doanh nghiệp thu thập được thông tin chi tiết và sâu sắc nhưng thường tốn nhiều thời gian và chi phí.
Khảo sát:
Là phương pháp nghiên cứu phổ biến được sử dụng để thu thập dữ liệu và thông tin từ một nhóm người tiêu dùng đại diện cho thị trường mục tiêu. Thông qua khảo sát, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, hành vi và sở thích của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả.
Tuy nhiên, độ chính xác của dữ liệu thu thập được từ khảo sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tin cậy của người tham gia khảo sát, cách thức thiết kế câu hỏi và phương pháp thu thập dữ liệu.
Thảo luận nhóm tập trung (Focus Groups):
Thảo luận nhóm tập trung là một phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó một nhóm nhỏ khoảng 6 - 12 người có các đặc điểm chung về nhân khẩu học được mời tham gia thảo luận về một chủ đề cụ thể. Người điều phối sẽ tạo ra một môi trường khuyến khích người tham gia chia sẻ những nhận thức và quan điểm của họ.
Phương pháp này giúp thu thập thông tin sâu rộng về suy nghĩ và cảm nhận của người tiêu dùng, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một vài cá nhân trong nhóm.
Quan sát:
Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách theo dõi hành vi của người tiêu dùng trong môi trường tự nhiên hoặc môi trường được kiểm soát. Nó giúp doanh nghiệp thu thập thông tin chính xác về hành vi thực tế, thói quen, kỳ vọng hoặc điểm đau (pain point) của khách hàng.
b. Nghiên cứu thị trường thứ cấp (Secondary Research)
Nghiên cứu thị trường thứ cấp là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu đã có sẵn, được thu thập bởi các nguồn như tổ chức chính phủ, các hiệp hội thương mại, phòng thương mại hoặc các tổ chức khác thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu này rất dễ để tìm kiếm và hầu như đều miễn phí hoặc phải trả khoản phí khá thấp. Tuy tiết kiệm thời gian và chi phí so với nghiên cứu sơ cấp nhưng thông tin thu thập được có thể không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Do đó, việc kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu thứ cấp và nghiên cứu sơ cấp sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về thị trường.
5. Quy trình thực hiện Bước 1: Xác định vấn đề
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu thị trường, giúp định hướng toàn bộ quá trình nghiên cứu và đảm bảo rằng kết quả thu được sẽ hữu ích và có thể áp dụng.
Theo đó, doanh nghiệp cần xác định rõ vấn đề cần nghiên cứu và đặt ra các câu hỏi cụ thể mà nghiên cứu sẽ trả lời. Ví dụ: doanh nghiệp có thể cần biết về nhu cầu của khách hàng đối với một sản phẩm mới, mức độ hài lòng của khách hàng hiện tại hoặc hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường.
Bước 2: Thu thập thông tin
Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu, bước tiếp theo là thu thập thông tin liên quan. Có hai phương pháp chính để thu thập thông tin: Nghiên cứu thị trường sơ cấp và nghiên cứu thị trường thứ cấp. Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một hoặc kết hợp cả hai phương pháp để thu thập thông tin.
Bước 3: Phân tích và đánh giá dữ liệu
Khi đã thu thập đủ thông tin, bước tiếp theo là phân tích và đánh giá dữ liệu. Quá trình này bao gồm:
Xử lý dữ liệu: Làm sạch dữ liệu, loại bỏ các dữ liệu không chính xác hoặc không cần thiết.
Phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích định lượng và định tính để rút ra các kết luận từ dữ liệu thu thập được. Các công cụ phân tích như phần mềm thống kê, biểu đồ và mô hình hóa dữ liệu có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình này.
Đánh giá dữ liệu: So sánh kết quả phân tích với mục tiêu nghiên cứu ban đầu để xác định mức độ chính xác và tin cậy của thông tin.
Bước 4: Báo cáo và giải thích kết quả
Kết quả nghiên cứu là kim chỉ nam cho những hành động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để cải thiện kết quả kinh doanh hoặc tăng cường mối quan hệ với khách hàng.
Dựa trên những phát hiện, người nghiên cứu cần tiến hành đánh giá chi tiết và đưa ra các kết luận tương ứng. Đồng thời, đề xuất các hoạt động cụ thể và trình bày kết quả trước các bên liên quan, giúp họ hiểu rõ và áp dụng thông tin này vào việc ra quyết định kinh doanh.
Bước 5: Theo dõi đánh giá và rút ra kết luận
Bước cuối cùng trong quá trình nghiên cứu thị trường là theo dõi và đánh giá kết quả sau khi các khuyến nghị đã được thực hiện, rút ra các bài học kinh nghiệm để cải thiện và định hình chiến lược trong tương lai.
Việc tuân thủ các bước này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống và hiệu quả, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và thành công.
6. Ví dụ Lego:
Trước khi tung ra dòng sản phẩm nhắm đến đối tượng là các bé gái, Lego đã tiến hành một thử nghiệm nghiên cứu thị trường kéo dài bốn năm, nghiên cứu thói quen chơi của 3.500 bé gái và mẹ của các bé. Các nhà nghiên cứu được giao nhiệm vụ thu thập dữ liệu liên quan đến việc trả lời các câu hỏi quan trọng về điều gì sẽ khiến Lego trở nên thú vị và hấp dẫn hơn đối với các bé gái.
Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu thị trường, dòng sản phẩm Lego mang tên
“Friends” đã ra đời. Màu sắc của những viên gạch trong dòng sản phẩm này rực rỡ và đa dạng hơn. Lego đảm bảo rằng bao bì hấp dẫn hơn đối với các bé gái và các
hình khối cũng được thay đổi để phù hợp với đối tượng khán giả mới. Họ tăng kích thước của các hình khối để giờ đây chúng có thể đựng được các phụ kiện như lược chải tóc và ví.
Mọi thay đổi mà Lego thực hiện để thâm nhập vào thị trường mới này đều phù hợp với những gì các nhà nghiên cứu phát hiện trong thử nghiệm nghiên cứu thị trường.
Always:
Chiến dịch “Always #LikeAGirl” của Always (2014): Nhãn hàng băng vệ sinh Always (Procter & Gamble) phát hiện qua nghiên cứu thị trường rằng nhiều cô gái trẻ mất tự tin khi bước vào tuổi dậy thì, đặc biệt là khi bị chế giễu với cụm từ “Like a girl” (như con gái). Always đã tận dụng điều này để thay đổi cách nhìn tiêu cực về phụ nữ qua chiến dịch ”#LikeAGirl”.
Vinamilk:
Vinamilk, một trong những công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam, đã thực hiện nghiên cứu với hàng ngàn phụ huynh và trẻ em để hiểu thói quen tiêu dùng sữa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Qua nghiên cứu, họ nhận thấy các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tìm kiếm sản phẩm sữa tự nhiên, bổ dưỡng. Dựa vào những phát hiện này, Vinamilk đã cho ra mắt dòng sản phẩm “Sữa bột Vinamilk Dielac Alpha”, được thiết kế đặc biệt cho trẻ em với các thành phần dinh dưỡng tối ưu. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn thu hút sự chú ý của phụ huynh, giúp Vinamilk mở rộng thị trường và củng cố vị thế trong ngành sữa Việt Nam.
7. Xu hướng phát triển trong tương lai