Về mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện các quy Định pháp luật về Ưu Đã thuế tndn thực tiễn Áp dụng tại công ty tnhh xnk vận tải bạch Đằng (Trang 51 - 65)

nay theo hướng là xây đựng các cơ chế ưu đãi minh bach, thiết thực; chuyên từ ưu đãi theo diện hẹp sang cơ chế hạ mức thuế suất phố thông. Do vậy, so sánh tinh

?° Điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC

44

hình ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực và trên thé giới hiện nay, việc cải cách đầu tiên là hạ mức thuế suất phổ thông của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13, các nhà làm luật đã điều chỉnh hạ mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22% (riêng đối với những doanh nghiệp có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì áp dụng mức thuế suất là 20%) và dự kiến một số loại hình và chủ thể sẽ được tiếp tục giảm thuế suất trong những năm tới. Tuy nhiên việc hạ mức thuế suất như thế này cũng mang lại một số bat cap.

Theo tác giả, việc hạ thuế suất phô thông xuống nhanh như vậy mang lại nhiều

lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên với một nền kinh tế đang phát triển như đất

nước ta, việc hạ mức thuế suất thuế phô thông xuống đột ngột như vậy dễ làm hụt thu Ngân sách Nhà nước. Việc giảm thuế suất đột ngột như vậy cũng gây khó khăn cho cán bộ thuế trong việc đôn đốc và quản lý thu thuế, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Về mức hạ hợp lý, theo tác giả, trước hết chỉ cần điều chỉnh giảm thuế suất thuế phổ thông từ 25% xuống còn ở mức 23%-22% chung cho tất cả các doanh nghiệp, sau đó sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm theo lộ trình từ nay đến năm 2020 dần dần xuống còn 20% tủy tình hình phát triển kinh tế của đất nước, đây sẽ là biện pháp hợp lý vừa giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển đầu tư, hưởng ưu đãi đồng thời lại tránh làm thất thoát và hụt thu cho Ngân sách Nhà nước.

Hơn nữa nếu mức thuế suất chỉ trong khoảng dưới 25% và trên 20% thì sẽ tạo cơ hội đề đoanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách nhà nước ít hơn, có thêm vốn đầu tư tái tạo mở rộng sản xuất, kinh doanh mà không làm hụt thu quá nhiều đối với nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, nên thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho hoạt động đầu tư mở rộng như hoạt động đầu tư mới, có như vậy mới tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở kinh doanh đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trong nước hiện đang trong quá trình chuyến đôi đề hội nhập, thêm vào đó, phan lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, vì vậy đòi hỏi các đoanh nghiệp phải đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất.

Thực chất đây là hoạt động đầu tư mới, chỉ khác ở chữ “cơ sở kinh doanh cũ”

với “cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư”.

Bồ sung thêm trường hợp ưu đãi đối với dự án đầu tư chỉ đáp ứng điều kiện là dự ân đặc biệt khuyến khích đầu tư

45

Hiện nay mức thuế suất áp dụng chung cho các đoanh nghiệp đều là 22%, đối với những doanh nghiệp có mức doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì áp dụng mức thuế suất là 20%. Mức thuế suất ưu đãi 20% và 10% được áp dụng dựa trên ngành nghề và lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thé nằm ngoài phạm vi ưu đãi về thuế suất nếu không hoạt động trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.

222 Về diện ưu đãi thuế TNDN vả địa bản hưởng ưu đất thuế TNDN

Xu thế các nước trên thế giới hiện nay đang chuyên đần từ wu dai dan trai sang tập trung ưu đãi đặc biệt cho một số ngành, lĩnh vực và địa bàn cụ thể theo định hướng phát triển của mỗi quốc gia. Việc tập trung vào diện ưu đãi và địa bàn hưởng ưu đãi như vậy giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng xác định được những chính sách ưu đãi mà mình sẽ được hưởng, vì vậy, nên xem xét việc sửa đổi, bổ sung thêm về diện ưu đãi thuế và địa bàn hưởng ưu đãi thuế trong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Bồ sung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần mở rộng của các dự án đầu tư ban đầu:

Pháp luật Việt Nam có quy định về ưu đãi đầu tư, trong đó ưu đãi đầu tư cũng áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận đầu tư, theo yêu cầu của cơ quan cấp phép nhà đầu tư phải cung cấp thông tin ước tính sản lượng sản phẩm mà mình sẽ sản xuất trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Đây chỉ là số liệu tạm thời, sau một thời gian đi vào hoạt động, các số liệu ban đầu này sẽ thay đổi và doanh nghiệp sẽ cần tăng sản lượng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Lúc này doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất quy mô, tăng sản lượng sản xuất. Tuy nhiên phần thu nhập từ phần tăng thêm này lại không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008)

Khi Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QHI3 đi vào thực hiện, phan thu nhập tăng thêm đối với những dự án đầu tư mở rộng đã được hưởng ưu đãi, nhưng phải đáp ứng được một số tiêu chí theo luật định được quy định tại Điều 16 Nghị định 218/2014/NĐ-CP.

Đề doanh nghiệp có thể xác định được một trong ba tiêu chí đã nêu là rất khó khi dự án đầu tư mở rộng mới đi vào thực hiện. Hơn nữa trong quy định cũng nêu rõ ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt

46

đông: điều này vô hình chung cũng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn sáp nhập. Trên thực tế hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn sáp nhập lại để tạo tăng thêm nguồn vốn, thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuắt, nhưng những doanh nghiệp này lại không được hưởng chế độ ưu đãi nếu thực hiện việc mở rộng sản xuất. Các nhà làm luật quy định như vậy đề tránh trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, muốn sáp nhập lại với nhau đề được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy nhiên nêu quy định cho tất cả các trường hợp sáp nhập hay mua lại thì vô hình chung lại làm mắt đi quyền lợi của những doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả, muốn sáp nhập đề tăng quy mô sản xuất và thu hút vốn đầu tư, chuyên đổi loại hình.

Theo tác giả, với quy định trên nên có thêm quy định về những trường hợp sáp nhập hay mua lại của các doanh nghiệp, trường hợp nào được hưởng ưu đãi và trường hợp nào không được hưởng ưu đãi đề tránh gây thiệt thòi cho một số doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất một cách chính dang....

2.2.3, Vé chinh sach wu dat thué TNDN

Trong thời gian tới, hệ thống chính sách thuế, đặc biệt các chính sách ưu đãi miễn giảm thuế cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đôi bổ sung khắc phục tốt hơn những mặt còn hạn chế, thiếu sót do chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, những điểm quy định chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tô chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế, những quy định khá ưu đãi quá phức tạp, khó thực thực hiện...

làm giảm hiệu quả của các biện pháp kích thích lợi ích kinh tế.Luật cần có quy định hướng thay đối 5 năm một lần và phải đi song song với 5 năm kế hoặc của nước ta nhằm tạo cho các doanh nghiệp một sự chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh tránh trường hợp luật thay đôi gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp.

Đề thể hiện được tốt vai trò đối với nền kinh tế cũng như đối với xã hội, chính

phủ cần xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ luật thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng như chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp trong từng thời kì cũng như từng giai đoạn phát triên của đất nước và chỉ chú tâm vào các vai trò chính nay, không ôm đồm nhiều mục tiêu quá làm cho luật thuế Thu nhập doanh nghiệp cũng như chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp trở nên quá phức tạp dàn trải và chồng chéo với nhiều luật khác. Muốn vậy cần phải:

Đơn giản hóa thủ tục cấp ưu đãi thuế Thu nhập đoanh nghiệp. Nhưng đơn giản là đề khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn khi được ưu đãi, tránh việc do thủ tục rắc rối không thu hút được đầu tư, gọi là ưu đãi mà thực ra chăng ưu đãi được gì. Điều đó không có nghĩa là đơn giản đến mức dễ dãi, đề các nhà đầu tư, các doanh nghiệp “xỏ mũi”. Thậm chí xuât hiện một sô lo sợ răng nêu đơn giản quá về

47

thủ tục các doanh nghiệp sẽ đăng kí rất nhiều, thậm chí chia nhỏ dự án đầu tư ra đề đòi quyền ưu đãi thuế thu nhập. Như vậy thì các doanh nghiệp sẽ mãi là vừa và nhỏ, không có sự đầu tư về chất xám công nghệ đề nâng cao tầm vóc của mình mà chỉ quanh quân với mấy dự án đầu tư bé nhỏ đề chờ ưu đãi.

Bồ sung quy định ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp (KCN). Đề thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, đề xuất bổ sung vào khoản 2 Điều 14 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định việc ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp thuộc các Thành phố trực thuộc Trung ương). Mức ưu đãi thuế cần được quy định thấp hơn trước đây, cụ thê là chỉ nên quy định miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm, giảm 50% số thuế Thụ

nhập doanh nghiệp phải nộp trong 4 năm tiếp theo (không ưu đãi về thuế suất). Các

vấn đề ưu đãi của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất khẩu, trái với quy định của WTO cũng được bãi bỏ và sắp xếp lại cho phù hợp. Các khoản ưu đãi mang tính chất trợ cấp xuất khẩu (ưu đãi bổ sung về thuế Thu nhập doanh nghiệp gắn với thành tích xuất khâu, hoặc khuyến khích sử dụng trong nước...) đều được bãi bỏ. Cần rà soát lại những nội đung về chính sách ưu đãi trong thuế Thu nhập doanh nghiệp với các luật liên quan.

Đề tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hưởng ưu đãi đầu tư và thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi các quy định về ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đảm bảo tránh phức tạp và dàn trải theo hướng: có cơ chế ưu đãi minh bạch, thiết thực, phù hợp với xu thế chung về cải cách thuế của các nước trên thế giới; chuyên từ ưu đãi theo điện hẹp (miễn, giảm thuế) sang cơ chế hạ mức thuế suất phô thông.

Các ưu đãi nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội như: miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động kinh đoanh dành riêng cho người tàn tật, từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khan, đối tượng tệ nạn xã hội, từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiếu số; giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Việc bỏ bớt các ưu đãi này sẽ giúp thực sự đơn giản, đồng thời tránh việc lợi dụng đề trốn thuế hoặc tránh thuế. Tất nhiên, cùng với việc thực hiện đề xuất nảy, cần chuyền việc thực hiện chính sách ưu đãi, giúp đỡ các đối tượng này sang các hoạt động khác cùa Nhà nước như chi ngân sách, tín dụng ưu đãi...

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần được xây dựng chỉ tiết cụ thé, tránh tính trạng luật khung, phải có tính côn định về các nội dung ưu đãi nhằm tác động vào kế hoạch kinh doanh và đầu tư của đoanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách pháp luật thuế phải được minh bạch hóa và đảm vảo tính thống nhất, khắc phục tỉnh trạng

48

mâu thuẫn gây bất lợi cho nhà đầu tư. Quy định thuế cần có tính lâu dài, hạn chế thay đối, có tính thống nhất giữa các chính sách và thời gian áp đụng đề người nộp thuế đễ áp đụng, văn bản hướng dẫn phải cụ thế, đầy đủ. Chính sách quản lý thuế và quản lý nhà nước phải đồng nhất; giảm thiểu chỉ phí cho công tác thuế tại doanh nghiệp. Hiện nay, một số chi phí thực tế phát sinh nhưng bị cơ quan thuế loại trừ

làm lợi nhuận kế toán và tính thuế Thu nhập doanh nghiệp còn chênh lệch nhiều;

cập nhật thông tin chính sách đến từng doanh nghiệp, tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế...

224. Về thủ tục hướng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã trao quyền chủ động cho các doanh nghiệp trong việc kê khai, quyết toán thuế. Song đề doanh nghiệp thực hiện quyền này được hiệu quả hơn nữa thì việc ban hành công khai, kịp thời các mẫu biểu thuế là cần thiết. Hiện nay vẫn có những trường hợp văn bản quy định pháp luật đã được ban hành từ trước, nhưng mẫu biểu lại ra sau; hoặc có trường hợp văn bản quy định về việc kê khai được ban hành mới nhưng vẫn áp dụng mẫu biểu cũ cho từng kỳ tính thuế cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi kê khai thuế. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cần gắn liền với việc ban hành các mẫu đăng ký, kê khai, nộp thuế và các mẫu giấy tờ liên quan đề đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

225 Về chuyển lỗ

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế

Các luật thuế là công cụ hữu hiệu để kiểm tra và giám sát tài chính của các doanh nghiệp. Cơ quan thuế sử dụng thuế như công cụ đề ngăn chặn hiện tượng lỗ ảo của doanh nghiệp thông qua việc so sánh đối chiếu giữa chí phí và lợi nhuận.

Muốn làm được như thế chúng ta cần phải xây dựng một quy trình thuế phải có hệ

thông, nhất quán hơn, có định hướng rõ ràng, phù hợp với tình hình phát triển kinh

tế của đất nước. Đồng thời, các chính sách thuế cần phải được ban hành kịp thời, đúng lúc, đáp ứng nhanh chóng được những yêu cầu từ thực tiễn cũng như những vướng mắc trong quá trình áp dụng. Đối với quy định chuyển lỗ, nên cho phép doanh nghiệp chủ động lựa chọn năm chuyên lỗ nhưng thời gian không quá 05 năm, kề từ năm phát sinh lỗ. Nếu được như vậy thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần quy định chuyên lỗ cho phù hợp vời từng trường hợp cụ thê. Điển hình trường chuyên đổi, sáp nhập, hợp nhất thời gian chuyển lỗ không quá 05 năm là quá ngắn, các doanh nghiệp bị chuyến đổi, sáp nhập, hợp nhất sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp được chuyến đôi, sáp nhập, hợp nhất. Theo ý kiến của các doanh nghiệp, chuyển lỗ trong

49

van dé nay ít nhất cũng là 10 năm, đề có thể phủ hợp với giải pháp tái cơ cấu doanh

nghiệp

Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp gian lận, trốn thuế đặc biệt cần quy định rõ ràng mức xử phạt trong hoạt động chuyên giá. Mặt khác, trước mắt cần bổ sung một điều luật về chống chuyền giá vào Luật.

Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyên giá - đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyền giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...

® 75ng cường quản lý doanh thu và chi phi

Doanh thu và chỉ phí là hai yếu tổ quan trọng xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong thực tiễn việc quản lý doanh thu và chỉ phí là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán, kê khai dấu bớt doanh thu, tăng chi phí, thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng kê khai lỗ đề giảm thuế. Đề khắc phục tình trạng này, cần có một số giải pháp:

® Quan lý doanh thu:

Cơ quan thuế cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tinh trạng bán hàng trực tiếp không dùng hóa đơn. Để làm được việc nảy, các cán bộ cần theo dõi, kiếm tra thường xuyên các doanh nghiệp như kiểm tra báo cáo tài chính, quyết toán thuế...và phải thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

Quản lý chặt chẽ việc mua, bán hóa đơn chứng tử của doanh nghiệp tránh việc mất hoặc làm giả hóa đơn. Mỗi lần doanh nghiệp mua bán hóa đơn thì phải xuất trình số mua hóa đơn cho cơ quan thuế. Khi doanh nghiệp nhận hóa đơn cơ quan thuế cần phải thay dõi số ghi trên hóa đơn có trùng với số phát cấp hóa đơn hay không, kiểm tra xem số hóa đơn mà đơn vị đang dùng có phải là hóa đơn hợp pháp hay không tránh việc làm hóa đơn giả. Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không đúng theo quy định thì cơ quan có quyền thu hỏi số hóa đơn đó và xử phạt hành chính. Trường hợp đoanh nghiệp mất hóa đơn thì đoanh nghiệp phải lập biên bản và báo cáo ngay cho cơ quan thuế biết để có biện pháp xử lý.

Cơ quan thuế cần kiêm tra chặt chẽ công tác hoạch toán, kế toán về doanh thu

® Quan ly chi phi.

Kiểm tra chặt chẽ việc kê khai chỉ phí hợp lý có phủ hợp với quy định của luật không.

50

Một phần của tài liệu Thực tiễn thực hiện các quy Định pháp luật về Ưu Đã thuế tndn thực tiễn Áp dụng tại công ty tnhh xnk vận tải bạch Đằng (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)