Cell-ID(Cell site Identification):

Một phần của tài liệu xây dựng ứng dụng và tìm kiếm trên bản đồ cho điện thoại di động hỗ trợ java (Trang 25 - 26)

Cell-ID được sử dụng trong mạng GSM, GPRS và WCDMA, đây là cách xác định vị trí thuê bao đơn giản nhất. Phương pháp này yêu cầu mạng xác định vị trí của BTS (Base Transceiver Station - trạm phát sóng) mà MS (Mobile Station - máy thu sóng, vd: moblie,...) đang trực thuộc. Vị trí của MS cũng chính là vị trí của BTS đó. Tuy nhiên, do MS có thể ở mọi vị trí bất kỳ trong cell (được hiểu như phạm vi trạm phát sóng đó bao quát) nên độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào kích cỡ cell. Nếu MS thuộc vùng đô thị, mật độ đông thì kích cỡ cỡ cell bé nên độ chính xác cao hơn, vùng ngoại ô kích cỡ cell lớn hơn nhiều nên sai lệch về vị trí có thể lên tới chục km.

Hình 4. 1 Cell-ID

Đểtăng độchính xác người ta dùng sector-ID hoặc có thể kết hợp với một hay cả hai kỹ thuật TA (Timing Advance) và dựa vào độ mạnh của tín hiệu. Kỹ thuật TA sử dụng thông tin về sai lệch thời gian được gửi từ BTS tới hiệu chỉnh thời gian phát của MS sao cho tín hiệu từ MS tới BTS đúng với khe thời gian dành cho MS để tính ra khoảng cách từ MS tới BTS. Tuy nhiên, kỹ thuật TA chỉ cho biết MS trong vùng địa lý của BTS đang phục vụ nó với bán kính xác định được nhờ TA. Ngoài ra, trong mạng thông tin di động MS thường đo độ mạnh của tín hiệu từ một số BTS và gửi thông tin này đến BTS đang phục vụ nó, vì vậy có thể dựa vào thông tin độ mạnh tín hiệu này để tính ra được vị trí MS với độ chính xác cao hơn TA. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố làm hạn chế hiệu quả của phương pháp này như địa hình, suy hao ở môi trường trong nhà (các vật liệu xây dựng, hình dạng, kích cỡ toà nhà).

Một phần của tài liệu xây dựng ứng dụng và tìm kiếm trên bản đồ cho điện thoại di động hỗ trợ java (Trang 25 - 26)