Các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương​ (Trang 27 - 34)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

1.3.1 Các nghiên cứu trước

Một số nghiên cứu trước đây đã kiểm định tác động của kiều hối đến phát triển tài chính và phạm vi kinh tế - xã hội của các nước nhận kiều hối. Tuy nhiên, ở đây lại xuất hiện nhiều tranh cãi xoay quanh các kết luận. Dưới đây là một số mấu chốt mà các bài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra.

Ralph Chami, Connel Fullenkamp, và Samir Jahjah (2003): dòng chy kiu hi t dân di cư có phi ngun vn h tr phát trin kinh tế.

Chami và cộng sự đã sử dụng dữ liệu bảng của 113 quốc gia có nguồn kiều hối được chuyển về trong giai đoạn 1970 đến 1998 để tìm hiểu mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên chỉ có 8 quốc gia là có đầy đủ bộ dữ liệu kiều hối, phần lớn các quốc gia khác chỉ có dữ liệu từ giữa những năm 1980 trở đi.

Về phương pháp nghiên cứu, trước hết tác giả đã hồi quy biến tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người theo các biến độc lập: tỷ lệ kiều hối của người cư trú trên GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP, thu nhập bình quân đầu

người, biến giả khu vực và dòng vốn tư nhân ròng. Sau đó tác giả thay thế biến tỷ lệ kiều hối trên GDP bằng biến tỷ lệ tăng trưởng của kiều hối trên GDP như một nhân tố hồi quy để phù hợp với bản chất năng động của chuyển giao tư nhân.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của Chami chỉ ra rằng kiều hối có tác động nghịch chiều hoặc không tác động đến tăng trưởng kinh tế, ngược lại các biến đầu tư và dòng vốn tư nhân ròng lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Kết quả của mô hình thực nghiệm cho thấy tác động của kiều hối lên động cơ làm việc của người nhận, kiều hối được sử dụng như một nguồn thay thế cho thu nhập từ tiền lương làm giảm cung lao động và ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.

Adam Jr., Richard H 2005: tình trng di cư và kiu hi có làm gim được đói nghèo các quc gia đang phát trin hay không?

Adam trăn trở: có khá ít các bài nghiên cứu khảo sát tác động của di cư quốc tế và kiều hối đến nghèo đói tại các quốc gia đang phát triển. Vì vậy ông đã thực hiện bài nghiên cứu để lấp đầy lỗ hổng của vấn đề này bằng việc xây dựng và phân tích trên bộ dữ liệu về tình trạng di dân, dòng chảy kiều hối, bất bình đẳng và nghèo đói của 71 quốc gia đang phát triển trên thế giới từ năm 1980 trở đi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di dân quốc tế và kiều hối đều có ý nghĩa thống kê và tác động mạnh mẽ đến việc giảm đói nghèo ở các nước đang phát triển.

Dữ liệu thống kê được rằng trung bình cứ tăng 10% lượng kiều hối chuyển về thì giảm được 2,1% tỷ lệ dân số sống trong nghèo đói; 10% gia tăng số dân di cư quốc tế sẽ giảm được 3.5% tỷ lệ dân số sống trong nghèo đói.

Một bài nghiên cứu khác của Adam (2004) về kiều hối và nghèo đói ở Guetemala cũng bàn luận về vấn đề tương tự. Mục đích của ông ở bài khảo sát này là tinh chỉnh các cuộc tranh luận liên quan đến tác động của kiều hối đến một quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung đến nghèo đói bằng việc phân tích hai hình thức chuyển tiền dựa trên bộ dữ liệu của Guetemala. Adams đã sử dụng dữ liệu về 7276

hộ gia đình ở thành thị và nông thôn trong giai toàn từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2000 với hàng loạt dữ liệu về lượng kiều hối, thu nhập, chi tiêu, giáo dục, dân số, tài sản tài chính để phân tích tác động của kiều hối đến tình trạng đói nghèo ở Guatemala. Đúng như kỳ vọng của tác giả kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiều hối là một phần thu nhập quan trọng của các hộ gia đình ở Guatemala (trên dưới 25%). Kiều hối giảm mức độ, chiều sâu và mức độ nghiêm trọng của đói nghèo ở khu vực khảo sát cũng được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, quy mô của việc giảm nghèo phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá mức độ nghèo đói của từng quốc gia. Cuối cùng bài nghiên cứu nhận định kiều hối trong thu nhập của các hộ gia đình thì ít ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập của từng hộ gia đình.

Paola Giuliano và Marta Ruiz-Arranz (2005): kiu hi, phát trin tài chính và tăng trưởng kinh tế.

Paola và Marta đã sử dụng bộ dữ liệu của 100 quốc gia trong giai đoạn 1975 đến 2002, tiến hành khảo sát và sử dụng các phương pháp OLS, FEM, GMM để làm sáng tỏ nhận định của mình rằng kiều hối có thể thay thế cho các yếu tố phát triển tài chính khác và từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra các khoản kiều hối có thể thúc đẩy tăng trưởng ở các nước kém phát triển tài chính.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối và mức độ phát triển tài chính tương quan âm với nhau, kiều hối và tăng trưởng kinh tế có quan hệ cùng chiều. Các kiểm định độ nhạy cũng cho kết quả tương tự. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận kiều hối có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các quốc gia đối mặt với gánh nặng tín dụng và lĩnh vực tài chính nhỏ. Vì vậy kiều hối đóng vai trò thay thế cho thị trường tài chính kém phát triển và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trái lại với bài nghiên cứu trên, Ahamada và Coulibaly (2011) khám phá được rằng sự phát triển về tài chính giúp kiều hối trở nên ổn định hơn. Trên thực tế, kiều hối có thể có tác động mơ hồ bằng cách làm dịu khả năng tiêu dùng và đầu tư, bằng cách thay đổi hành vi của người nhận chuyển tiền. Ngoài ra với mô hình hồi

quy PSTR Ahamada và Coulibaly (2011) cho rằng tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế là phi tuyến và thay đổi theo thời gian. Nói một cách chính xác, tác giả cho rằng với một mức độ phát triển tài chính càng cao, lượng kiều hối gửi về nước càng ổn định.

IMF (2005): Hai vn đề mà các nước đang phát trin đang đối mt: kiu hi ca người lao động và tăng trưởng kinh tế.

IMF đã sử dụng bộ dữ liệu của 101 quốc gia trong giai đoạn 1970 đến 2013 để thực hiện hồi quy chéo tăng trưởng nhằm mục đích khảo sát mối liên hệ giữa kiều hối và sự tăng trưởng kinh tế tương tự như Chami. R et al (2003).

Kết quả nghiên cứu của IMF chỉ ra rằng kiều hối không có tác động đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người và không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kiều hối và các biến kiểm soát khác như mức độ giáo dục và tỷ lệ đầu tư trên GDP, ít nhất là trong các quốc gia được nghiên cứu.

World Bank (2006): nh hưởng ca kiu hi đến các nước M Latinh.

World Bank nhận định: kiều hối là nguồn vốn cực kỳ quan trọng cho Mỹ Latinh. Năm 2006, lượng kiều hối gửi về Mỹ Latinh lên đến 52 tỷ USD, nó gần như sánh với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nhiều hơn cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho khu vực này. Tuy nhiên câu hỏi dòng kiều hối tác động như thế nào đến mức độ nghèo đói ở các quốc gia khác nhau vẫn chưa được giải quyết.

Để trả lời cho câu hỏi đó World Bank thực hiện một nghiên cứu về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trên bộ dữ liệu của 67 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn từ 1991 đến 2005.

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế nhưng mức độ tác động lên tăng trưởng kinh tế khá nhỏ. Cụ thể tỷ lệ kiều hối trên GDP tăng từ 0.7% lên 2.3% dẫn đến tăng trưởng kinh tế gia tăng 0.27%. Đặc biệt, khi đầu tư nội địa được đưa thêm vào mô hình nghiên cứu, kết quả

cho thấy kiều hối không có tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Điều này hàm ý rằng một trong những kênh để kiều hối tác động đến tăng trưởng là gia tăng đầu tư nội địa.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ lý thuyết, Mundaca (2009) cho thấy các trung gian tài chính giúp kiều hối có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Khi xem xét dữ liệu bảng của các quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và Carribean, Mundaca (2009) đã chứng minh được kết quả lý thuyết của mình, nghĩa là các khoản kiều hối có xu hướng tăng lên về khối lượng nếu thị trường tài chính phát triển đúng cách. Ngoài ra, Lartey (2011) xem xét dữ liệu của bảng dữ liệu 36 quốc gia SSA – Sub Saharan Afica trong giai đoạn 1990-2008, và nhận định rằng kiều hối đổ về nhiều hơn khi nếu hệ thống tài chính phát triển tốt hơn. Singh et al. (2010) cũng sử dụng dữ liệu bảng cho 36 nước SSA giai đoạn từ 1990 đến 2008 và nhận thấy kiều hối có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; tuy nhiên tác động này sẽ giảm bớt ở các nước có hệ thống tài chính phát triển tốt hoặc môi trường chính trị ổn định hơn.

Ralph Chami, Adolfo Barajas, Connel Fullenkamp, Michael Gapen và Peter Montiel (2009): Liu lượng kiu hi có thúc đẩy kinh tế phát trin?

Bài nghiên cứu này cung cấp hệ thống lý thuyết và kết quả của cuộc khảo sát mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bằng việc sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm 84 quốc gia tiếp nhận kiều hối trong giai đoạn 1970 đến 2004. Điểm nổi bật ở bài nghiên cứu này là tác giả chỉ ra những thiếu sót trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tập trung khảo sát các yếu tố liên quan đến mối quan hệ giữa kiều hối và các biến như tích lũy vốn, lực lượng lao động hay các yếu tố sản xuất.

Kết quả nghiên cứu cho rằng ít có bằng chứng để kết luận kiều hối góp phần tăng trưởng kinh tế ở các nước nhận kiều hối và thậm chí còn kìm hãm tăng trưởng trong một số trường hợp. Tóm lại tác giả không tìm thấy được một kết quả có ý

nghĩa thống kê và bền vững về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ở đây còn tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa kiều hối và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia và nền kinh tế mới nổi.

Rao and Gazi Hassan (2009) s dng d liu bng để phân tích tác động ca kiu hi đến tăng trưởng kinh tế.

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng 40 quốc gia trong giai đoạn 1965 đến 2004. Vì dữ liệu không đầy đủ nên tác giả sử dụng mô hình dữ liệu bảng không cân bằng. Trong bài tác giả sử dụng hai dạng của kiều hối là REMRAT - kiều hối của những người không sống trong nước và WRRAT - kiều hối được gửi bởi người không phải là cư dân ở nước nhận kiều hối nhưng là cư dân ở nước gửi kiều hối để kiểm tra. REMRAT thì có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế nhưng không có ý nghĩa thống kê. WRRAT có ý nghĩa thống kê 10% nhưng lại tương quan âm với tăng trưởng kinh tế.

Kkết quả cho thấy kiều hối dường như không ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế.

Theo Ketkar và Ratha (2001), ở một số quốc gia hưởng được lợi ích từ sự ổn định theo thời gian của kiều hối và việc chấp nhận kiều hối như tài sản thế chấp mà các tổ chức thuộc khu vực tư nhân và nhà nước có thể sử dụng ở các thị trường vốn quốc tế. Các bằng chứng cho thấy rằng giao dịch chứng khoán hóa đầu tiên liên quan đến kiều hối đã xảy ra vào năm 1994 tại Mexico. Các bằng chứng khác cho thấy kể từ đó, các quốc gia khác đã hưởng ứng và làm theo. Các công ty phát hành chứng khoán lớn nhất về kiều hối hiện nay là Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm 35% tổng số chứng khoán được hậu thuẫn chuyển tiền, Brazil 31% và Mexico 24%.

Nghiên cu ca Aggarwal, Kunt và Pería (2010): kiu hi có thúc đẩy s phát trin kinh tế.

Ngay từ đầu tác giả đã nhận định: kiều hối trở thành kênh lớn thứ nhì sau dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ở các quốc gia đang phát triển. Bài nghiên cứu đào sâu giải thích mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế, từ đó nêu bật vai trò của dòng ngoại tệ này đối với việc xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu ở cán cân thanh toán đối với dòng chảy kiều hối ở 109 quốc gia trong giai đoạn từ 1975 đến 2007 để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa kiều hối và các nhân tố tăng trưởng kinh tế, đồng thời Aggarwal, Kunt và Peria (2006) cũng kiểm tra kiều hối có góp phần làm tăng tổng số tiền gửi ngân hàng và tín dụng ngân hàng trong lĩnh vực tư nhân lên hay không.

Aggarwal, Kunt và Peria (2006) sử dụng dữ liệu bảng với ước lượng tác động cố định và phương pháp hồi quy GMM để khảo sát mối quan hệ này.

Kết quả nghiên cứu kiều hối có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan dương với các chỉ số phát triển tài chính, tuy nhiên kiều hối tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ tiền gửi ngân hàng hơn là tín dụng ngân hàng. Như mong đợi, kết quả đã xác nhận mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính vì vậy kết quả bài nghiên cứu này là vững.

Tương tự Aggarwal, Gupta et al. (2009) kiểm tra tầm ảnh hưởng của kiều hối đến việc phát triển tài chính bằng việc khảo sát dựa trên bảng điều tra 44 quốc gia SSA từ năm 1975 đến 2004 và cũng đã cho thấy rằng kiều hối giúp thúc đẩy phát triển tài chính

Kumar (2011): Vai trò ca thương mi, vin tr, kiu hi và s tăng trưởng tài chính Pakistan.

Kumar đã sử dụng bảng dữ liệu của Pakistan trong giai đoạn từ 1980 đến 2010 để khảo sát vai trò của độ mở thương mại, viện trợ quốc tế tác động đến việc

tăng trưởng tài chính đồng thời ông cũng có mối quan tâm đặc biệt đến mối liện hệ giữa việc thúc đẩy phát triển tài chính và kiều hối được chuyển về bởi người di cư.

Tác giả đã sử dụng phương pháp thời gian bao gồm ARDL, mô hình tương quan sai số và ước lượng bình phương bé nhất. Kết quả nghiên cứu ông đưa ra là không có mối tương quan dài hạn giữa kiều hối và sự tăng trưởng tài chính. Ngược lại trong ngắn hạn tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa kiều hối và sự phát triển tài chính.

Zizi Goschin (2014): Kiu hi đóng vai trò như mt nhân t tăng trưởng kinh tế:Bng chng thc nghim t các nước CEE

Zizi Goschin đã tập trung coi kiều hối là dòng vốn có tiềm năng tăng trưởng kinh tế vĩ mô bằng cách xây dựng hai mô hình tăng trưởng bao gồm kiều hối là biến quan tâm, bên cạnh các yếu tố sản xuất truyền thống. Các mô hình đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng dữ liệu tổng hợp bao gồm mười quốc gia ở Trung và Đông Âu (CEE) trong giai đoạn 1995-2011. Các phương pháp ước tính của bảng điều khiển đã được sử dụng để giải thích cho sự không đồng nhất giữa các mặt cắt ngang tiềm năng. Kết quả chính là ảnh hưởng tích cực đáng kể của kiều hối đến tăng trưởng GDP cả tuyệt đối lẫn tương đối trong hội đồng các nước CEE.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á thái bình dương​ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)