CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH COVID-19 VÀ Ý THỨC TỰ CÁCH LY

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của ngườidân trong thời gian giãn cách do dịch covid 19 (Trang 26 - 29)

1.Tổng quan về dịch Covid-19 Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam

Covid-19 là gì? - Tháng 12/2020 uỷ bAn quốc tế về phân loại Virusn- International Committee on Taxonomy of Viruses ( ICTV ) chính thức đặt tên cho chủng mới của Vi rut Corona là SARS-CoV-2 . Đây là tên gọi khác với tên Virus Corona mới ( 2019 – nCov ) mà WHO đã chỉ định trước đó .

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Với nhiều biến chủng và biến thể mới của SARS-COV-2 đã gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch từ đợt dịch đầu tiên vào tháng 3-4/2020 đến gần đây là đợt dịch thứ tư vào tháng 27/4/2021 đã bùng phát quay trở lại.

25

Đợt dịch lần thứ tư được các chuyên gia nhận định tình hình lây nhiễm ở Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng phức tạp, với nhiều hình thức đa ổ dịch, và lây lan với tốc độ nhanh khi xuất hiện biến chủng mới của SARS-COV-2. Như vậy, Việt Nam phải đối mặt với 2 loại biến thể của Anh và Ấn Độ.

Bộ trưởng bộ Y tế GS TS Nguyễn Thành Long cho biết , nếu như đợt dịch thứ 3 ViệtNam phải đối mặt với biến thể mới của Virus SARS-CoV-2 của Anh với tốc độ lây lan hơn 70% thì lần thứ 4 này , biến thể của Ấn Độ còn khó khăn , thách thức hơn rất nhiều . “ Biến chủng của Ấn Độ lây nhanh hơn , đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí . Như vậy , đúng với. bối cảnh dịch bệnh ở việt nam , những trường hợp tiếp xúc trong không khí , đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh “ Bộ trưởng cho biết .

2. Các biện pháp của Chính phủ Thông điệp 5K

Khẩu trang: đeo khẩu trang thường xuyên tại các nơi cộng cộng, nơi đông người, tại các sở y tế, khu cách ly.

Khử khuẩn: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay, vệ sinh các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc, giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

Không tụ tập : không tụ tập nơi đông người

Khoảng cách: giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác Khai báo tế y : khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở

Chỉ thị Chỉ thị 15

Tập trung đông người: dừng các sự kiện tập trung đông người trên 20 người một phòng; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện

Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 2m

Các cơ sở kinh doanh: tạm đình hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ thiết yếu được mở cửa

Hoạt động vận tải: Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, hạn chế các chuyến bay từ Hà Nội, tp HCM đến nơi khác

Chỉ thị 16

26

Tập trung đông người: cách ly toàn xã hội mọi người dân phải ở nhà chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, không tụ tập quá 2 người tại nơi công cộng ngoài nơi công sở, bệnh viện, trường học.

Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 2m

Các cơ sở kinh doanh: tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh doanh hàng hóa dich vụ thiết yếu được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch.

Hoạt động vận tải: dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ trường hợp cần thiết, dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác trừ trường hợp đặc biệt.

Chỉ thị 19

Tập trung đông người: người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, không tụ tập quá 3 người tại nơi công cộng ngoài công sở, bệnh viện, trường học.

Khoảng cách: khoảng cách an toàn tối thiểu 1,5m

Các cơ sở kinh doanh: dừng các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng các chợ tự phát, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thiết yếu; nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp được hoạt động nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Hoạt động vận tải: dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trường hợp vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, chuyên trở vật liệu sản xuất hoạt động bình thường nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch.

3. Ý thức tự cách ly trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19 3.1 Lý thuyết về ý thức tự cách ly

- Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ nhữn gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

- Cấu trúc của ý thức

+ Mặt nhận thức: con người có khả năng nhận thức được thế giới từ cái bên ngoài, trực tiếp đến cái bên trong gián tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu khái quát, bản chất của sự vật; hay là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.

+ Mặt thái độ: là khả năng tỏ thái độ lự chọn, thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc của con người đối với thế giới mà con

người nhận thức.

+ Mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình đối với hiện thực trên cơ sở nhận thức

27

- Tự cách ly là việc tự các nhân nghi ngờ bị mắc bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có triệu chứng bị bệnh hoặc đã xét nghiệm âm tính với mầm bệnh nhưng nghi ngờ chưa thực sự hết khả năng lây nhiễm chủ động các ly bản thân nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh.

3.2 Vai trò,ý nghĩa của ý thức tự cách ly của người dân trong thời gian giãn cách do dịch Covid-19

Để chặt đứt mắt xích lây lan của Covid 19, đảm bảo việc giãn cách xã hội phát huy cao nhất, người dân phải có ý thức tự cách ly. Điều này cũng được các nhà chuyên môn nhận định khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, kiểm soát tốt các ly bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn.

Một người nhận thức được mình có khả năng mắc COVID-19 biết tự cách ly, phòng ngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.

Trong hội nghị trực tuyến sáng ngày 15/08 phó thủ tướng nhấn mạnh “Chiến thắng hay không phụ thuộc vào lòng dân, sự tham gia của người dân có tính chất quyết định, người dân là chủ thể, là trung tâm của công tác phòng chống dịch. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải là một pháo đài, nhất là ở cơ sở, mỗi người dân là một chiến sĩ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ và các đoàn thể nhân dân”.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý thức tự cách ly của ngườidân trong thời gian giãn cách do dịch covid 19 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)