Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tạitỉnh quảng ninh (Trang 21 - 30)

II. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

2.1. Thực trạng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Quảng Ninh

2.1.2. Hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tư

2.1.2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

Năm 2023, Quảng Ninh thực hiện chủ đề công tác năm “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”. Theo đó, tỉnh sẽ tăng cường, chú trọng vào các hoạt động marketing và xúc tiến đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và giúp tỉnh duy trì ưu thế trong việc thu hút “đại bàng”, trở thành miền “đất lành” hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài.

b)Mục tiêu, định hướng cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ mục tiêu, định hướng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư vào tỉnh cụ thể như sau:

Định hướng của chương trình xúc tiến đầu tư.

Để tiếp tục thu hút XTĐT có hiệu quả và mang tính chọn lọc, Quảng Ninh đã tập trung nghiên cứu và triển khai đa dạng hóa các phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh XTĐT tại chỗ và chuẩn bị các yếu tố đầu vào (quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính sách ưu đãi, nguồn nhân lực...) để sẵn sàng đón các nhà đầu tư.

Các hoạt động XTĐT phải gắn với quá trình xây dựng và trở thành công cụ hiệu quả thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và cả nước. Một số định hướng cụ thể như sau:

- Thị trường thu hút đầu tư: Thu hút các nhà đầu tư từ thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Mỹ; mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư từ các nước đối tác là thành viên của hiệp định CPTPP, EVFTA. Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có tiềm lực kinh tế; hạn chế các dự án đầu tư quy mô nhỏ lẻ, sử dụng diện tích đất lớn và gây ô nhiễm môi trường.

- Địa bàn tập trung thu hút đầu tư:

Theo định hướng không gian phát triển tại quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh:

phát triển theo hướng Một tâm, Hai tuyến, Đa chiều, Hai mũi đột phá. Đặc biệt trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, trọng điểm là Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án tại các khu kinh tế (KKT) ven biển Quảng Yên, KKT Vân Đồn, KKT cửa khẩu Móng Cái, các địa phương Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ... Bên cạnh đó, tỉnh còn tập trung hỗ trợ các khu kinh tế, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực... để sẵn sàng kêu gọi đầu tư. Phối hợp với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp để xây dựng chương trình, kêu gọi thu hút đầu tư vào tỉnh theo đúng quan điểm, định hướng chung của tỉnh.

- Lĩnh vực/ngành ưu tiên thu hút đầu tư:

Quảng Ninh tập trung vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh, như: Du lịch;

công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao; xây dựng, vận tải kho bãi; thương mại... Đây cũng là những lĩnh vực luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tìm hiểu cơ hội để đầu tư. Để phát huy hiệu quả thị trường tiềm năng này, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp thu hút, xúc tiến và mời gọi dòng vốn đầu tư FDI vào địa bàn. Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiên tiến, công nghệ cao, hiện đại, suất vốn đầu tư cao, theo hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng ít tài nguyên và các ngành công nghiệp hỗ trợ, logistics, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo đào tạo nguồn nhân lực và phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Cụ thể:

+ Về lĩnh vực cảng biển, logistics, kinh tế biển: Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng cảng biển và dịch vụ cảng biển trọng tâm là: Cảng Hòn Nét - Con Ong, bến cảng Mũi Chùa, cảng khu vực Nam Tiền Phong - Bắc Tiền Phong, cảng biển Hải Hà...

+ Về lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên thu hút đầu tư vào công nghệ xanh, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật số, ô tô, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới; công nghiệp dược phẩm, công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp môi trường, công nghiệp thời trang; công nghiệp phụ trợ, phục vụ công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo... sử dụng ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn. Trọng tâm là phát triển nhanh, bền vững để thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp gắn với chuỗi cung, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và quốc tế.

+ Về lĩnh vực văn hóa, du lịch, dịch vụ: Tập trung ưu tiên đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế khác biệt của tài nguyên du lịch gắn với phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, dịch vụ du lịch cao cấp tiêu chuẩn quốc tế dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao để phát triển du lịch, dịch vụ nhanh, bền vững. Ưu tiên thu hút dự án vào các trung tâm du lịch trọng điểm tại Hạ Long,

Cẩm Phả, Vân Đồn, Móng Cái, Uông Bí, Cô Tô để trở thành động lực phát triển dịch vụ của tỉnh và của vùng.

+ Về lĩnh vực nông nghiệp: Thu hút đầu tư theo hướng phát triển nền nông nghiệp thông minh, hữu cơ, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới văn minh và hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dịch vụ, công nghiệp với nông nghiệp và lợi thế của thị trường để thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn và tái cơ cấu nông nghiệp.

+ Về giáo dục đào tạo, y tế: Ưu tiên thu hút các dự án giáo dục đào tạo quốc tế, khép kín, tạo thành thành phố giáo dục đẳng cấp quốc tế; kêu gọi đầu tư nước ngoài xây dựng trường đại học quốc tế và bệnh viện quốc tế tại khu kinh tế Vân Đồn và Móng Cái, các dự án về sản xuất trang thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhà máy sản xuất dược phẩm để tận dụng thế mạnh về nguồn dược liệu của Quảng Ninh.

Mục tiêu cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Mục tiêu thu hút đầu tư: Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 1,5 tỷ USD, vượt 25% kế hoạch. Trong đó đề ra mục tiêu thu hút vốn FDI vào địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế đạt ít nhất 1 tỷ USD vào năm 2023, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, châu u.. đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao.

- Mục tiêu hoạt động xúc tiến đầu tư: Quảng Ninh sẽ thực hiện các hoạt động marketing và xúc tiến đầu tư để tiếp tục thu hút vốn FDI từ các nhà đầu tư thuộc thị trường truyền thống và sẵn sàng đón nhận dòng vốn đầu tư đầu tư đầu tiên của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển, góp phần đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tổng số đối tác đầu tư tại tỉnh từ 19 lên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, trong năm 2023, tỉnh Quảng Ninh xây dựng các giải pháp, chiến lược xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế lớn, có thương hiệu và uy tín như Tập đoàn Lite-On

Technology tới từ Đài Loan (Trung Quốc), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Đoàn doanh nghiệp điện tử Đài Loan (Trung Quốc), Tập đoàn Adani và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mitsubishi Corporation Việt Nam.

c) Các hoạt động marketing nhằm xúc tiến đầu tư cần thực hiện.

Nghiên cứu tiềm năng thị trường, xu hướng đối tác đầu tư

Quảng Ninh sẽ tập trung nghiên cứu về tình hình dịch chuyển dòng vốn đầu tư FDI, từ đó đánh giá xu hướng dịch chuyển của dòng vốn FDI vào Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề ra các giải pháp chủ động và đổi mới thu hút dòng vốn đầu tư FDI phù hợp với tình hình và định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh, của từng địa phương.

Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư

Trong năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu các hình thức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tiềm năng thế mạnh của tỉnh bằng hình thức trực tuyến.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các cơ quan XTĐT trên toàn quốc trong các hoạt động XTĐT, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, đại sứ quán, tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam như JETRO, JCCI, KCCI, KOTRA, KORCHAM, AMCHAM, EUROCHAM, VKBIA, chủ đầu tư hạ tầng các KCN trong tỉnh (Công ty CP kinh doanh bất động sản Viglacera, Công ty CP phát triển KCN Việt Hưng, Công ty CP Đô thị Amata Hạ Long, Công ty CP Deep C Nga, Công ty TNHH KHKT Texhong Ngân Hà)... để trao đổi, cung cấp thông tin, chia sẻ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về các tập đoàn, công ty lớn tại địa bàn để địa phương nghiên cứu, tiếp cận;

cung cấp thông tin về các tổ chức xúc tiến đầu tư, cơ quan phụ trách về đầu tư nước ngoài của nước sở tại, hỗ trợ đặt tài liệu quảng bá, đặt đường link website giới thiệu XTĐT của tỉnh và giới thiệu quảng bá hình ảnh Quảng Ninh tới các nhà

đầu tư, doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu, mở rộng đầu tư vào Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng…

Phát huy hiệu quả với các cơ quan truyền thông để tiếp tục quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh với nhiều cách thức đổi mới, phong phú.

Tổ chức hội chợ, các triển lãm nhằm trưng bày và giới thiệu các dự án đầu tư tiềm năng của tỉnh.

Tỉnh sẽ thành lập danh mục các dự án thu hút đầu tư gồm những dự án trọng tâm, trọng điểm, có nhiều tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2023. Các dự án này sẽ được trưng bày, giới thiệu trong các hội chợ, triển lãm nhằm mở rộng quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh với các địa phương trong nước cũng như các quốc gia khác và tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu, giới thiệu các dự án đầu tư, ký kết hợp đồng thương mại và xúc tiến đầu tư với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước.

d) Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh

Để tiếp tục thu hút FDI hiệu quả và có tính chọn lọc đặc biệt là các "dự án thế hệ mới" - công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, phát triển xanh, sử dụng ít tài nguyên, tỉnh Quảng Ninh đã có kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư để đạt được các mục tiêu thu hút đầu tư như sau:

Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, ưu tiên triển khai hiệu quả XTĐT tại chỗ.

Quảng Ninh tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI), ưu tiên tập trung triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ đầu tư thông qua việc nắm bắt và giải quyết khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện đang đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể:

- Ưu tiên đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, hỗ trợ, logistics. Triển khai hiệu quả các tổ công tác liên ngành hỗ trợ

các nhà đầu tư chiến lược đối với các dự án trọng điểm, hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp giải quyết vướng mắc khó khăn trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu đầu tư dự án tại Quảng Ninh (Tổ công tác hỗ trợ Tập đoàn Foxconn tại Quảng Ninh, Tổ Investor Care, Tổ công tác hỗ trợ triển khai Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar...), đặc biệt đối với các dự án động lực ngành công nghiệp chế biến chế tạo, logistics...

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, nâng cao tính minh bạch để có thể rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư; đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư công để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Tạo môi trường đầu tư kinh doanh an toàn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp; tăng cường các giải pháp linh hoạt để hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, dịch vụ, vận tải, nông nghiệp, xuất khẩu... và các công ty liên doanh với các quốc gia trong vùng dịch.

- Triển khai hiệu quả tổ công tác XTĐT, công khai cán bộ đầu mối hỗ trợ XTĐT và doanh nghiệp của cơ quan/địa phương trên cổng thông tin điện tử của cơ quan/địa phương. Các đầu mối phải có trách nhiệm duy trì liên lạc, phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược đã, đang trong quá trình nghiên cứu các dự án đầu tư như Tập đoàn Sun Group, Vin Group, FLC, Fox Conn, TH, Iris Ohyama, GS E&C, Công ty Jinko solar Hong Kong Limited, SOVICO ...

- Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư theo chuyên đề để kịp thời nắm bắt thông tin, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nắm bắt các quy định theo luật đầu tư mới, khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu u EVFTA...

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận tài chính, tín dụng và đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp. Triển khai “Đề án Phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm chủ lực, xây dựng thương hiệu của tỉnh giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến năm 2030” sau khi được phê duyệt.

- Triển khai hiệu quả Đề án xây dựng, phát triển Khu kinh tế ven biển Vân Đồn, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 sau khi được phê duyệt.

- Tập trung hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng các KCN, CCN trên địa bàn hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo mặt bằng sạch, kết nối giao thông, đào tạo nguồn nhân lực... để sẵn sàng kêu gọi đầu tư. Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở công nhân các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

- Tập trung XTĐT chuyên sâu với thị trường trọng điểm Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Japan Desk và Korea Desk.

- Nghiên cứu triển khai phương án phát triển nguồn nhân lực để sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực nâng cao kỹ năng quản lý của doanh nghiệp).

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Tiếp tục chuẩn hóa, nâng cấp cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác XTĐT của tỉnh, gồm: Dữ liệu về cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, dữ liệu các tỉnh thành lân cận; Tình hình, quỹ đất các Khu công nghiệp; Các Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu của các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; Dữ liệu theo dõi dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Dữ liệu về định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư, quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất, khái toán GPMB; Dữ liệu về nguồn lao động, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, năng lượng, điện, cấp nước, xử lý môi trường, hệ thống cảng, chi phí liên quan đến cảng, kho bãi...)...thường xuyên được cập nhật trên hệ thống phần mềm dữ liệu XTĐT chung nhằm phục vụ cán bộ tra cứu thông tin khi cần thiết.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp của tỉnh, tổng hợp, đánh giá tình hình nguồn FDI đầu tư vào Quảng Ninh để có các giải pháp cụ thể, kịp thời, hữu hiệu trong thu hút đầu tư và khắc phục những dự án đầu tư chất lượng hạn chế;

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tạitỉnh quảng ninh (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)