Giải pháp của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thủy sản đối với ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do hoạt động chế biến thực phẩm thủy sản gây

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của hoạt động chế biến thực phẩm thủysản tới môi trường (Trang 26 - 29)

1. Các chủ đầu tư chế biến thủy sản phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại hợp lý chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt, quản lý lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn nguy hại đúng quy định, phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường quy định. Có cảnh quan môi trường đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe người lao động, có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến thủy sản theo quy định của pháp luật.

2. Mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chung của cả nước.

3. Ưu tiên và đầu tư mạnh mẽ cho công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tiên tiến ứng dụng vào quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả như: Công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, công nghệ ít chất thải, công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải, công nghệ carbon thấp, công nghệ vật liệu mới thay thế và ứng dụng trong xử lý môi trường,… Ứng dụng công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo vào phát triển cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia thống nhất và đồng bộ, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường tự động, các trạm quan trắc và cảnh báo sớm sự cố môi trường.

4. Sử dụng các sản phẩm sinh học, men vi sinh dạng lỏng để giải quyết các vấn đề về nước thải, mùi hôi từ các phế thải trong quá trình sản xuất,…

5. Triển khai di dời các cơ sở chế biến thủy sản đến các khu chế biến thủy sản tập trung cách xa khu dân cư và có cơ sở hạ tầng cho việc xử lý các chất thải từ hoạt động chế biến tốt

6. Bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách về lĩnh vực TN-MT ở cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã) để bảo đảm đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo phân cấp được quy định của Luật bảo vệ môi trường.

7. Cần cương quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; buộc tháo dỡ các cơ sở chế biến thủy sản phát sinh mới chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Ví dụ: Công ty TNHH Thực Phẩm Việt (Vifoods Co., Ltd (VIF)) nằm tại Khu công nghiệp Đông Xuyên, Vũng Tàu. Vifoods chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm thủy sản như: Mực, bạch tuộc, tôm, sushi các loại, nghêu lụa, hải sản hỗ hợp, cá biển các loại…

Sau thời gian dài hoạt động, hệ thống nước thải của Vifoods đã gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng:

● Nguồn nước thải bị nhiễm mặn cao (từ 7 – 8‰) khiến hệ thống xử lý không chịu nổi áp lực đầu vào.

● Trong nước thải chứa nhiều hàm lượng Chlorine, được phát sinh từ quá trình tẩy rửa sàn nhà.

● Hệ vi sinh của bể kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí đã yếu dần và mất đi hoạt tính xử lý.

Bể hiếu khí thời điểm gặp sự cố không còn khả năng xử lý chất ô nhiễm.

Vậy nên công ty đã có 1 số giải pháp như:

Thứ nhất, Canh chỉnh lại một số thao tác lúc vận hành hệ thống.

Thứ hai, Bổ sung chủng men vi sinh chịu mặn tốt như là Microbe-Lift BIOGAS và Microbe-Lift IND để xử lý nước thải chế biến thủy hải sản.

+ Men vi sinh Microbe-Lift BIOGAS sử dụng để phục hồi hệ vi sinh kỵ khí, tăng hiệu suất xử lý bể kỵ khí nhằm giảm tải lượng COD và áp lực cho bể thiếu khí và hiếu khí phía sau.

+ Men vi sinh Microbe-Lift IND bổ sung vào bể thiếu khí và bể hiếu khí để tạo hoạt tính lại cho bùn, khắc phục sốc tải, xử lý mùi hôi cũng như tăng hàm lượng bùn MLVSS.

Sau 2 tuần sử dụng, hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí đã phục hồi nguyên trạng, đưa nước thải sau xử lý về dưới QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B và đạt chuẩn xả thải.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex)

Đây là công ty chuyên về chế biến và xuất khẩu tôm thành phẩm ra các thị trường trên thế giới với hơn 10.000 tấn/năm và cực kì được ưa chuộng ở các nước Thụy Sĩ, Áo, Đức và các nước Tây Âu. Đặc biệt nhất, là công ty còn có trụ sở tại bang California, Mỹ để mở rộng được việc phân phối sản phẩm của Camimex vào các nước ở thị trường Châu Mỹ.

Công ty Cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau bị phạt 280 triệu đồng(tháng 3/2017), do không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong kết luận thanh tra về bảo vệ môi trường vào năm 2014. Đồng thời, thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Công ty này còn ký hợp đồng với đơn vị chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện việc lấy, phân tích mẫu trong quá trình lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ; không lắp đặt đồng hồ đo lưu khai thác nước dưới đất…

Trong thời gian qua cty đã sử dụng các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu tác động của các chất xả thải của nhà máy tới môi trường, khắc phục tình trạng bị người dân phản ánh, các cơ quan thanh tra và xử phạt hành chính thông qua việc:

- Tập trung quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, phát triển các mô hình nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

- Ứng dụng các mô hình công nghệ xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản thích hợp như: xử lý chất thải bùn thải, xử lý khử trùng nước thải trước lúc thải ra,… đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.

- Tập trung xử lý chất thải triệt để ở các mô hình nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, nuôi cá bè trên sông rạch, quản lý chặt chẽ dịch hại tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đề tài ảnh hưởng của hoạt động chế biến thực phẩm thủysản tới môi trường (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)