CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.2. Tình hình giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Quế Sơn, Quảng
2.2.1. Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Quế Sơn Cơ cấu, tổ chức của HĐND nói chung và HĐND cấp xã nói riêng có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, nhất là phụ thuộc vào số lượng, cơ cấu thành phần của thành viên các Ban của Hội đồng nhân dân; số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu giúp việc. Vì vậy, trước khi đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Huyện Quế Sơn, chúng ta cần tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã ở Huyện Quế Sơn, nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2016-2021 để làm cơ sở cho những đánh giá, phân tích về hoạt động giám sát của thiết chế này ở những phần sau của Luận văn.
Theo Điều 5 và Điều 52 luật Tổ chức HĐND& UBND năm 2003 thì HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016 chỉ có thường trực HĐND, không có các ban chuyên môn như HĐND cấp huyện. Thường trực HĐND cấp xã cũng chỉ có 02 người là
26
chủ tịch và phó chủ tịch, không có ủy viên, chủ tịch HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm và phó chủ tịch hoạt động chuyên trách, các chức danh này do HĐND cấp xã bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa trong số các đại biểu HĐND cấp mình theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND khóa trước.
Theo khoản 3 Điều 32 luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì Hội đồng nhân dân xã được thành lập 02 ban đó là Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm. Như vậy TT HĐND cấp xã gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND.
Chủ tịch HĐND thường kiêm nhiệm bí thư Đảng ủy cấp xã. Phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.
Theo nguyên tắc việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã được thực hiện như sau: Xã vùng cao, miền núi và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, xã vùng cao, miền núi, hải đảo có từ 1000 dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu; xã vùng cao, miền núi và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu; nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu, xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu.
Huyện Quế Sơn 84.952 nhân khẩu, được phân bổ khá đều trong toàn huyện, các xã, thị trấn có từ 4.500 dân trở lên. Nhiệm kỳ 2016-2021, cử tri các xã, thị trấn ở huyện Quế Sơn đã bầu được 336 đại biểu về cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của Nhân dân và và đúng với Hiến pháp và pháp luật. Trong đó:
27
Bảng 2.2. Cơ cấu, số lượng đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Quế Sơn đầu nhiệm kỳ 2016-2021
Nhiệm kỳ Số lượng Nữ Dân tộc Tôn giáo Ngoài đảng
2016-2021 336 71 0 0 29
21,13% 0 0 8,63%
Nguồn: Văn phòng HĐND và UNND huyện Quế Sơn
Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Quế Sơn nhiệm kỳ 2016-2021
Nhiệm kỳ
Số lượng
Trình độ chuyên môn Trình độ lý luận chính trị Dưới đại
học Đại học
Trên đại học
Chưa qua đào
tạo
Sơ cấp Trung cấp
Cao cấp, cử
nhân 2016-
2021 336 172 159 05 60 40 224 12
51,19% 47,32% 1,48% 17,85% 11,90% 66,66% 3,57%
Nguồn: Văn phòng HĐND và UNND huyện Quế Sơn
Bảng 2.4. Độ tuổi đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Quế Sơn nhiệm kỳ 2016- 2021
Nhiệm kỳ Số
lượng Dưới 35 Từ 35-45 Từ 45-55 Từ 55 đến dưới 60
2016-2021 336 64 101 133 38
19,04% 30,05% 39,58% 11,30%
Nguồn: Văn phòng HĐND và UNND huyện Quế Sơn
28
Bảng 2.5. Lĩnh vực công tác của đại biểu HĐND cấp xã ở huyện Quế Sơn nhiệm kỳ 2016-2021
Nhiệm kỳ Số lượng
Về lĩnh vực công tác Chuyên
trách Đảng
Chính quyền
Chuyên trách Mặt trận đoàn
thể
Doanh nghiệp
Nông dân
2016-2021 336 72 164 68 03 29
21,42% 48,80% 20,23% 0,89% 8,63%
Nguồn: Văn phòng HĐND và UNND huyện Quế Sơn
Nhìn vào các bản trên ta thấy chất lượng đại biểu chưa cao, bản 2.2.2 cho thấy chất lượng đại biểu chưa đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ cả về chuyên môn và lý luận chính trị, số đại biểu chưa qua đào tạo chiếm 17,85%, mặc dù vậy nhưng đa số các đại biểu đều là những người có uy tín (nhiều đại biểu là bí thư chi bộ, thôn trưởng, trưởng ban công tác mặt trận, cán bộ chi, tổ nhiều năm) có phẩm chất đạo đức tốt được nhân dân tín nhiệm, có những người trước khi là đại biểu HĐND chỉ là những người dân bình thường sau thời gian ngắn được bố trí vào làm cán bộ thôn, xã, dẫn đến chất lượng của đại biểu chưa tương xứng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của Đại biểu HĐND xã.
Các tổ đại biểu HĐND cấp xã được thành lập ở các thôn trên địa bàn 11 xã và 02 thị trấn, để phối hợp công tác giữa hai kỳ họp HĐND, TT HĐND giữ vai trò phối hợp, điều hòa hoạt động của các tổ đại biểu HĐND.
2.2.2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
2.2.2.1. Giám sát tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã
Kỳ họp là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND các cấp.
Đặc điểm trong hoạt động giám sát tại kỳ họp là có sự tham gia của toàn thể đại biểu HĐND xã, đồng thời cũng là môi trường để tập trung phát huy trí tuệ tập thể và tính dân chủ. Nhờ xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp hội đồng, việc giám
29
sát của HĐND cấp xã tại huyện Quế Sơn trong thời gian qua tại các kỳ họp đã có chuyển biến tích cực: HĐND xã đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, chương trình kỳ họp, phong cách làm việc của HĐND xã ngày càng thể hiện tính dân chủ, đổi mới, trí tuệ tập thể, đoàn kết, thống nhất và tập trung cao, đại biểu tham gia tương đối đầy đủ các kỳ họp đồng thời phát huy trách nhiệm của mình. Nhìn chung so với các nhiệm kỳ trước chất lượng hiệu quả của các kỳ họp nhiệm kỳ này ngày càng được nâng lên.
Theo luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định, hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp thông qua các hình thức dưới đây:
Thứ nhất, xem xét các báo cáo công tác của TT HĐND, UBND.
Tại HĐND cấp xã, thời gian tổ chức kỳ họp thường là một ngày làm việc, mỗi kỳ họp thường thông qua 05-06 báo cáo, còn thời gian tập trung thảo luận. Đây là hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND, tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng chính quyền và các báo cáo chuyên đề...). Mục đích của việc xem xét báo cáo của TT HĐND, UBND và các tài liệu khác được trình bày trong kỳ họp làm cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng nhất của địa phương thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND, cụ thể nhất là việc đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp, các quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức nghị quyết, nghị quyết phải được quá nữa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành. Theo thống kê trung bình mỗi kỳ họp HĐND xã, mỗi xã, thị trấn có từ 09-12 đại biểu thảo luận góp ý, càng ngày số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, tham gia tranh luận càng nhiều và thiết thực hơn, dần khắc phục được tính hình thức, qua loa trong kỳ họp.
Tuy nhiên, qua giám sát các báo cáo tại các kỳ họp cho thấy cũng còn những hạn chế đó là: một số báo cáo số liệu chưa chính xác, rõ ràng như về tăng trưởng kinh tế, sản lượng lương thực, số liệu thu chi ngân sách chưa nêu rõ đến các nội
30
dung chi tiết mà chỉ để số liệu chung chung trong báo cáo, nhiều báo cáo viết dài dòng không thể hiện cụ thể, chưa nêu được ưu điểm, hạn chế của ngành mình, phương hướng còn chung chung chưa đưa ra chỉ tiêu mục tiêu cụ thể.
Thứ hai, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là một hình thức giám sát khá chặt chẽ của HĐND, hoạt giám sát của HĐND xã hiệu quả có được nâng lên hay không, có mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc chất vấn và trả lời chất vấn, đây là hoạt động quan trọng thường xuyên trong chương trình giám sát của HĐND.
Nội dung câu hỏi chất vấn đã phỏng vấn được hoạt động giám sát của đa số đại biểu. Các đại biểu HĐND xã đã có nhiều ý kiến UBND và các ngành liên quan về những vấn đề bức xúc nổi cộm mà cử tri quan tâm, nội dung chất vấn có địa chỉ rõ ràng không còn chung chung như trước nữa. Các tập thể, cá nhân khi bị chất vấn phần lớn đã nghiên cứu kỷ lưỡng nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân và trả lời nghiêm túc đáp ứng yêu cầu của cử tri và đại biểu. Đối với việc trả lời chất vấn người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu hội đồng đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục. Đại biểu hội đồng không hài lòng với câu trả lời của người bị chất vấn thì có quyền yêu cầu hội đồng thảo luận và xem xét trách nhiệm đối với người đó. Chất vấn của đại biểu HĐND xã tại các kỳ họp ngày có càng nhiều và có chiều sâu hơn.
Từ đầu nhiệm kỳ 2016 đến nay HĐND cấp xã của huyện Quế Sơn đã có nhiều đổi mới về nội dung hoạt động chất vấn và hình thức chất vấn, trong đó đổi mới về công tác chuẩn bị nội dung chất vấn tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp. Chính vì thế hoạt động chất vấn đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm do các cơ quan chức năng giải quyết kéo dài gây bất bình trong dư luận, nhất là các vấn đề đầu tư kém hiệu quả gây thất thoát lãng phí, các vấn đề về tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, môi trường, khiếu nại tố cáo, …
Xuất phát từ lợi ích của nhân dân thì việc giải quyết những mâu thuẩn tồn tại vướng mắc góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy về sự phát triển kinh tế xã hội
31
của địa phương. Khi mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vấn được đặt đúng lúc, đúng chỗ để xem xét giải quyết trên cơ sở khách quan.Thông qua hoạt động chất vấn người đại biểu HĐND thể hiện được bản lĩnh chính trị và năng lực của bản thân. Qua thực tế ta thấy kỳ họp nào có nhiều ý kiến chất vấn của đại biểu và trả lời chất vấn tốt thì không khí của kỳ họp dân chủ và thẳng thắn. Tuy nhiên việc chất vấn sẽ tập trung vào một số đại biểu, cả nhiệm kỳ có đại biểu chưa thực hiện lần nào, chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn chưa cao, một số văn bản trả lời chất vấn còn chung chung chưa đi vào thẳng vấn đề còn né tránh trách nhiệm. Khi mối quan hệ chất vấn và trả lời chất vấn khách quan, đặt lợi ích của nhân dân lên trên thì có tác dụng giải quyết các vướng mắc tồn tại góp phần lớn vào việc thúc đẩy kinh tế của địa phương.
Thứ 3, hoạt động giám sát thông qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm đối với người được giữ chức vụ do HĐND bầu
Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND xã bầu là hoạt động giám sát mới của HĐND các cấp, nhất là HĐND các xã ít được tổ chức thực hiện.
Theo Nghị quyết số: 561/2013/UBTVQH13, Nghị quyết số: 35/12/QH13, về việc hướng dẫn lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội HĐND các cấp bầu hoặc phê chuẩn thì những năm qua HĐND cấp xã tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do HĐND xã bầu ra như: Phó CT HĐND, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND xã theo quy định mỗi năm một lần. Nhưng thực tế các xã tại huyện Quế Sơn việc lấy phiếu tín nhiện không được thường xuyên, có xã mỗi năm lấy phiếu tín nhiệm một lần có xã hai năm tổ chức một lần. Thực tiễn kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các xã thị trấn cho thấy không có đại biểu nào có phiếu tín nhiệm thấp trên 50% để phải đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.
Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm giúp cho người được lấy tín nhiệm rõ hơn mức độ trách nhiệm của mình để phấn đấu rèn luyện nâng cao hiệu quả công việc, nâng cao hiệu quả hiệu lực giám sát của HĐND, thể hiện rõ hơn vai trò giám sát của HĐND. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu
32
mặc dù được quy định lần đầu tiên trong Luật Tổ chức HĐND và UBND nhưng thể hiện là một công cụ giám sát rất hữu hiệu “Nếu HĐND sử dụng tốt hình thức giám sát này sẻ có cơ sở để quy kết hệ quả, tức là tiền đề để đi đến việc áp dụng các biện pháp chế tài giám sát” [3, tr.51].
2.2.2.2. Giám sát của thường trực HĐND cấp xã
- Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 hoạt động gám sát của TT HĐND gồm:
+ Tổ chức đoàn giám sát;
+ Giải quyết việc khiếu nại tố cáo của công dân;
+ Xem xét trả lời chất vấn trong trường hợp người bị chất vấn được HĐND cho phép trả lời bằng văn bản gửi đến Thường trực HĐND;
+ Xem xét kết quả giám sát của các Ban HĐND; tổng hợp kết quả của giám sát trình HĐND;
+ Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND xã có dấu hiệu trái với Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Nghị quyết của HĐND cùng cấp để trình HĐND, Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật cơ quan nhà nước cấp trên.
Hoạt động giám sát của TTHDND cấp xã thể hiện trước hết ở việc phối hợp chuẩn bị kế hoạch, tài liệu, triệu tập và điều hành kỳ họp của HĐND có nội dung giám sát; kiểm tra đôn đốc UBND cùng cấp thực hiện Nghị quyết của HĐND xã, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa ban Pháp chế và ban Kinh tế HĐND xã, là chủ thể giám sát việc tuân thủ Hiến Pháp và Pháp luật tại địa phương. Định kỳ hằng tháng TT HĐND xã tổ chức giao ban với hai ban HĐND và UBND xã để nắm thông tin, đôn đốc nắc nhở bàn biện pháp giải quyết các vấn đề phát hiện qua giám sát, kiến nghị, yêu cầu UBND, các ban ngành liên quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Đồng thời TTHĐND còn phối hợp với tổ Đại biểu HĐND huyện được bầu tại địa phương, UBKT đảng ủy, UBMTTQVN, các đoàn thể của xã giám sát các vấn đề của địa phương.
So với Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND 2015 hiện hành thì
33
quy định Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND được bổ sung thêm nội dung giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, qua đó mở rộng phạm vi giám sát của HĐND xã.
Thường trực HĐND chủ động tổ chức các cuộc giám sát, chủ yếu là giám sát chuyên đề; giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp. Nhiệm kỳ 2016-2021, trung bình HĐND mỗi xã mỗi năm tổ chức được 03-06 cuộc giám sát, điểm mới ở đây là các cuộc giám sát đều vừa tổ chức giám sát trên văn bản vừa dành thời gian đi thực tế, đồng thời quan tâm theo dõi việc thực hiện kiến nghị giám sát đến cùng, có yêu cầu, kiến nghị trọng lượng trong việc giải quyết đối với các đơn vị, cá nhân, tổ chức chịu sự giám sát, vì thế kết quả giám sát luôn có chất lượng cao.Tình hình này thể hiện sự chuyển biến rõ nét so với việc TT HĐND cấp xã thuần túy thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và chuyển đến cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết như trước đây.
Hiện nay chương trình giám sát của TT HĐND cấp xã tại huyện Quế Sơn căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND xã và ý kiến của thành viên TT HĐND, đề nghị của ban Pháp chế và ban Kinh tế HĐND, đại biểu HĐND, UBMTTQVN xã và ý kiến kiến nghị của cử tri địa phương, chương trình giám sát của TTHĐND xã hằng năm quyết định chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp cuối năm của HĐND.
Đối với HĐND cấp xã tại huyện Quế Sơn đã xây dựng quy chế tiếp công dân theo quy định của pháp luật, có phân lịch, phân công bố trí con người cụ thể để tiếp công dân, có công khai số điện thoại, địa chỉ cụ thể của lãnh đạo, mỗi tuần trung bình mỗi xã tiếp công dân từ 01-03 ngày như: HĐND xã Quế Mỹ, Quế Phú, mỗi tuần tiếp công dân 02 ngày, HĐND xã Quế Hiệp, Quế Phong, mỗi tuần tiếp công dân 01 ngày, HĐND Thị trấn Đông Phú, thị trấn Hương An mỗi tuần tiếp công dân 03 ngày ... Hằng năm mỗi đơn vị tiếp nhận khoản từ 10-15 đơn thư, kiến nghị, ý kiến phản ảnh, những đơn thư đều được tiếp nhận, giải thích, hướng dẫn đầy đủ, đúng luật và được chuyển đến cơ quan chức năng kiểm tra, đôn đốc giải quyết kịp