CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG- CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.3. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay nhà ở tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội
2.3.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nhà ở
Tình hình dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay mua nhà của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội thể hiện thông qua bảng số liệu 2.5.
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay nhà ở củaNgân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) 1. Doanh số cho
vay nhà ở 27,19 69,78 213,74 42,59 156 143,96 206 2. Doanh số thu
nợ cho vay nhà ở
10,66 12,42 18,76 1,76 17 6,34 51
3. Dư nợ cho
vay nhà ở 16,53 55,56 194,98 39,03 236 139,42 250 Nguồn: Saigonank - chi nhánh Hà Nội Thông qua bảng số liệu trên chúng ta thấy chỉ số dư nợ cho vay mua nhà của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội đã tăng liên tục từ năm 2014 dến năm 2016. Cụ thể: Dư nợ cho vay nhà ở năm 2014 là 16,53 t đồng. Đến năm 2015, dư nợ cho vay mua nhà đã tăng lên 55,56 t đồng (tăng so
với năm 2014 là 39,03 t , tương ứng với 236%). Năm 2016, dư nợ cho vay nhà ở tăng rất cao và có giá trị là 194,98 t đồng (tăng so với năm 2015 là 139,42 t , tương ứng với 250%). Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng dự nợ cho vay nhà ở của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội đã tăng rất mạnh và rất nhanh từ năm 2014 đến năm 2016 (từ 236% đến 250%). Điều đó chứng tỏ, hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng đã có sự phát triển và mở rộng. Nguyên nhân là do nhu cầu về nhà ở của người dân trong những năm gần đây gia tăng mạnh mẽ, ngân hàng có nhiều sự ưu đãi đối với các cá nhân có nhu cầu mua nhà… Thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động cho vay nhà ở, ta thấy tiềm năng phát triển hoạt động này của ngân hàng là rất lớn.
Để thấy được vị trí quan trọng của hoạt động cho vay mua nhà trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội chúng ta xem xét bảng số liệu 2.8.
Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ cho vay nhà ở so với cho vay tiêu d ng và so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) 1. Dư nợ cho vay
nhà ở 16,53 55,56 194,98 39,03 236 139,42 250 2. Dư nợ cho vay
tiêu d ng 46,99 140,85 286,6 58,35 200 145,75 103 3. Tổng dư nợ cho
vay của ngân hàng 268,95 440,54 1009,4 171,59 63,8 568,86 129 4. Tỷ trọng dư nợ
cho vay mua nhà/dư nợ cho vay
tiêu d ng
35,12% 39,4% 68%
5. Tỷ trọng dư nợ cho vay mua nhà/tổng dư nợ
của ngân hàng
6,15% 12,6% 19,3%
Nguồn: Saigonank - chi nhánh Hà Nội Dư nợ cho vay nhà ở, cho vay tiêu d ng hay tổng dư nợ tín dụng trong ba năm đều tăng với tốc độ năm sau nhiều hơn so với năm trước. T trọng dư nợ cho vay mua nhà so với tổng dư nợ cho vay tiêu d ng cũng tăng liên tục. Từ 35,12% năm 2014 lên 39,4% năm 2015 là đạt mức cao 68% vào năm 2016.
Chứng tỏ hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng rất phát triển và chiếm t trọng lớn trong hoạt động cho vay tiêu d ng (hiện nay đã chiếm hơn 2/3 tổng dư nợ cho vay tiêu d ng). Vì vậy, đây là một hoạt động quan trọng, cần được ngân
hàng chú ý trong quá trình phat triển cho vay tiêu d ng.
T trọng dư nợ cho vay mua nhà so với tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội cũng tăng khá nhanh: năm 2014 chỉ chiếm 6,15%, năm 2015 chiếm 12,6% và năm 2016 chiếm 19,3%. Điều đó chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động cho vay mua nhà trong toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.
Sở dĩ Saigonank Hà Nội đạt được những thành tựu kể trên là do ngân hàng đã phát huy tối đa nội lực của bản thân và tận dụng tốt những cơ hội, thời cơ cũng như những thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội. C ng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc ngân hàng trong việc quản lý điều hành cũng như ban hành cơ chế cho vay hợp lý là nỗ lực phấn đấu của đội ngũ nhân viên trong việc thực hiện chính sách cho vay và thực hiện chính sách marketing hiệu quả đã giúp cho ngân hàng không ngừng mở rộng phạm vi tiếp xúc với khách hàng, thu hút ngày càng đông lượng khách hàng tham gia sử dụng sử dụng sản phẩm này.
Ngân hàng có định hướng đúng đắn trong: Phát triển sản phẩm và chính sách cho vay nhà ở, luôn tìm hiểu và theo dõi diễn biến của thị trường BĐS để đưa ra những đề suất trong chính sách cho vay và kiểm soát rủi ro đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hoạt động hợp tác, liên kết với các chủ đầu tư cả miền Bắc và miền Nam tạo nguồn cung dồi dào cho thị trường.