Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội giữa miền núi và miền xuôi trong nhiều năm qua, các xã trong huyện đã duy trì nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân, Lương Sơn đã nhanh chóng bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động
Toàn huyện có 14 xã và thị trấn, tổng dân số toàn huyện là 65.004 người (nam là 32.258 và nữ là 32.746 người). Khu vực thị trấn là 14.684 người, khu vực nông thôn là 50.320 người chiếm %. Mật độ dân số trung bình là 244 người/km2.
Các dân tộc chủ yếu là:
- Mường: 40.757 người chiếm 62,7 % - Kinh: 23.726 người chiếm 36,5 % - Dân tộc khác là 521 người chiếm 0,8 %
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,45 %
Toàn huyện có 15.146 hộ, tổng số lao động là 37.524 người.
3.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế
- Nông nghiệp: Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) năm 2008 là 27.752 tấn, trong đó:
+ Tổng diện tích trồng Lúa là 4.006,3 ha đạt sản lượng 20.872 tấn + Tổng diện tích trồng Ngô là 1.464,6 ha đạt sản lượng 6.880,0 tấn + Bình quân lương thực trên đầu người là: 427kg/người-năm.
Trong sản xuất nông nghiệp, nếu năm 1993 năng suất lúa của huyện bình quân chỉ đạt từ 20 đến 22 tạ/hecta/vụ, thì năm 2010 đã đạt 50,9 tạ/hecta/vụ. Có nhiều yếu tố đưa năng suất nông nghiệp ở Lương Sơn tăng cao, nhưng quan trọng hơn cả là nông dân các địa phương trong huyện được nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, họ được dự các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật về cây lúa, trồng màu, cây ăn quả cho năng suất cao. Cùng với trồng trọt, huyện Lương Sơn chú trọng đến chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện đã xây dựng các mô hình nuôi lợn siêu nạc, gà siêu trứng, bò sữa và nuôi ong. Huyện đã phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Năm 2010, toàn huyện có 13.510 con trâu, 5.179 con bò, 38.048 con lợn, 556.616 con gia cầm. Hiện nay, huyện đang thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa, phát triển từ 30 con (năm 2000) lên 525 con (năm 2010).
- Lâm nghiệp
+ Trồng rừng tập trung đạt 1.258,0 ha + Chăm sóc rừng đạt 2.861,0 ha + Khoanh nuôi rừng đạt 4.295,4 ha + Khai thác rừng đạt 187,3 ha
+ Khai thác Bương, Tre, nứa đạt 5,7 triệu cây.
Huyện còn vận động nông dân cải tạo đất trống, đồi trọc, mở rộng diện tích bằng việc trồng các loại cây màu có giá trị hàng hoá. Nhiều gia đình đã tận dụng đất hoang, cải tạo vườn đồi để trồng các loại cây ăn quả: vải, nhãn..., hoặc sử dụng hàng nghìn hecta đất tự nhiên để trồng tre, luồng, keo tai tượng, bạch đàn, do đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên và rừng đầu nguồn được chú trọng, góp phần nâng cao tỉ lệ che phủ rừng đạt mức 44%. Huyện tích cực chỉ đạo các địa phương phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giải quyết số lao động dôi dư và tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Toàn huyện hiện có hơn 300 trang trại với qui mô từ 1 ha trở lên, trong đó có một số trang trại đã mang lại hiệu quả kinh tế ban đầu.
Giao thông
Quốc lộ 6, chạy theo hướng Đông Tây, cắt ngang qua địa bàn huyện khoảng 15 km từ khu Năm Lu đến dốc Kẽm, đi từ thị trấn Xuân Mai huyện Chương Mỹ (Hà Nội), sang huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Quốc lộ 21A, cắt qua một vài đoạn ở rìa phía Đông huyện.
Một số tỉnh lộ như Đường Khăm - Bãi Lạng, đường Bãi Nai - Cầu Vai Réo, hệ thống đường liên huỵên, liên xã , liên thông rất dày đặc và thuận tiện.
- Công nghiệp, dịch vụ
Lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Lương Sơn phát triển. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có tính đột phá trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đã đẩy mạnh sản xuất, tích cực đầu tư, cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất và mua sắm thiết bị tiên tiến để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong huyện
sản xuất vật liệu xây dựng đã ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lớn, khai thác chế biến các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đến nay, toàn huyện có 453 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 25 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 5 hợp tác xã, 415 tổ hợp, hộ cá thể. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần tạo việc làm cho 2.800 lao động địa phương với mức thu nhập 0,6 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng. Năm 2010, giá trị sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện này đạt trên 60 tỷ đồng.
Lương Sơn còn được xem là "động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh" và nhận được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh. Tháng 2/2005, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình đã đồng ý cho huyện lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 đến 2010 để tiến tới nâng cấp huyện trở thành thị xã trong nay mai. Theo đó, kinh tế Lương Sơn sẽ phát triển theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là thương mại - du lịch - dịch vụ và nông - lâm nghiệp. Trong đó, huyện sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; trồng rau sạch, hoa, cây cảnh để cung cấp cho thị trường Hà Nội và hướng đến việc chăn nuôi loại con đặc sản như: lợn cỏ, hoặc triển khai dự án đàn bò sữa; chú trọng kêu gọi đầu tư vào 3 loại hình du lịch sinh thái, du lịch hang động và du lịch văn hoá. Ngoài ra huyện còn phát triển 3 tour du lịch: từ Lương Sơn đi hang Trổ, động Mãn Nguyện, hồ Đồng Tranh - động Đá Bạc, hồ Suối Ong; từ Lương Sơn đi Lập Thành, hồ Lụa, hồ Cố Đụng, suối Ngọc - Vua Bà, Làng Văn hoá các dân tộc, Xuân Mai; khu nhà nghỉ Đồng Tranh, hồ Lập Thành, hồ Cố Đụng.
Chương 4