Cân đối chi phí và thu nhập cho 1ha bạch đàn

Một phần của tài liệu Xác định cấu trúc năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng bạch đàn eucalyotus urophilla trồng thuần loài tại lâm trường hữu lũng II tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Xác định hiệu quả kinh tế

4.4.3. Cân đối chi phí và thu nhập cho 1ha bạch đàn

Do chính sách ưu tiên vùng miền núi cũng như chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trồng rừng nhằm thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình 5 triệu ha rừng của chính phủ nên công tác trồng rừng ở đây được miễn thuế đất. Vì vậy, chi phí trồng rừng chưa tính đến các loại thuế.

Về vốn trồng rừng, lâm trường được vay vốn ưu đãi với lãi suất là 5%/năm. Cả vốn và lãi được trả vào cuối chu kỳ kinh doanh. Tiến hành cân đối chi phí và thu nhập giá trị (tiền) theo từng cấp đất.

4.4.3.1. Xác định hiệu quả kinh tế theo phương pháp tĩnh

Nếu tính theo phương pháp tĩnh, lấy toàn bộ thu nhập trừ đi toàn bộ chi phí đã bỏ ra và trả lãi tiền vay ngân hàng được kết quả sau:

Biểu 4.32: Biểu tổng hợp cân đối thu –chi cho 1ha Bạch đàn cấp đấtNS Đơn vị tính: đồng

Tuổi Thu (a) Chi (b) Trả lãi(c) lãi = a-(b+c) lãi/1năm

5 29.069.563 10.576.842 528.842 17.963.879 3.592.776 6 54.646.782

10.941.911 547.096 43.157.775 7.192.963

Biểu 4.33: Biểu tổng hợp cân đối thu –chi cho 1ha Bạch đàn cấp đấtI Đơn vị tính: đồng

Tuổi Thu (a) Chi (b) Trả lãi(c) lãi = a-(b+c) lãi/1năm

4 16.841.419 10.211.773 510.589 6.119.057 1.529.764 5 26.433.030 10.576.842 528.842 15.327.346 3.065.469 6 41.700.157 10.941.911 547.096 30.211.150 5.035.192

Biểu 4.34: Biểu tổng hợp cân đối thu –chi cho 1ha Bạch đàn cấp đấtII Đơn vị tính: đồng

Tuổi Thu (a) Chi (b) Trả lãi(c) lãi = a-(b+c) lãi/1năm

5 23.491.741 10.576.842 528.842 12.38.6057 2.477.211 6 25.746.509 10.941.911 547.096 14.257.502 2.376.250

Từ biểu 4.32 đến biểu 4.34 cho thấy:

Cấp đất NS (trên cấp đất I) sau chu kỳ 6 năm lợi nhuận thu được 43.157.775 đồng, bình quân 7.192.963 đồng/năm. Nếu khai thác ở tuổi 5 thì thu nhập là 17.963.879 bình quân 3.592.776 đồng/năm.

Cấp đất I sau chu kỳ 6 năm, lợi nhuận thu được 30.211.150 đồng, bình quân 5.035.192 đồng/năm. Nếu khai thác ở tuổi 5 thì thu nhập là 15.327.346 bình quân 3.065.469 đồng/năm. Nếu khai thác ở tuổi 4 thì thu nhập là 6.119.057 đồng bình quân 1.529.764 đồng/năm.

Cấp đất II sau chu kỳ 6 năm lợi nhuận thu được 14.257.502 đồng, bình quân 2.376.250 đồng/năm. Nếu khai thác tuổi 5 thì thu nhập là 12.38.6057 đồng bình quân 2.477.211đồng/năm. Như vậy, nếu tính theo phương pháp này thì khai thác ở tuổi 5 thu nhập bình quân /năm sẽ cao hơn.

Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế mà ngoài thực tế các đơn vị thường dùng. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá này chưa đề cập đến giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian. Với chu kỳ kinh doanh 6 năm, giá trị chi phí đầu vào, đầu ra bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: lạm phát, rủi ro, yếu tố ngẫu nhiên… Vì vậy, kết quả tính không thể phản ánh được chính xác hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh.

4.4.3.2. Xác định hiệu quả kinh tế theo phương pháp động

Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Giá trị hiện tại thuần tuý (NPV), tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) và tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR). Kết quả tính được tổng hợp từ biểu 4.35 đến 4.37

Biểu 4.35: Xác định hiệu quả kinh tế rừng trồng Bạch đàn cấp đất NS

Chỉ tiêu Đơn vị Tuổi 5 Tuổi6

1. Giá trị hiện tại thực đồng 13.650.289 32.265.829

2. Tỷ lệ thu nhập/chi phí đ/đ 2,33 4,06

3. tỷ lệ thu hồi nội bộ % 33,57 43,60

Biểu 4.36: Biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha Bạch đàn cấp đất I Chỉ tiêu Đơn vị Tuổi 4 Tuổi 5 Tuổi6 1. Giá trị hiện tại thực đồng 4.583.281 11.481.207 22.121.810

2. Tỷ lệ thu nhập/chi phí đ/đ 1,46 2,12 3,10

3. tỷ lệ thu hồi nội bộ %

21,73 30,08 35,40

Biểu 4.37: Biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha Bạch đàn cấp đất II

Chỉ tiêu Đơn vị Tuổi 5 Tuổi 6

1. Giá trị hiện tại thực đồng 9.061.401 9.621.709

2. Tỷ lệ thu nhập/chi phí đ/đ 1,88 1,91

3. tỷ lệ thu hồi nội bộ % 25,86 21,71

(biểu 4.35; 4.36 và biểu 4.37 được tổng hợp từ phụ biểu 26; 27;28)

Từ biểu 4.35 đến 4.37 cho thấy: Tính theo phương pháp động có quan tâm đến giá trị của tiền tệ theo thời gian thì lợi nhuận ròng hiện tại (NPV) của các phương án thu được là: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ở tuổi 6 trên cùng cấp đất đều cao hơn so với các tuổi 4, tuổi 5. Điều này khẳng định rằng, khai thác ở tuổi 6 sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể ở tuổi 6 cấp đất ngoai suy, lợi nhuận ròng hiện tại là 32.265.829 đồng/ha, cấp đất I lợi nhuận ròng hiện tại là 22.121.810 đồng/ha, cấp đất II lợi nhuận ròng hiện tại là 9.621.709 đồng/ha. Kết quả tính hiệu quả kinh tế theo phương pháp động thấp hơn nhiều so với phương pháp tĩnh. Cụ thể, trên cấp đất ngoại suy, chênh lệch là 10.891.946đồng/ha, trên cấp đất I, chênh lệch là 8.089.340 đồng/ha, trên cấp đất II chênh lệch là 4.635.793 đồng/ha.

Tuy nhiên, kết quả tính theo phương pháp động phản ánh chính xác và thực chất hơn phương pháp tĩnh về hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Bởi vì giá trị của đồng tiền trong khoảng chu kỳ 6 năm không thể cộng gộp với nhau được. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) ở tất cả các cấp đất đều lớn hơn 1, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu về được từ 1,91 đến 4,06 đồng giá trị thu nhập hiện tại. Cụ thể, trên cấp đất NS đạt 4,06 (đ/đ), trên cấp đất I đạt 3,10 (đ/đ), trên cấp đất II đạt 1,91 (đ/đ).

Từ kết quả tính trên đây bước đầu rút ra kết luận:

Đầu tư kinh doanh trồng Bạch đàn theo các phương án trên các cấp đất khác nhau đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và đều có thể chấp nhận được. Cả 3 phương án đều có các giá trị NPV > 0, BCR > 1 Và IRR > r.

Mức lãi cao nhất để lâm trường kinh doanh Bạch đàn không bị thua lỗ trên cấp đất NS là 43,60 %/năm, trên cấp đất I là 35,40 %/năm, trên cấp đất II là 21,71 %/năm. Như vậy, mức lãi cao nhất để kinh doanh trồng Bạch đàn không bị thua lỗ của các phương án đều cao hơn mức lãi suất vay vốn trồng rừng hiện nay.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của các phương án trên các cấp đất khác nhau chênh lệch khá lớn, điều đó một lần nữa đặt ra cho các nhà quản lý phải hết sức quan tâm trong quá trình thực hiện giao khoán rừng và đất rừng cho các đối tượng kinh doanh, thu nhập sản phẩm, thực hiện chính sách thuế để đảm bảo hợp lý và chính xác.

Một phần của tài liệu Xác định cấu trúc năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng bạch đàn eucalyotus urophilla trồng thuần loài tại lâm trường hữu lũng II tỉnh lạng sơn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)