Chương 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dự kiến kế thừa các nguồn tư liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại UBND huyện Cẩm Xuyên.
- Hệ thống bản đồ nền (độ cao, ranh giới hành chính, thủy văn, hiện trạng rừng, quy hoạch 3 loại rừng) của huyện Cẩm Xuyên.
- Hệ thống tư liệu ảnh SPOT-5 của khu vực huyện Cẩm Xuyên.
- Các kết quả và công trình nghiên cứu về ứng dụng tư liệu viễn thám phục vụ xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng của các tác giả đi trước đã được công bố.
- Ảnh vệ tinh Spot 5 đã qua xử lý ở mức 3 (trực ảnh), đã được nắn chỉnh hình học về hệ tọa độ quốc gia VN 2000, múi chiếu 3º. Toàn bộ ảnh được Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên & Môi trường xử lý và cung cấp.
- Số liệu nghiên cứu của luận văn này có sự kế thừa tài liệu hiện trường do các cán bộ điều tra của Viện Sinh thái rừng và Môi trường, trường Đại học Lâm nghiệp thu thập phục vụ công tác kiểm kê rừng tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 và năm 2012. Các chỉ tiêu thống kê, kiểm kê rừng chủ yếu căn cứ theo thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2009/TT-BNN.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra trực tiếp
Phân chia ranh giới đối tượng điều tra: Căn cứ vào luật đất đai năm 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Đối tượng điều tra rừng được phân chia theo đơn vị hành chính đến xã. Mỗi xã lại được chia ra các tiểu khu; Mỗi tiểu khu lại chia làm nhiều khoảnh; Mỗi khoảnh lại chia thành các phân khoảnh; Mỗi khoảnh hoặc phân khoảnh lại chia thành các lô. Các đơn
vị tiểu khu, khoảnh, phân khoảnh được chia dựa vào các đặc điểm tự nhiên dễ nhận biết như sông suối, dông núi, ranh giới hành chính.
- Xác định tên trạng thái rừng
Những căn cứ để xây dựng khoá xác định tên trạng thái rừng gồm: danh sách các trạng thái rừng, đặc điểm phân bố của các trạng thái rừng theo vùng địa lý, theo độ cao, các chỉ tiêu thống kê về đặc điểm phản xạ phổ của các trạng thái rừng và trữ lượng của các khu rừng đã xác định được bằng khoá xác định trữ lượng rừng. Để phục vụ mục tiêu xây dựng khóa giải đoán cho các trạng thái rừng tại khu vực huyện Cẩm Xuyên, đề tài tiến hành điều tra xác định các kiểu trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, trữ lượng, tổ thành loài tại các ô tiêu chuẩn điển hình đại diện cho các trạng thái rừng tại huyện Cẩm Xuyên thông qua bảng phân loại các trạng thái rừng ở Hà Tĩnh được xác định chủ yếu qua kết quả điều tra ô tiêu chuẩn, ý kiến của cán bộ lâm nghiệp địa phương, và tham khảo tư liệu điều tra kiểm kê rừng của chu kỳ IV. Trên cơ sở Thông tư số 34 của Bộ NNPTNT hướng dẫn phân chia loại đất, loại rừng.
Bảng 2.1. Bảng phân chia loại đất loại rừng theo thông tư số 34 tại Hà Tĩnh
TT Tên LDLR Mã
số
Tiêu chuẩn phân loại
Ký hiệu LDLR TTR Ldia Mmin
(m3/ha)
Mmax (m3/ha) 1. Có rừng
1.1. Rừng tự nhiên 1.1.1. Gỗ
1.1.1.1. Núi đất
1.1.1.1.1. Lá rộng thường xanh
1 Rừng gỗ TN núi đất LRTX giàu 1 1 1 200 1000 TXG 2 Rừng gỗ TN núi đất LRTX TB 2 1 1 100 200 TXB 3 Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo 3 1 1 50 100 TXN 4 Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo K 4 1 1 10 50 TXK
5 Rừng gỗ TN núi đất LRTX phục hồi 5 1 1 10 50 TXP 1.1.1.1.2. Lá rộng rụng lá
6 Rừng gỗ TN núi đất LRRL giàu 6 2 1 200 1000 RLG 7 Rừng gỗ TN núi đất LRRL TB 7 2 1 100 200 RLB 8 Rừng gỗ TN núi đất LRRL nghèo 8 2 1 50 100 RLN 9 Rừng gỗ TN núi đất LRRL nghèo K 9 2 1 10 50 RLK 10 Rừng gỗ TN núi đất LRRL phục hồi 10 2 1 10 50 RLP
1.1.1.1.3. Lá kim
11 Rừng gỗ TN núi đất LK giàu 11 3 1 200 1000 LKG
12 Rừng gỗ TN núi đất LK TB 12 3 1 100 200 LKB
13 Rừng gỗ TN núi đất LK nghèo 13 3 1 50 100 LKN 14 Rừng gỗ TN núi đất LK nghèo K 14 3 1 10 50 LKK 15 Rừng gỗ TN núi đất LK phục hồi 15 3 1 10 50 LKP
1.1.1.1.4. Lá rộng lá kim
16 Rừng gỗ TN núi đất LRLK giàu 16 4 1 200 1000 RKG 17 Rừng gỗ TN núi đất LRLK TB 17 4 1 100 200 RKB 18 Rừng gỗ TN núi đất LRLK nghèo 18 4 1 50 100 RKN 19 Rừng gỗ TN núi đất LRLK nghèo K 19 4 1 10 50 RKK 20 Rừng gỗ TN núi đất LRLK phục hồi 20 4 1 10 50 RKP
1.1.1.2. Núi đá
21 Rừng gỗ TN núi đá LRTX giàu 21 1 2 200 1000 TXDG 22 Rừng gỗ TN núi đá LRTX TB 22 1 2 100 200 TXDB 23 Rừng gỗ TN núi đá LRTX nghèo 23 1 2 50 100 TXDN 24 Rừng gỗ TN núi đá LRTX nghèo K 24 1 2 10 50 TXDK 25 Rừng gỗ TN núi đá LRTX phục hồi 25 1 2 10 50 TXDP
1.1.1.3. Ngập nước
26 Rừng gỗ TN ngập mặn 26 1 3 10 1000 RNM
27 Rừng gỗ TN ngập phèn 27 1 4 10 1000 RNP
28 Rừng gỗ TN ngập ngọt 28 1 5 10 1000 RNP
1.1.2. Tre nứa
29 Rừng tre/luồng TN núi đất 29 8 1 10 1000 TLU
30 Rừng nứa TN núi đất 30 9 1 10 1000 NUA
31 Rừng vầu TN núi đất 31 10 1 10 1000 VAU
32 Rừng lồ ô TN núi đất 32 11 1 10 1000 LOO
33 Rừng tre nứa khác TN núi đất 33 12 1 10 1000 TNK
34 Rừng tre nứa TN núi đá 34 12 2 10 1000 TND
1.1.3. Hỗn giao gỗ và tre nứa
35 Rừng hỗn giao G-TN TN núi đất 35 5 1 10 1000 HG1 36 Rừng hỗn giao TN-G TN núi đất 36 6 1 10 1000 HG2
37 Rừng hỗn giao TN núi đá 37 5 2 10 1000 HGD
1.1.4. Cau dừa
38 Rừng cau dừa TN núi đất 38 7 1 10 1000 CD
39 Rừng cau dừa TN núi đá 39 7 2 10 1000 CDD
40 Rừng cau dừa TN ngập nước ngọt 40 7 5 10 1000 CDN 1.2. Rừng trồng
1.2.1. Gỗ
41 Rừng gỗ trồng núi đất 41 13 1 25 1000 RTG
42 Rừng gỗ trồng núi đá 42 13 2 25 1000 RTGD
43 Rừng gỗ trồng ngập mặn 43 13 3 25 1000 RTM
44 Rừng gỗ trồng ngập phèn 44 13 4 25 1000 RTP
45 Rừng gỗ trồng đất cát 45 13 6 25 1000 RTC
1.2.2. Tre nứa
46 Rừng tre nứa trồng núi đất 46 14 1 25 1000 RTTN 47 Rừng tre nứa trồng núi đá 47 14 2 25 1000 RTTND
1.2.3. Cau dừa
48 Rừng cau dừa trồng cạn 48 15 1 25 1000 RTCD
49 Rừng cau dừa trồng ngập nước 49 15 5 25 1000 RTCDN 50 Rừng cau dừa trồng đất cát 50 15 6 25 1000 RTCDC
1.2.3. Nhóm loài khác
51 Rừng trồng khác núi đất 51 16 1 25 1000 RTK
52 Rừng trồng khác núi đá 52 16 2 25 1000 RTKD 2. Không có rừng
2.1. Đã trồng nhưng chưa thành rừng
53 Đất đã trồng trên núi đất 53 17 1 5 25 DTR
54 Đất đã trồng trên núi đá 54 17 2 5 25 DTRD
55 Đất đã trồng trên đất ngập mặn 55 17 3 5 25 DTRM 56 Đất đã trồng trên đất ngập phèn 56 17 4 5 25 DTRP 57 Đất đã trồng trên đất ngập ngọt 57 17 5 5 25 DTRN
58 Đất đã trồng trên bãi cát 58 17 6 5 25 DTRC
2.2. Có cây gỗ tái sinh
59 Đất có cây gỗ tái sinh núi đất 59 19 1 5 25 DT2 60 Đất có cây gỗ tái sinh núi đá 60 19 2 5 25 DT2D 61 Đất có cây gỗ tái sinh ngập mặn 61 19 3 5 25 DT2M 62 Đất có cây tái sinh ngập nước phèn 62 19 4 5 25 DT2P
2.3. Đất trống cây bụi
63 Đất trống núi đất 63 18 1 0 25 DT1
64 Đất trống núi đá 64 18 2 0 25 DT1D
65 Đất trống ngập mặn 65 18 3 0 25 DT1M
66 Đất trống ngập nước ngọt 66 18 4 0 25 DT1P
67 Bãi cát 67 18 5 0 10 BC1
68 Bãi cát có cây rải rác 68 18 6 10 25 BC2
2.4. Có cây nông nghiệp
69 Đất nông nghiệp núi đất 69 20 1 0 25 NN
70 Đất nông nghiệp núi đá 70 20 2 0 25 NND
71 Đất nông nghiệp ngập mặn 71 20 3 0 25 NNM
72 Đất nông nghiệp ngập nước ngọt 72 20 5 0 25 NNP 2.5. Đất khác
73 Mặt nước 73 21 5 0 100 MN
74 Đất khác 74 22 1 0 100 DKH
- Số lượng OTC được lập trong quá trình điều tra tại khu vực nghiên cứu là 98 OTC, trong đó:
+ Đất trống núi đất: 4 OTC
+ Đất Nông nghiệp núi đất: 7 OTC
+ Rừng trồng: 39 OTC (Đất đã trồng trên núi đất: 6 OTC; Rừng gỗ trồng núi đất: 33 OTC)
+ Rừng tự nhiên: 48 OTC (Rừng ngập mặn: 2 OTC; Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX giàu: 7 OTC; Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo: 11 OTC; Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX nghèo kiệt: 13 OTC; Rừng gỗ tự nhiên núi đất LRTX trung bình: 15 OTC)
- Trong OTC, tiến hành lập 05 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25m2 (5m x 5m) với 04 ODB nằm ở 4 góc của OTC, ODB còn lại nằm trên giao điểm của hai đường chéo trong ô. Tuy nhiên, theo điều kiện thực tế tại những khu vực núi đá có độ dốc cao, địa hình hiểm trở không có khả năng lập và đo đếm các OTC có diện tích 1000m2, sẽ tiến hành lập OTC với diện tích 500m2 (20m x 25m)
Các chỉ tiêu điều tra được cụ thể hóa qua hệ thống mẫu biểu sau:
a. Điều tra độ tàn che
Điều tra độ tàn che của tầng cây cao, độ che phủ của cây bụi thảm tươi và thảm khô theo hệ thống các điểm điều tra (80 điểm). Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập các tuyến song song cách đều nhau sau đó dùng thước ngắm tại các điểm giao của các tuyến, ngắm lên nếu trùng vào tán cây thì lấy giá trị tàn che bằng 1, nếu không vào tán cây thì lấy giá trị là 0, nếu gặp ranh giới giữa tán lá và khoảng trống ghi số 0,5. Tương tự nhìn xuống dưới nếu chạm cây bụi thảm tươi (thảm khô) thì lấy giá trị độ che phủ (thảm khô) bằng 1, không chạm cây bụi thảm tươi (thảm khô) thì lấy bằng 0, gặp ranh giới giữa cây bụi thảm tươi (thảm khô) và khoảng trống ghi số 0,5. Sau đó tính theo công thức :
TC=n1/ N (2-1) n1 : là số điểm gặp tán lá/cây bụi thảm tươi
N : là tổng số điểm điều tra
Số liệu đo được ghi vào mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra độ tàn che, độ che phủ của tầng cây cao, thảm tươi Ô tiêu chuẩn số:..., loại rừng :...lô:..., khoảnh: ...Hộ GĐ:...
Ngày điều tra:..., người điều tra :...Đơn vị quản lý ...
Diện tích OTC:..., độ dốc:..., hướng phơi:...
TT TC CP TK TT TC CP TK TT TC CP TK
1 … 80
... …
b. Điều tra đặc điểm tầng cây cao
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao trên các ô tiêu chuẩn (OTC) gồm: tên cây, chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính 1.3 m (D1.3), đường kính tán (Dt) theo 2 hướng Đông Tây (Dt1) và Nam Bắc (Dt2).
+ Xác định đường kính 1.3 m (D1.3): Đường kính ngang ngực được xác định bằng phương pháp đo chu vi thân cây tại vị trí 1.3m bằng thước dây chính xác đến cm, chỉ đo các cây có D1.3 ≥ 6cm (cây có D1.3 < 6 cm được coi là cây tái sinh).
+ Điều tra chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao Blumeleiss.
+ Xác định đường kính tán được đo bằng thước dây theo 2 hướng Đông Tây, Nam Bắc.
Kết quả thu được ghi vào mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02: Phiếu điều tra tầng cây cao trên ô tiêu chuẩn
Ô tiêu chuẩn số:..., loại rừng :...lô:..., khoảnh: ...Hộ GĐ:...
Ngày điều tra:..., người điều tra:... Đơn vị quản lý: ...
Diện tích OTC:..., độ dốc:..., hướng phơi:...
TT Loài C1.3 (cm) Dt1 (m) Dt2 (m) Hvn (m) Hdc (m) Ghi chú 1
...
c. Điều tra đặc điểm cây bụi, thảm tươi
Các chỉ tiêu điều tra tầng cây bụi, thảm tươi được thu thập trên 5 ô dạng bản (ODB) 25 m2 ở mỗi ô tiêu chuẩn (4 ODB nằm ở 4 góc OTC và 1 ODB nằm chính giữa OTC), gồm: tên cây, chiều cao trung bình (Htb), đường kính tán (Dt), độ che phủ, cấp sinh trưởng từng loài.
+ Điều tra cây bụi (shrubs) theo các chỉ tiêu: tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi.
+ Điều tra thảm tươi (ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB.
Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu 03, 04.
Mẫu biểu 03: Phiếu điều tra cây bụi
Ô tiêu chuẩn số:..., loại rừng:...lô:..., khoảnh:...Hộ GĐ:...
Ngày điều tra:..., người điều tra:...Đơn vị quản lý ...
Diện tích OTC:..., độ dốc:..., hướng phơi: ...
ODB TT Loài Htb (m) Dt (m) CP (%) Sinh trưởng 1
...
Mẫu biểu 04: Phiếu điều tra thảm tươi
Ô tiêu chuẩn số:..., loại rừng :...lô:..., khoảnh: ...Hộ GĐ:...
Ngày điều tra:..., người điều tra :...Đơn vị quản lý ...
Diện tích OTC:..., độ dốc:..., hướng phơi:...
ODB TT Loài Htb (m) CP (%) Sinh trưởng Ghi chú