CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN KẾT CẤU MÁY CẢI TIẾN
3.1.1. Các thông số kỹ thuật và kết cấu của máy kéo Kubota L1500
Hình 3.1. Máy kéo Kubota L1500 (cũ) - Công ty sản xuất: Kubota Nhật Bản.
- Thông số kỹ thuật máy cày Kubota L1500:
+ Model: Kubota L1500 + Công suất: 15 mã lực
+ Động cơ Diesel – 4 kỳ, xi lanh đứng; Số xi lanh: 2.
+ Tốc độ vòng quay động cơ: n = 3000 v/p.
+ Dẫn động: 2WD (1cầu chủ động).
+ Kết cấu nửa khung; Cơ cấu treo thủy lực 3 điểm treo, đặt sau máy kéo.
+ Cơ cấu lái cơ học, không trợ lực.
+ Hệ thống truyền lực có 2 tầng số, cơ học, phân cấp có 4 số tiến và 4 số lùi.
+ Tốc độ di chuyển V từ 0 đến 18 km/h.
+ Chi phí nhiên liệu trên giờ làm việc: 2 - 4 lít/h.
+ Chi phí lao động: 1 người điều khiển.
+ Trọng lượng ướt: 700 kg
- Kích thước máy: 1100mm x 1500mm x 2200mm
Chiều dài cơ sở: 1300 mm
- Trang bị làm việc: Hệ thống nâng hạ thủy lực sử dụng bơm thủy lực bánh răng, áp suất P = 56 kG/cm2, lưu lượng 53 l/ph. 2 xi lanh thủy lực chính: D = 50 mm;
L = 500mm – 900 mm.
- Chức năng làm việc chính: tạo ra lực kéo lớn nhất theo phương ngang F = 300- 450 kG (khi đủ bám).
- Tải trọng tập trung lên 2 bánh sau chiếm 2/3 khối lượng máy kéo (nhằm tăng trọng lượng bám).
- Dòng sản phẩm: Máy kéo cỡ trung, 4 bánh, nhóm máy kéo vạn năng, dùng trong nông nghiệp nông hộ, máy liên kết với các loại máy công tác, có thể làm rất nhiều công việc trong nông nghiệp từ khâu làm đất (cày, bừa, phay, lồng), gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển…
- Máy kéo Kubota Nhật Bản là dòng máy rất phù hợp với đặc thù đồng ruộng Việt Nam. Máy đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ nông nghiệp như cày, xới, kéo, bừa... Máy cày Kubota Nhật Bản hoạt động bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu
- Máy cày Kubota L1500 là dòng máy phổ thông, đời trung, cũng đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản từ những năm 1960 đến nay.
3.1.2 Phân tích, lựa chọn kết cấu cải tiến liên kết với máy kéo Kubota L1500:
Hình 3.2. Sơ đồ ngang kết cấu xúc lật dự kiến bố trí trên Kubota L1500 a) Phân tích kết cấu và vị trí bộ phận xúc lật:
Ngày nay máy xúc lật được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thi công máy xây dựng cơ bản. Để thiết kế một máy xúc lật có thể có nhiều phương án, mỗi phương án thiết kế được căn cứ trên tính chất, điều kiện làm việc của máy và yêu cầu về hiệu quả kinh tế trong quá trình thi công và một số yếu tố khác nữa.
Căn cứ theo điều kiện làm việc và tính chất công việc của máy xúc lật ta có thể đưa ra 2 phương án thiết kế sau:
Thiết kế cải tiến máy xúc lật làm việc tại các đô thị được dùng để làm các công việc vệ sinh đô thị với điều kiện làm việc đơn giản nhẹ nhàng như: tải trọng nâng đổ nhỏ, tính chất công việc đơn giản. Do đó phương án này thường là thiết kế máy xúc lật bánh lốp mini và có tính vạn năng cao, thường máy được gắn thêm bộ công tác gầu xúc ở phía trước.
Hình 3.3.Máy kéo được gắn thêm bộ công tác gầu xúc ở phía trước
Với các máy xúc đào dùng cho công trình gắn trên máy kéo, thường được bố trí cơ cấu xúc đào phía sau. Hình 3.4.
Hình 3.4. Máy kéo được gắn thêm bộ công tác gầu xúc ở phía sau
b) Chọn kết cấu liên kết với máy kéo
Chúng tôi chọn kết cấu bộ phận xúc lật liên kết với máy kéo phía trước, lý do:
- Để thuận tiện cho điều khiển, quan sát khi đẩy xúc và nâng, trút vật liệu.
- Phía sau vẫn liên kết với các máy nông nghiệp khi thay đổi chức năng làm việc.
- Có sẵn các vị trí liên kết trên phần nửa khung trước của máy kéo, không thay đổi khung của máy kéo.
- Khả năng di chuyển ổn định, chống lật dọc tốt hơn do nửa phần thân sau có khối lượng lớn trở thành đối trọng khi nâng gầu xúc.
Nhược điểm của phương án này là: tải trọng chuyển lên 2 bánh hướng dẫn lớn, lực quay lái lớn hơn khi vận chuyển có tải trọng của gầu.