CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

2.3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Bảng 2.1. Chỉ số thanh khoản của ACB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị: % Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tài sản thanh khoản/Tổng

vốn huy động 77.12 80.15 83.43 72.21 74.97 73.56 76.53 Tài sản thanh khoản/Tổng

tài sản Có 64.56 68.16 67.19 64.12 65.56 70.12 71.45 Vốn chủ sở hữu/Tổng vốn

huy động 7.31 6.79 6.64 7.57 7.01 6.51 6.64

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài

sản Có 6.35 6.02 5.64 6.90 6.35 6.02 6.92

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Rủi ro thanh khoản là nguy cơ mà ACB không thể tiến hành chi trả những nghĩa vụ tài chính khi đến hạn cũng như không tìm được nguồn vốn đưa vào khi khách hàng muốn rút. Kết quả của việc này là ngân hàng mất khả năng thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn của khách hàng và không thực hiện được đúng các cam kết của mình. Cụ thể, ngày 21/08/2012, khách hàng nghe tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và đồng loạt đi rút tiền do không còn an tâm khi gửi tiền tại ACB. NHNN chi nhánh TP.HCM đã hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng cho ACB (Cẩm Tú, 2017). Sự kiện này cho thấy những khó khăn của ACB trong những năm 2011, 2012.

Tuy nhiên những năm sau đó nhờ vào chính sách tái cơ cấu đúng đắn, ACB vẫn tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tài sản thanh khoản/huy động tiền gửi khách hàng ở mức 76.53% và tỷ lệ này duy trì khá ổn định qua các năm, dao động trong khoảng 72-80%. Chất lượng tài sản được cải thiện với cơ cấu bảng tổng kết tài sản liên tục có sự dịch chuyển theo hướng lành mạnh hơn. Cuối năm 2017, tài sản thanh khoản/tổng tài sản đạt 71.45%, tăng hơn 10% so với năm 2011.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhu cầu vốn của thị trường ngày càng cao do sự phát triển của kinh tế cũng như của các thương vụ đầu tư, trong khi nguồn cung vốn của ACB khá dồi dào (Trương Ngọc Chân và Phạm Đức Tài, 2017). Đây là điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng cũng như thể hiện khả năng thanh khoản đã phục hồi trong những năm gần đây.

Đối với mảng an toàn vốn, ACB là một trong 10 ngân hàng được chọn thí điểm áp dụng Basel II, vì vậy, ngân hàng đã chủ động cải thiện các hệ số an toàn vốn (CAR) thông qua nhiều biện pháp như phát hành hơn 3,000 tỷ trái phiếu vốn cấp 2 (Tier 2) và cải thiện danh mục tài sản có rủi ro. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và an toàn vốn hợp nhất đạt lần lượt 11.49% và 7.77%, tỷ lệ này được cải thiện liên tục qua các năm, đảm bảo nhu cầu về an toàn vốn theo TT 36/2014/TTNHNN (Báo cáo thường niên, 2017).

2.3.2. Vấn đề về nợ xấu

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. ACB được yêu cầu sử dụng kết quả phân loại rủi ro tín dụng do Trung tâm Thông tin Tín dụng thuộc NHNN Việt Nam (CIC) cung cấp để phân loại các khoản nợ. Trong trường hợp một khách hàng có hai khoản nợ trở lên với ACB, mà trong số đó có một khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao thì ACB sẽ phân loại các khoản nợ còn lại vào nhóm nợ có rủi ro tương ứng. ACB thực hiện phân loại tất cả các khoản nợ (bao gồm cả khoản vay hợp vốn) của khách hàng vào nhóm rủi ro cao nhất theo kết quả phân loại nợ của các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn khi ACB tham gia cho vay hợp vốn.

Ngoài ra, theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro của ACB các khoản nợ xấu được xử lý rủi ro tín dụng sau khi đã xem xét mọi nỗ lực cần thiết cần để thu hồi khoản nợ, bao gồm cả các hành động pháp lý mà không có kết quả. Việc các khoản cho vay khách hàng sẽ được xử lý bằng nguồn dự phòng khi được giải thể (đối với trường hợp khách hàng vay là tổ chức) hoặc phân loại vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng vay chết hoặc mất tích (đối với trường hợp khách hàng vay là cá nhân) hoặc khi khách hàng vay bị phá sản. Số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lý rủi ro, bao gồm số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm được ghi chép vào báo cáo kết quả kinh

doanh hợp nhất. Các khoản nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng được ghi nhận vào tài khoản ngoại bảng phù hợp để theo dõi.

Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2011 – 2017

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ xấu (tỷ đồng) 2,670 2,571 3,243 2,533 1,771 1,421 1,390 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.7 2.5 3.0 2.2 1.3 0.88 0.71 Dự phòng/tổng nợ

xấu (%)

61 58 48 62 87 126 133

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) giảm mạnh về mức 0.71% so với mức 2.7% vào cuối năm 2011. Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ giảm từ 3.1% năm 2011 xuống còn 0.94% vào cuối năm 2017. Quỹ dự phòng đạt 133% tổng quy mô nợ xấu vào năm 2017. Thông qua đó có thể thấy chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu giảm mạnh.

Cụ thể, năm 2016, ACB tiếp tục kiên định và quyết liệt trong việc xử lý nợ xấu cũng như trích lập dự phòng nhằm nâng cao chất lượng tài sản. Đến cuối năm, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1,421 tỷ đồng, tương đương 0.88% tổng dư nợ, giảm mạnh 20% nợ xấu về giá trị tuyệt đối, giảm 0.43% về tỷ lệ, thấp hơn rất nhiều so với mức tiêu chuẩn dưới 3% của toàn ngành. Tỷ lệ dự phòng/tổng nợ xấu cũng liên tục được cải thiện và đạt mức kỷ lục 126%. Đến năm 2017, tổng số nợ xấu của ACB giảm còn 1,390 tỷ đồng và dự phòng/tổng nợ xấu là 133%. Để đạt được kết quả này, Ban điều hành, Ủy ban Tín dụng và Ủy ban Quản lý rủi ro của ACB đã liên tục điều chỉnh, cập nhật kịp thời các định hướng chính sách trong việc thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng, đảm bảo ACB luôn ứng xử đúng đắn, kịp thời đối với những rủi ro phát sinh trên thị trường, đồng thời cũng đáp ứng kịp thời và phục vụ tốt những nhu cầu của khách hàng (Báo cáo thường niên, 2017).

2.3.3. Vấn đề huy động vốn

Biểu đồ 2.4. Vốn huy động của ACB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB qua các năm

Về nguồn vốn huy động, nhìn chung nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng cao ở mức 45.59% từ 142,218 tỷ đồng năm 2011 đến 241,393 tỷ đồng năm 2017. Dù bị rơi vào khủng hoảng lớn năm 2011 và 2012, nhưng số vốn huy động trong những năm sau đó của ACB vẫn ở mức tăng trưởng cao. Điều này cho khách hàng đã không bỏ rơi ACB trong những nỗ lực để dần khôi phục lại ngân hàng có vốn cổ phần tư nhân lớn mạnh nhất một thời.

Cụ thể, tháng 6/2016 ACB đã huy động được 1,000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu với thời hạn 5 năm 1 ngày. Lãi suất này ở con số 8.5%/năm trong kỳ đầu tiên và áp dụng mức lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu thêm 2% đối với các kỳ hạn sau đó (Thông báo phát hành trái phiếu ra công chúng, 2016). Trong tháng 11 – 12/2016 ACB đã phát hành riêng lẻ thêm 1,054 tỷ đồng trái phiếu.

Việc huy động vốn có tác dụng hỗ trợ ngân hàng phong phú các nguồn huy động vốn, bổ sung vốn tự có và nguồn vốn cấp 2, giúp khách hàng có sự phục vụ tốt nhất cũng như giảm thiểu những nguy cơ trong thanh khoản và chênh lệch lãi suất giữa các kì hạn trong việc sử dụng vốn và huy động vốn.

142,218 125,234

138,111 154,614

174,919

207,051

241,393

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2011

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Thông qua các phân tích nêu trên, có thể nhận thấy ACB đã thật sự có những chiến lược đúng đắn trong quá trình không ngừng nâng cao vị thế của mình trên thị trường tài chính và giải quyết khủng hoảng.

2.3.4. Vấn đề dịch vụ ngân hàng điện tử

Hiện nay, tại Việt Nam, DVNHĐT ngày càng phát triển mạnh mẽ, cụ thể là tại Agribank, Vietcombank, BIDV, HD Bank. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu ở các ngân hàng kể trên ở mức cao so với ACB. Để không bị tụt hậu về công nghệ cũng như sụt giảm về doanh thu trong tương lai, ACB cần tập trung vào vấn đề phát triển DVNHĐT.

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ ngân hàng điện tử một số ngân hàng

Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng (%) 2016 2017

Agribank 25% 28%

VCB 37% 41%

BIDV 31% 35%

HD Bank 24% 29%

ACB 27% 35%

Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo của các ngân hàng

Theo kết quả thống kê về tốc độ tăng trưởng doanh số DVNHĐT một số ngân hàng lớn tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2017, cho thấy, tất cả các ngân hàng đều có sự tăng trưởng rất tốt, đều trên 20%/ năm. Đặc biệt trong năm 2017, VCB có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt trên 40%, ACB cùng với BIDV ở nhóm thứ hai với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30% trong năm 2017.

Trong suốt thời gian qua, nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm tiện ích để thỏa mãn thị trường ngày càng phát triển, ACB đã không ngừng cung cấp và phát triển nhiều dịch vụ mới. Số lượng khách sử dụng dịch vụ Mobile banking bị giảm xuống khi lượng khách hàng đã chuyển sang các dịch vụ và sản phẩm mới như dịch

vụ thu hộ tiền điện, Call center... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm và hạn chế trong tính năng dịch vụ (Internet banking, Mobile Banking).

Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của NHĐT ở các ngân hàng khác, ACB phải tìm cách để nâng cao vị thế của mình trong thị trường là một điều quan trọng. Để làm được điều này ACB cần tìm ra cốt lõi của việc phát triển DVNHĐT để từ đó có thể có chiến lược phát triển đúng đắn. Ngoài ra, chất lượng và tiềm năng để phát triển DVNHĐT tại ACB nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế. Chưa có một nghiên cứu nghiêm túc nào nhằm đánh giá toàn diện các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển DVNHĐT tại ACB. Trong khi, tác giả nhìn nhận dưới góc nhìn của ACB cụ thể là các nhân viên ngân hàng thì sẽ cho kết quả chính xác hơn. Bởi lẽ, họ là những người hiểu rõ nhất hoạt động của ngân hàng và cũng có cách nhìn khách quan nhất đối với việc cải thiện nơi làm việc của chính họ để có nguồn thu nhập và phúc lợi tốt hơn. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên ý tưởng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)