3.2.1. Giải pháp phòng chống phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội Để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần có một môi trường chính trị - xã hội tốt. Điều đó đòi hỏi mỗi cấp uỷ đảng và chính quyền đặc biết là cấp cơ sở phải lãnh đạo, điều hành xử lý tốt các vấn đề có thể gây mất ổn định chính trị- xã hội ngay tại địa phương do mình phụ trách, nhất là điểm nóng chính trị- xã hội.
Trong việc xử lý điểm nóng, công tác dân vận cần được coi là việc làm có hiệu quả cao. Dân vận là hoạt động cơ bản của các chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực chính trị. Theo Hồ Chí Minh: "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc mà Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho". Công tác dân vận có vai trò quan trọng, từ việc phòng ngừa, ngăn chặn không để điểm nóng phát sinh đến việc tham gia có hiệu quả vào việc xử lý điểm nóng và ổn định tình hình sau khi điểm nóng được xử lý. Chính vỉ vậy, với đặc thù chuyên môn công tác trong hệ thống Đoàn Thanh niên, bản thân xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là,tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở cũng như các tầng lớp nhân dân về vai trò, nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng, của chính quyền đối với việc phòng ngừa và ngăn chặn điểm nóng chính trị - xã hội
Nhận thức đó trước hết phải chuyển biến từ trong cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp. Phải làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp thấy rõ công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng ta. Công tác dân vận không chỉ đi trước, mà phải đi cùng và đi sau mỗi một sự kiện, đồng thời công tác dân vận
phải trở thành yếu tố tham gia vào tất cả các quá trình của sự kiện ấy; từ đó nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, làm tốt công tác vận động, giáo dục, thuyết phục nhân dân.
Hai là, Tham gia làm tốt công tác xây dựng đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở; tăng cường công tác dân vận của cả hệ thống chính trị.
Đây là nhiệm vụ, giải pháp vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, là điều kiện quan trọng nhất để ngăn ngừa điểm nóng chính trị- xã hội. Vì vậy công tác dân vận cần phối hợp làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Kiên quyết, kiên trì thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 ( khoá XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.
Tăng cường công tác vận động quần chúng của Đảng; coi trọng việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ đảng viên, gắn trách nhiệm đảng viên và người đứng đầu các tổ chức mặt trận, đoàn thể làm tốt công tác vận động quần chúng. Phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, phát huy dân chủ, thực hiện tốt dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân, xây dựng chính quyền vững mạnh. Đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức.
Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở .
Ba là, cơ quan tham mưu về công tác dân vận cần thường xuyên cử cán bộ bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý tốt các vấn đề tư tưởng nảy sinh từ cơ sở.
những người làm công tác dân vận cần phải bám sát địa bàn, nắm chắc đối tượng, thường xuyên đi cơ sở. Cần có kế hoạch cử cán bộ để nắm chắc tình hình tư tưởng của dân, tham mưu cho chính quyền giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhân dân, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của dân, không để kẻ xấu và các lực lượng thù địch lôi kéo, kích động tạo điểm nóng. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải có chương trình, kế hoạch thường xuyên cử cán bộ đi thực tế ở các địa phương, cơ sở, tạo quan hệ gần gũi với quần chúng nhân dân, qua đó củng cố và nâng cao niềm tin, góp phần hạn chế những tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc trong nhân dân.
Bốn là, coi trọng thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện tốt việc công khai hoá các hoạt động của chính quyền để nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra. Cấp ủy, chính quyền cơ sở cần hướng dẫn, chỉ đạo, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, trực tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước, các hoạt động tự quản ở địa bàn dân cư, thực hiện dân chủ, công khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong việc bàn bạc, quyết định những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Định kỳ chính quyền phải báo cáo công việc trước dân, tiếp và trả lời thắc mắc, khiếu kiện của dân; tạo điều kiện cho các đoàn thể, quần chúng nhân dân kiểm tra giám sát hoạt động của chính quyền của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên chủ chốt trong tổ chức Đảng, chính quyền.
Do vậy để giữ vững ổn định chính trị- xã hội thì một trong các giải pháp tối ưu là cần phát huy vai trò của công tác dân vận trong phòng ngừa và ngăn chặn không để điểm nóng phát sinh, đó chính là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lượcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
3.2.2. Giải pháp xử lý khi điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra
Để có thể cải thiện và ứng phó nhanh với điểm nóng chính trị - xã hội đang xảy ra thì cần phải tiến hành các biện pháp sau và đặc biệt phải theo quy trình cụ thể:
Thứ nhất, cần tăng cường việc nắm tình hình khi xảy ra điểm nóng, sau đó phân tích nguyên nhân và nhận dạng mâu thuẫn để từ đó có biện pháp xử lý sao cho phù hợp với tình hình. Đối với sự việc trên thì cần phải xác định được số lượng quần chúng tham gia biểu tình, chống đối; thành phần tham gia, đối tượng tham gia; hình thức tổ chức lực lượng… Họ nêu những yêu sách gì? Những yêu sách ấy phải do cơ quan nào giải quyết? Ai là người cầm đầu? Số lượng những người quá khích? Những âm mưu và thủ đoạn? Họ có quan hệ và được sự chỉ đạo của các lực lượng phản động trong nước và ngoài nước hay không? Có như vậy mới xử lý vấn đề được nhanh nhạy và có phương án thích hợp để dập tắt điểm nóng.
Thứ hai, sử dụng linh hoạt các phương thức giải quyết đặc biệt là sử dụng phương tiện thông tin hiệu quả hơn trong quá trình điểm nóng diễn ra sẽ giúp thông tin đến với người dân nhanh hơn và mang tính tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức người biểu tình để hạn chế các hành vi quá khích, hoặc bị dụ dỗ lôi kéo phá hoại, đập phá tài sản…Đối với những trường hợp chống đối thì cần phải sử dụng biện pháp mạnh như biện pháp cưỡng chế, trấn áp để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Việc sử dụng các phương thức giải quyết cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Cần phải kết hợp sự kiên định về nguyên tắc với sự mềm dẻo, linh hoạt về biện pháp. Về nguyên tắc chỉ đạo, có những nguyên tắc chung về quan điểm, đường lối, có những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cho từng điểm. Cần phải có sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đặc biệt là không được mất phương hướng chính trị, nản chí đấu tranh khi gặp những tình huống phức tạp. Cần kiên định lập trường kiên quyết giữ vững quyền lực chính trị.
Nhưng những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề lại phải dựa trên nguyên tắc
“tùy cơ ứng biến”, không được cứng nhắc, máy móc.
đầu lựa chọn giải pháp bất đắc dĩ. Đối với trường hợp nhân dân biểu tình chống đối chính quyền có lẽ không nên áp dụng ngay từ đầu những giải pháp cưỡng chế, trấn áp mà trước hết cần phải áp dụng giải pháp tuyên truyền, thuyết phục, thương lượng... Nhưng đối với trường hợp lực lượng phản động gây bạo loạn, chống đối chính quyền nhà nước thì có thể việc dùng lực lượng công an, quân đội dập tắt ngay từ đầu lại là cần thiết.
- Trong bất kỳ tình huống nào cũng phải dựa vào dân. Khi giải quyết điểm nóng, việc làm phân hoá quần chúng lôi cuốn được quần chúng về phía mình là một điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì chỉ khi tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của đa số quần chúng thì chúng ta mới có thể giải quyết được điểm nóng. Do vậy, cần phải kiên nhẫn, biết tin vào dân ngay cả khi họ ở trong trạng thái giận dữ, có những hành vi bất nhã; xúc phạm đến chúng ta. Cần phải tuyên truyền, thuyết phục họ, kiềm chế bản thân và đặc biệt không được có những hành vi trả đũa tương xứng.
Thứ ba, khắc phục hậu quả khi điểm nóng được dập tắt. Khi giải tán được đám đông và xử lý những người đứng đầu thì điểm nóng về cơ bản đã được dập tắt.
Công việc tiếp theo là phải áp dụng những giải pháp để đưa xã hội trở lại hoạt động ổn định bình thường. Trước hết, phải đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
Khắc phục những thiệt hại về người và của. Giải quyết tốt những công việc này mới tạo điều kiện ổn định xã hội. Điều quan trọng là phải phân định rõ đúng sai, xử lý đúng mức những người vi phạm trong khi nổ ra điểm nóng. Như vậy công tác thanh tra phải được triển khai kịp thời và phải có kết luận rõ ràng. Kết luận của thanh tra cần được công bố công khai, có sự thảo luận, đối chứng, làm rõ đúng sai.
Để cho những kết luận của thanh tra đúng với thực tế khách quan, được đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ, những người sai phạm cần phải thừa nhận những sai lầm khuyết điểm của mình. Sau công tác thanh tra, cần tiến hành xử lý những người vi phạm. Tùy theo mức độ vi phạm của từng người mà có thể có mức xử lý khác
nhau từ xử phạt hành chính, tới hình thức truy tố trước pháp luật đối với bọn phản động, kẻ xấu lợi dụng, kích động quần chúng, đập phá tài sản, chiếm đoạt tài sản...
Thứ tư, rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải pháp để điểm nóng không tái phát. Rút kinh nghiệm về công tác quản lý khi xảy ra điểm nóng: công tác quản lý có hiệu quả không? Những mặt nào cần khắc phục? Bên cạnh đó việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý có thật sự linh hoạt chưa, để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Căn cứ vào tình hình thực tiễn từ đó đưa ra dự báo về việc điểm nóng có bùng phát trở lại không và phải đảm bảo các lực lượng cảnh sát, công an túc trực thường xuyên tại các địa bàn diễn ra điểm nóng để hạn chế nguy cơ bùng phát trở lại của điểm nóng.