3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Theo dõi bằng phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm 2 khóm cố định, 7 ngày theo dõi 1 lần.
2.3.2.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển a. Giai đoạn mạ
- Số lá mạ trước khi nhổ cấy: tính từ lá thứ nhất trở đi trừ lá bao và lá không hoàn toàn.
- Phương pháp xác định số lá mạ: sử dụng phương pháp chấm điểm “3 phần”.
+ Khi lá vừa mới xuất hiện, bản lá chưa xòe tính 0,2 lá.
+ Khi lá mở được một nửa được tính 0,5 lá.
+ Khi lá mở gần hết(nếu vuốt lên thì dài bằng lá ra ngay trước đó) tính 0,8 lá.
b. Giai đoạn sau cấy
- Giai đoạn bén rễ hồi xanh: tính từ khi cấy đến khi có 85% số cây bén rễ hồi xanh.
- Giai đoạn đẻ nhánh:
+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh(10% số cây đẻ nhánh dài 1cm nhô ra khỏi bẹ lá).
+ Ngày kết thúc đẻ nhánh(ngày có số nhánh đẻ không đổi).
- Giai đoạn trổ bông:
+ Ngày bắt đầu trổ(10% số cây có tối thiểu 1 bông trổ lên khỏi bẹ lá đòng 5cm).
+ Ngày trổ tập trung(50% số cây trổ).
+ Ngày kết thúc trổ(80-85% số bông của các khóm trổ khỏi bẹ lá đòng 5cm).
- Giai đoạn chín:
+ Ngày chín hoàn toàn(85 số hạt/bông chín).
+ Tổng thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi khoảng 85 đến 90% số hạt trên bông chín.
c. Các chỉ tiêu sinh trưởng
- Động thái đẻ nhánh: theo dõi từ khi bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ nhánh, định kỳ 7 ngày/lần.
- Động thái ra lá: theo dõi 7 ngày/lần.
- Động thái tăng trưởng chiều cao cây: theo dõi 7 ngày/lần.
- Chiều cao cây cuối cùng: đo vào giai đoạn chín, đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất(không tính râu hạt), số cây mẫu: 10 cây.
d. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận
Theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phương pháp của Viện lúa quốc tế IRRI và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa (QCVN:01-55/2011/BNNPTNT) về một số sâu bệnh hại chính thường gặp trên đồng ruộng như: bệnh đạo ôn, bệnh đốm nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân,…
- Bệnh đạo ôn hại lá:
+ Giai đoạn: mạ đẻ nhánh
+ Phương pháp đánh giá: quan sát vết bệnh gây hại trên lá.
+ Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không có vết bệnh.
Điểm 1: vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
Điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1÷2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.
Điểm 3: dạng vết bệnh như ở điểm 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên.
Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá <4% diện tích lá.
Điểm 5: vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá.
Điểm 6: vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá.
Điểm 7: vết bệnh điển hình: 26-50 diện tích lá.
Điểm 8: vết bệnh điển hình: 51-75% diện tích lá.
Điểm 9: hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.
- Bệnh đạo ôn cổ bông:
+ Giai đoạn: vào chắc.
+ Phương pháp đánh giá: quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông..
+ Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không có vết bệnh.
Điểm 1: vết bệnh có trên vài cuống bông.
Điểm 3: vết bệnh có trên vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
Điểm 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ phía dưới trục bông.
Điểm 7: vết bệnh bao quanh toàn cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
Điểm 9: vết bệnh bao quanh hoàn toàn cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất, hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc ít hơn 30%.
- Bệnh bạc lá:
+ Giai đoạn: làm đòngvào chắc.
+ Phương pháp đánh giá: quan sát diện tích vết bệnh trên lá.
+ Mức độ biểu hiện:
Điểm 1: 1-5% diện tích vết bệnh trên lá.
Điểm 3: 6÷12% diện tích vết bệnh trên lá.
Điểm 5: 13÷25% diện tích vết bệnh trên lá.
Điểm 7: 26÷50% diện tích vết bệnh trên lá.
Điểm 9: 51÷100% diện tích vết bệnh trên lá.
- Bệnh khô vằn:
+ Giai đoạn: chín sữavào chắc.
+ Phương pháp đánh giá: quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá(biểu thị bằng % so với chiều cao cây).
+ Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không có triệu chứng.
Điểm 1: vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây Điểm 3: vết bệnh 20÷30% chiều cao cây Điểm 5: vết bệnh 31÷45 chiều cao cây Điểm 7: vết bệnh 46÷65 chiều cao cây Điểm 9: vết bệnh >65% chiều cao cây - Bệnh đốm nâu:
+ Giai đoạn: làm đòngchín + Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không có vết bệnh
Điểm 1: <4% diện tích vết bệnh trên lá Điểm 3: 4÷10% diện tích vết bệnh trên lá Điểm 5: 11÷25 diện tích vết bệnh trên lá Điểm 7: 26÷75 diện tích vết bệnh trên lá Điểm 9: >76% diện tích vết bệnh trên lá - Sâu đục thân:
+ Giai đoạn: đẻ nhánhlàm đòng, vào chắcchín
+ Phương pháp đánh giá: quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc + Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không bị hại
Điểm 1: 1÷10% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 3: 11÷20% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 5: 21÷30% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 7: 31÷50% số dảnh chết hoặc bông bạc Điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc - Sâu cuốn lá:
+ Giai đoạn: đẻ nhánhchín
+ Phương pháp đánh giá: quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống
+ Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không bị hại Điểm 1: 1÷10% cây bị hại Điểm 3: 11÷20% cây bị hại Điểm 5: 21÷35% cây bị hại Điểm 7: 36÷51% cây bị hại Điểm 9: >51% cây bị hại - Rầy nâu:
+ Giai đoạn: đẻ nhánhchín
+ Phương pháp đánh giá: quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết + Mức độ biểu hiện:
Điểm 0: không bị hại
Điểm 1: hơi biến vàng trên một số cây
Điểm 3: lá biến vàng bộ phận chưa bị cháy rầy
Điểm 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng
Điểm 7: hơn một nửa số cây bị héo hoặc bị cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng Điểm 9: tất cả cây bị chết
e. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số bông/khóm
- Số hạt/bông
- Số hạt chắc/bông: trước khi thu, lấy ngẫu nhiên 10 bông chính của 10 cây đại diện/ô để đếm số hạt chắc, tính tỷ lệ hạt lép.
- Khối lượng 1.000 hạt: mỗi lần lặp lại lấy 1.000 hạt phơi khô, cân và lấy kết quả trung bình của 3 lần lặp lại.
- Năng suất lý thuyết(NSLT):
Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1.000 hạt NSLT(tạ/ha) =
10.000
- Năng suất thực thu(NSTT): thu hoạch riêng từng ô, phơi khô đạt ẩm độ 14%, làm sạch và tính năng suất thực thu quy ra tạ/ha.