Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.1 Mô hình nghiên cứu

Mô hình cơ bản phân tích kiều hối có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Barro - 1989, 1991) có dạng:

yit = (β1 – 1)Yt-1 + β2Xi,t + βt + ài + Ԑi,t (1a) Trong đó

∆y: là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực Y: là GDP bình quân đầu người thực

X: là vectơ của các biến được trình bày trong mô hình tăng trưởng tiêu chuẩn bao gồm: tỷ lệ vốn đầu tư nội địa trên GDP, tỷ lệ lạm phát, biến đại diện nhân lực, tỷ số tiêu dùng của chính phủ trên GDP đại diện cho chi tiêu của chính phủ, độ mở thương mại.

Ԑi,t: là sai số ngẫu nhiên trong mô hình.

βt: tác động của những biến số thay đổi theo thời gian nhưng lại có tác động như nhau giữa các quốc gia.

ài: tỏc động của những biến số khỏc nhau giữa cỏc quốc gia nhưng rất ớt hay không thay đổi theo thời gian.

β1 – 1: là hệ số hội tụ

Trong bài nghiên cứu thì kiều hối và sự tăng trưởng tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy ta có thể mở rộng phương trình (1a) theo cách thức sau:

YPCGi,t = (β1 – 1)YPCRi,t-1+ β2Xi,t + β3REMYit + β4REMVit + β5FDit + β6(REMY.FD)it + βt + ài + Ԑi,t (1b)

Trong đó:

YPCGi,t : là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực ở quốc gia i tại thời điểm t.

YPCRi,t : GDP bình quân đầu người thực ở quốc gia i tại thời điểm t-1 hay còn gọi là biến trễ của biến GDP bình quân đầu người thực với độ trễ là 1.

Xi,t: các biến kiểm soát mà kiều hối có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được trình bày trong mô hình tăng trưởng tiêu chuẩn bao gồm: tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP, tỷ lệ lạm phát, biến đại diện nhân lực, tỷ số tiêu dùng của chính phủ trên GDP đại diện cho chi tiêu của chính phủ, độ mở thương mại. Chi tiết của các biến đó như sau:

INF: tỷ lệ lạm phát của quốc gia i tại thời điểm t (%). Theo Nyamongoa, E.

et al. (2012) cho rằng tỷ lệ lạm phát giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên hầu hết một số lý thuyết lại cho rằng tỷ lệ lạm phát tương quan nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế.

GI: tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP (% GDP). Hầu hết các lý thuyết đều cho rằng đầu tư nội địa đồng biến với sự tăng trưởng kinh tế.

GER: tỷ lệ nhập học bậc tiểu học (cả nam và nữ). Paola Giuliano (2005) và Nyamongoa, E. et al đều sử dụng biến này đại diện cho nguồn nhân lực và đều dự đoán biến nhân lực sẽ tương quan dương với tăng trưởng kinh tế.

TR: độ mở thương mại tức tỷ lệ tổng xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP (%GDP). Biến này được dự đoán là có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế.

REMYit: là khối lượng kiều hối một quốc gia i nhận được từ nước ngoài trên GDP trong thời gian t. Như đã trình bày ở công thức trên thì kiều hối khá quan trọng trong việc thể hiện sự tăng trưởng kinh tế. Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) và Rao và Hassan (2001) đã nhấn mạnh rằng kiều hối càng cao sẽ tác động càng mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên theo IMF (2005) thì kiều hối có tác động ngược chiều hoặc không tác động đến tăng trưởng kinh tế. Theo Aggarwal (2010) thì tăng trưởng tài chính càng lớn thì xu hướng tác động đến kiều hối càng mạnh.

REMVit: là độ lệch chuẩn của tỷ lệ kiều hối trên GDP của quốc gia i tiếp nhận từ nước ngoài trong thời gian t, đo lường độ biến động của kiều hối. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012), biến động kiều hối càng cao thì càng làm hạn chế sự tăng trưởng kinh tế.

FDit là các chỉ số đo lường sự tăng trưởng tài chính của quốc gia i trong thời gian t. Biến tương tác này có thể là tỷ lệ tín dụng nội địa trên GDP (DC) hoặc cung tiền M2 trên GDP (M2). Theo Calderon và Liu (2003); King và Levine (1993) thì tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP được sử dụng phổ biến nhất trong việc đại diện các chỉ số đo lượng sự tăng trưởng tài chính. Tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP càng cao càng thể hiện được các nhân tố tài chính và các định chế tài chính càng lớn. Tỷ lệ này đại diện cho kích thước thực sự của hệ thống tài chính một quốc gia.

(REMY.FD)it: là biến tương tác đại diện cho sự tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố phát triển tài chính. Biến này thể hiện vai trò của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng cơ chế truyền tải của khu

vực tài chính. Sở dĩ có hai biến tương tác trong phương trình này là dựa trên sự tranh luận về việc hai biến này bổ sung hay thay thế nhau. Những người đề xướng giả thuyết thay thế cho rằng kiều hối đã làm dịu đi sự thiếu vắng các điều kiện phát triển tài chính ở các nước nhập cư, cho phép người nghèo đầu tư vào những dự án có lãi suất cao mặc dù họ gặp khó khăn trong việc xét tín dụng (theo Calderón, Fajnzylber, & López, 2007. Giuliano & Ruiz -Arranz, 2009). Mặt khác, giả thuyết hai biến này bổ sung nhau được xây dựng trên quan điểm cho rằng kiều hối và tăng trưởng tài chính hỗ trợ lẫn nhau (theo Aggarwal et al (2010) và Martínez, Soledad, Mascaró, & Moizeszowicz, (2007)). Ở đây cho thấy rằng mức độ phát triển tài chính cao hơn cho phép người di cư gửi tiền về nhà nhanh chóng và an toàn với chi phí thấp. Nếu kiều hối được truyền đi với số lượng lớn, họ có thể nhận được sự quan tâm của các tổ chức tài chính và các cơ quan nhà nước, mang lại sự cạnh tranh cao hơn giữa các tổ chức tài chính, cũng như cải cách thể chế nhằm cải tạo kênh kiều hối cho việc đầu tư sản xuất.

Nếu kết quả cho hệ số biến tương tác là âm và có ý nghĩa thống kê thì kiều hối và phát triển tài chính thay thế cho nhau trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngược lại, một chỉ số dương của biến tương tác và có ý nghĩa thống kê thì kiều hối và phát triển tài chính bổ sung cho nhau. Những nước càng có độ sâu tài chính càng tạo điều kiện thuận lợi cho kiều hối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bng 2. 1 Mô t các biến và k vng du trong mô hình nghiên cu

Biến Tên biến K vng du

YPCG Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực

YPCR GDP bình quân đầu người thực -

REMY Khối lượng kiều hối một quốc gia nhận được +

REMV Mức độ biến động của kiều hối -

M2 Cung tiền mở rộng +

DC Tín dụng của khu vực tư nhân +

M2REMY Biến tương tác giữa M2 và REMY -

DCREMY Biến tương tác giữa Dc và REMY -

INF Tỷ lệ lạm phát -

GI Tổng đầu tư +

GOV Chi tiêu của chính phủ -

GER Tỷ lệ nhập học bậc tiểu học +

TR Độ mở thương mại +

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của kiều hối, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế ở các nước châu á (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)